Hôm nay,  

Văn Nghệ Sĩ Quận Cam Tưởng Niệm Nhà Văn Lê Xuyên

08/03/200400:00:00(Xem: 5124)
Westminster (Nguyễn Ngân) -- Trên sân khấu di ảnh của nhà văn, nhà báo Lê Xuyên được trang trí đơn sơ nhưng trang nhã trong buổi tối ngày thứ sáu 5 tháng 3-004. Vào lúc 7 giờ tối một số anh chị em trong giới văn nghệ sĩ, truyền thông và báo chí đã hiện diện ngậm ngùi nhớ về nhà văn, nhà báo Lê Xuyên. Một con ngươi khí tiết đã chịu sống nghèo khổ khi cảm thấy ngòi bút đã không thể thực hiện được những gì mình mơ ước. Ông ra đi sau 2 năm trời bệnh hoạn vì cơ cực và nghèo khổ nhưng nụ cười luôn nở trên môi. Nhà văn Văn Quang một đồng nghiệp thân thiết từ thời mới vô nghề đã thông báo tin tức này cho mọi ngươi với đôi dòng ngắn ngủi: Lê Xuyên đã ra đi lúc 21 giờ ngày 2 tháng 3 năm 2004 nhằm ngày 12 tháng 2 Giáp Thân tại tư gia số 523/238/146 Nguyễn Tri Phương Quận 10 Sàigòn.
Ngay sau đó hầu như tất cả những phương tiện truyền thông vàø báo chí hải ngoại đều đưa tin này.
Nhật báo Ngươi Việt đã lập tức tổ chức buổi tưởng niệm Lê Xuyên ngày 5 tháng 3 như đã nói trên tại phòng sinh hoạt Lê Đinh Điểu.
Trong buổi tưởng niệm người ta đã nghe Võ Long Triều,, Nguyễn Mộng Giác, Viên Linh, Thảo Trường, Phan Nhật Nam và đặc biệt Vũ Ánh Tổng Thư Ký Nhật báo Người Việt đã nói về Lê Xuyên với rất nhiều tinh cảm vì chính Lê Xuyên là người dẫn dắt Vũ Ánh vào con đường làm báo ngay từ bước đầu tiên.
Qua những trình bày của các thân hữu. Chúng ta có thể phác họa nên hình ảnh của Lê Xuyên như sau:

Tên thật là Lê Bình Tăng, sinh ngày 1 tháng 11 năm 1927 tại Cần Thơ, từng hoạt động cho Đại Việt Quốc Dân Đảng. Ông vào nghề báo bằng sự giới thiệïu của Vương Hữu Đức Tổng Thư Ký tờ Sai Gòn Mai (1963) với trách nhiệm viết tiểu thuyết trường thiên. Trước đó ông chỉ làm thơ. Tác phẩm văn xuôi đầâu tiên có tên "Chú Tư Cầu" xuất bản năm 1965 và lập tức được đón nhận nồng nhiệt đến độ từ đó ngươi ta gọi ông với biệt danh thân thương là: "Chú Tư Cầu Lê Xuyên". Tuy nhiên những tác phẩm đi sau cũng bán rất chạy như: Rặng Trâm Bầu, Vợ Thầy Hương (1965), Đêm Không Cùng(1966), Kinh Cầu Muống (1968, Vùng Bão Lửa (1969), Nguyệt Đồng Xoài (1970)..v.. v.. Nhưng Chú Tư Cầu là nổi tiếng nhất và biệt danh này đi với ông tới cuối đời.
Trong thơi gian từ năm 1963 tơi 1975 ông đã tưng giữ chúc Tổng Thư Ký cho Dân Ý, Thời Thế, Thân Phong... và được xem như là người rất tận tụy, có trách nhiệm với vai trò nặng nề của mình.
Sau biến cố năm 1975 ông đi tù, sau đó được thả về sinh sống bằng nghề bán thuốc lá lẽ trên đường Nguyễn Kim, Chợ Lớn hay bỏ bánh kẹo để sống qua ngày dù rằng không thiếu cơ hội để ông có thể cầm viết trở lại. Ông ra vào bệnh viện nhiều lần trong những năm gân đây và cũng nhờ vào sự tiếp viện của bạn bè thân hữu mến mộ ông từ những ngày hoàng kim.
Ông nằm xuống, tang lễ được Văn Quang và bằêng hữu lo chu tất và được an táng tại Bình Hưng Hòa để lại 1 vợ 3 con trong cảnh nghèo túng. Nhà nước Việt Nam dĩ nhiên không đê cập gì nhiều tới cái chết của ông dù chỉ là trong tâm tình "Nghĩa tử là nghĩa tận". Tuy nhiên những đóng góp của ông vẫn còn đó, đâu đây trên giá sách tác phẩm của Lê Xuyên dù muốn dù không vẫn hiện diện và không ai chối cãi được ông đã tạo nên một văn phong khác lạ trong dòng văn học Việt Nam cận đại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.