Hôm nay,  

Sách Mới Nhã Ca: Đường Tự Do, Saigon (58)

19/07/200600:00:00(Xem: 1938)

Bìa sách “Đường Tự Do, Saigon”

Lần đầu tiên, ‘Đường Tự Do, Saigon’ trường thiên tiểu thuyết của Nhã Ca được ấn hành thành sách. Sau hơn 40 tác phẩm đã xuất bản, đây là bộ sách “nặng ký” nhất của Nhã Ca: 4 cuốn, 2, 560 trang.

Tiểu thuyết ‘Đường Tự Do, Saigon’  đã đăng tải trên Việt Báo liên tục hơn 10 năm, từ 1993 tới 2003. Sau hai năm sửa chữa, thêm bớt, tác phẩm được sắp xếp thành bộ truyện gồm 4 cuốn.  mỗi cuốn 640 trang, có cốt truyện riêng, nhân vật riêng,  tình tiết riêng.  Tất cả hợp lại thành một trường thiên tiểu thuyết viết về những nhân vật và khung cảnh khác thường của Saigon đổi đời sau 1975. 

Sách ‘Đường Tự Do Saigon’ cuốn đầu tiên 640 trang, ấn phí 24 mỹ kim, hiện đã phát hành khắp nơi. Xin hỏi tại các hiệu sách địa phương. Bạn đọc ở xa có thể liên lac với Việt Báo đặt sách gửi tận nhà, trả bằng chi phiếu, lệnh phiếu hay thẻ tín dụng, 24 mỹ kim kể cả cước phí.  Sau đây, Việt Báo trân trọng giới thiệu mỗi ngày một đọan tiêu biểu trích từ  tác phẩm của Nhã Ca. 

Đường Tự Do Saigon:

59. Một trăm đô la Mỹ

Chương Mười Một

Tám giờ tối, từ khách sạn Cửu Long, thằng Bò lết ngược tới phía bờ sông. Hai hôm rồi nó không gặp con Quê. Dạo này con Quê bận rộn với công việc ở quán đằng sau hẻm nhà Bảnh. Chỉ có những hôm trời mưa, trong con hẻm nhỏ, bên chái một nhà hàng có mái che đống củi to, hai đứa mới gặp nhau, trú mưa qua một đêm an toàn.

Bởi vậy, cứ chiều chiều là thằng Bò dù đang trên đường đi kiếm ăn, hay chạy việc cho cô Mai Bắc ở bờ sông, nó cũng dành một ít thời gian nằm bẹp xuống, nghiêng một bên để mắt có thể nhìn lên bầu trời, coi mây có xám, đen tới cỡ đêm có cơn mưa không. Những hôm trời trong, trăng sao vời vợi, dân bụi sung sướng không phải qua một đêm dầm mưa dầm gió tả tơi thì thằng Bò lại buồn hiu hắt, hờn giận cả ông trời.

Hôm nay cũng vậy, từ chiều, đã có mấy bóng mây xám, nhưng gió thổi một lúc, biến mất. Nó vừa nghiêng người một lần nữa, chán ngắt vì thấy bầu trời điểm sao.

Ngang qua nhà Tuyết Chà, nó ngừng lại nghỉ, như thói quen vậy. Nó xổm người trên thềm nhà cô Tuyết.

Coi chuyện cũ với chàng nhạc sĩ có phần lãng quên rồi. Lóng này cô có kép mới. Cũng dân Bắc Kỳ, bị sa thải vì “lọng” bị thủng. Được cô Tuyết cưng quá trời luôn, sắm cho cái túi ngoại đeo, luôn luôn có cái cán vợt tenis lòi ra một đoạn trông sang trọng lắm. Cô Tuyết chi địa ngay cho một chiếc Dream màu đỏ và mấy cái quần bò. Có dáng, có xe, ăn mặc “mốt” nên trông “ngầu” lắm. Công việc cũng nhàn, sáng đi ăn sáng với cổ rồi ra sân. Đến tối mới gặp lại, đi ăn, rồi đưa cổ đi nhảy đầm. Bữa nghe cô Mai Bắc ngồi ăn quà kể với bạn: “Thằng chả chỉ được cái tướng chứ quê lắm, còn đầy bùn. Con Tuyết phải thuê đến mấy ông thầy tới dạy nhảy. Chăm nom cẩn thận tốn kém như thế mà cái chân thằng chả cứ như lát cuốc, bữa vô chân mình không biết lúc nào. Nghe vợ bỏ, mê một anh lính Ngụy học tập về...”

Mỗi lần thằng Bò thấy mặt thằng chả là muốn nhổ một bãi nước bọt. Đàn ông gì mà thấy bám váy quần đàn bà rõ ràng...Tiền xăng phát, tiền đóng sân tenis phát...Đứa con gái của cô Tuyết coi khinh “chú” dượng này chớ không quí mến như với anh chàng nhạc sĩ kia...Có hôm thằng chả đi rồi, thằng Bò nghe cô Tuyết chửi con bé quá sá quà xa luôn. Con bé hiền khô mà cũng quạu đáp lại: “Ừa, bộ má chửi rồi tui “nể” cái thằng “chú” ăn bám đó chắc. Xời ơi...”

“Hai...”

Thằng Bò giật mình quay ra. Tiếng nói như chim hót này, đối với nó quen quá rồi. Đúng mà. Người đàn bà ngoại quốc. Bà ta đi với hai người đàn ông ngoại quốc khác. Nó muốn cười một cái để tỏ cảm tình mà sao miệng nó không nhúc nhích được. Nó cố mở lớn cặp mắt ti hí nhìn.

“Yêm...manh khoe...tốt... không"”

Nó muốn bật cười thành tiếng. Cũng không mở miệng được luôn.

Bà ta nói một tràng với hai người kia. Rồi cả ba nhìn ngắm nó, chỉ chỏ, nói với nhau, như mấy người đi lựa heo giống hay chọn cá tôm vậy. Người đàn bà đến gần, xoa tay lên đầu nó. Bà lại nói. Nó không hiểu, lắc đầu. Nhưng dù sao, nó rất thích gặp lại người đàn bà ngoại quốc này, bốn năm tháng có, không thấy bà ta xuất hiện.

“Cha ...me...em đâu"”

Một người đàn ông ngoại quốc hỏi bằng tiếng Việt bập bẹ. Nó lắc đầu.

“Mấy tuôi..."”

Nó lắc đầu nữa.

“Có gi ăn không"”

Nó cũng lắc. Ba người trở lại với nhau bằng giọng nói của họ. Rồi người đàn ông:

“Em muôn đi hóc không"”

Nó bỗng ngoác miệng ra cười được. Mấy ông Mỹ này biết nói chơi quá. Tuy nhiên nó cũng tỏ ra biết nói chơi, gật đầu. Đi học thì còn khuya, đi “hóc” đi hốt thì được. Có hốt là có ăn rồi. Người đàn bà bỗng ngồi xuống ôm lấy mặt nó, nói một hơi. Lúc bà ta đứng dậy, trong tay nó đã có một tờ đô la trăm. Và khi cả ba đi rồi, thằng Bò không tin ở mắt mình nữa. Một trăm đô-la Mỹ! Nó đã giàu có quá.

Nó nhìn quanh coi có ai trông thấy không" Cũng có người qua lại nhưng dường như không ai để ý nó. Yên tâm, nó luồn tờ giấy vào cái túi nhỏ gài bên trong quần đùi . Mới tối qua, thằng Hôi cũng ví nó vô một con hẻm để trấn lột. Lúc đầu nó đá cho thằng Bò một cái:

“Đụ má. Mất công tao. Chẳng có cức khô gì. Tiền mày để đâu"”

“Tao xin không đủ ăn. Nếu có cũng bị tụi nó lột lấy hết làm gì còn.”

Thằng Hôi nổi máu anh hùng:

“Đứa nào lột của mày" Hả" Tao dứt tụi nó cái một. Từ nay đứa nào ăn hiếp mày, nói cho tao nghe...Mẹ, có tao ở đây mà tụi nó dám qua mặt...”

Nó gần như xách ngược thằng Bò lên. Ôi, thằng Bò đã dơ, hôi hám, nhưng so với thằng Hôi thì còn không thấm vào đâu.

“Tha cho. Này, mày bảo với cái con cụt tay, tao kêu mà không dạ là có ngày tao kêu tụi nó “bề” cho bể luôn...”

“Tao không biết. Mày nói với tao làm gì"”

Thằng Bò hết sợ, nói ngang.

“Mày ngon há mày" Tao biểu mày nói với con đó. Rồi tao sẽ tính với nó, mày là “đệ tử” của nó mà...”

Thằng Bò vênh cái mặt lên. “C...” Nó chửi. Chỉ bị thêm một cái đá. Nó bò đi. Một vài cái đá lăn lóc, với nó thường quá.

Đúng là bữa nay phải gặp con Quê. Lóng này, con Quê cũng chỉ quanh quẩn ở quán thằng Bao. Nhà này mới thêm một ông con trai “điều” từ Bắc vô. Chừng mười sáu mười bảy thôi, mặt mũi “láu cá” còn hơn hai anh nhiều. Thằng nhỏ nói giọng Bắc Kỳ rặt. Mấy bữa đầu mặc cái quần tây rộng thùng thình như nính của ai, áo sơ mi sờn vai, khoe với con Lựu là ở ngoài Bắc, nó chăn trâu giỏi lắm, mà chăn trâu cho nhà người ta chứ nhà nó con chó cũng không có. Vậy mà tuần lễ sau, gớm, ông cũng quần bò, áo sơ mi bụi không cài nút bỏ ngoài, tóc cắt bờm ngựa, trong khi bà chị dâu, vợ Bảnh, đã qua mùa chay, tóc mới trổ lởm chởm như trái chôm chôm, phải quấn một cái khăn trùm lấp lại chờ ngày tóc tai “sợi vắn sợi dài” trở lại. Mấy từ này, thằng Bò cũng nghe lóm được qua cô Mai Bắc, cô Tuyết Chà, cô Lan “đấm bóp” hay cười giỡn với nhau và kháo chuyện thiên hạ.

. . .

Kỳ tới, trích đoạn 60:  Đi Tìm Con Quê

NHÃ CA

(Trích Đường Tự Do Saigon)

-------------------------------------

Đường Tự Do Saigon *

Tiểu thuyết Nhã Ca, 640 trang
Đặt sách gửi tận nhà, trả bằng lệnh phiếu hay thẻ tín dụng:
24 mỹ kim kể cả cước phí

Liên lạc phát hành: Việt Báo
14841 Moran St.
Westminster, CA 92683
(714) 894-2500

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào trưa ngày Thứ Năm 29 tháng 2 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với hai tổ chức Asian Americans Advancing Justice (AAAJ), Asian Americans Advancing Justice Southern California (AJSOCAL) có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Trưa thứ bảy ngày 2/3/2024 trước Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc, hàng ngàn người thuộc Cộng đồng người Việt Tự do cùng Cộng đồng người Cam Bốt hải ngoại, Cộng đồng người Miến Điện tự do và Cộng đồng người Lào tự do đã tổ chức biểu tình phản đối các nhà cầm quyền độc tài cộng sản, đàn áp người dân tại các quốc gia quê nhà...
Chiều Chủ nhật 3-3-2024, tại nhà sách Tự Lực trên đường Brookhurst của thủ đô tị nạn Little Saigon, nhiều đồng hương đến dự buổi ra mắt cuốn sách thứ nhì của ca sĩ kiêm nhà văn Thanh Lan có tên là Trắng Đêm...
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Tháng 3 năm 2024, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thành lập được 14 năm. Trong gần 8 năm qua với mục đích đào tạo và khuyến khích tài năng trẻ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thực hiện chương trình "Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ" với các lớp dạy tiếng Việt, dạy múa và hát hoàn toàn miễn phí cho các em...
Theo thông lệ hằng năm vào dịp đầu Xuân các Liên Đoàn Hướng Đạo Miền Tây Nam Hoa Kỳ, thuộc Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam đều tổ chức lễ chào cờ đầu năm để giúp các em gìn giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa cũng như tập tục Việt Nam.
Vào chiều ngày Chủ Nhật 02/25/2024, nhân dịp những ngày đầu năm Giáp Thìn, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã ghé thăm và có một buổi pháp thoại tại Thiền Đường Huệ Hải. Thiền đường này được thành lập cách đây hơn một năm bởi một người học trò cũ của Thầy, hiện nay là nơi sinh hoạt của một số nhóm Phật tử ở khu vực Little Saigon.
Chánh Án Chris Phan tốt nghiệp đại học Indiana- đại học Purdue tại Indianapolis với văn bằng Cử Nhân Nghệ Thuật (BA Biology, 1996), tiến sĩ Luật khoa năm 1999 tại đại học Southern Illinois. Ông là chủ biên tạp chí luật Southern Illinois, tác giả sách “Physicians Unionization’s Impact on the Medical Profession”, Journal of Legal Medicine, March, 1999...
Hiệp Hội Phát Huy Công Lý cho người Mỹ gốc Á, Nam California (AJSOCAL) được thành lập năm 1983, là tổ chức vô vụ lợi về quyền công dân và pháp lý lớn nhất quốc gia dành cho người Mỹ gốc Á Châu và người dân các đảo Thái Bình Dương...
Hàng năm, Bộ Ngoại giao chấp thuận rất nhiều thị thực cho công dân Việt Nam đến Hoa Kỳ để tham gia vào các hoạt động giải trí và biểu diễn nghệ thuật. Những chuyến thăm như vậy rất quan trọng nhằm tăng cường mối quan hệ văn hóa mật thiết giữa hai quốc gia chúng ta. Tuy nhiên, trái với tinh thần trao đổi song phương mang tính công bằng, nguyên tắc ngoại giao cơ bản của quốc tế, các nghệ sĩ Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam không được hưởng các quyền hoạt động nghệ thuật tự do giống như khi chúng tôi đón tiếp các nghệ sĩ Việt Nam.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.