Hôm nay,  

CHÚC MỪNG BUỔI RA MẮT SÁCH ẤN TƯỢNG CỦA NGƯỜI-KỂ-CHUYỆN-CÓ-DUYÊN: TÁC GIẢ TT THƠ VĂN ‘TÌNH TRONG ÁNH MẮT’ LÊ TRỌNG LỘC

22/10/201910:27:00(Xem: 6739)

Nguyen Thi  Thanh Binh (1)


Bạn cứ thử tưởng tượng đi: Tác giả qua Mỹ lúc mới 11 tuổi, đã lớn lên và thành đạt trong ngành y khoa ở quê người, nhưng có lẽ vì ‘đam mê thơ văn từ nhỏ’ như tác giả tâm tình, nên năm 1986 cũng đã xuất bản tập thơ ’Khi Bóng Chiều Rơi’, và bây giờ là một Tuyển Tập Truyện Ngắn & Thơ đầy tính tự sự và cảm xúc bằng ngôn ngữ của lời ca dao Mẹ.


Nguyen Thi  Thanh Binh (2)
Chỉ điều này thôi cũng đủ để tôi trân trọng , cảm mến gởi đến tác giả một câu hỏi nhỏ trong phần Phỏng Vấn, đại khái Lê Trọng Lộc viết có dễ không, và như đã thấy đây là một tuyển tập có cả thơ lẫn văn, vậy tác giả khoái được gọi là B/S Nhà Văn hay B/S Nhà Thơ... Và câu trả lời khá là ‘có dziên’: Lộc chỉ muốn được làm một người kể chuyện có duyên! Và nhất là có lẽ chỉ muốn làm thơ tình suốt đời cho một ánh mắt tình chung là Nàng Thơ Ngọc Anh xinh đẹp tuyệt vời.


Nguyen Thi  Thanh Binh (3)
Một vài hình ảnh lưu niệm ghi nhận, để thấy rằng dù ngoài trời đang mưa như trút nước mà bên trong hội trường Ernest Cultural Center, những người tham dự vẫn có mặt đông vui và đa phần là những thành phần ‘tuổi trẻ tài cao’ được lớn lên học hỏi ở xứ người (số tiền bán sách hôm qua được tặng hết cho nhóm thiện nguyện tuổi trẻ giỏi giang hằng năm vẫn về nước chẩn bịnh, giúp đỡ đồng bào mình: Hope For Tomorrow).

Có lẽ vì thế nên bài nói chuyện sau đây của họa sĩ/ nhà văn/ Tiến Sĩ Trương Hồng Sơn ( bút hiệu Trương Vũ) mang đầy ý nghĩa gửi gấm độc đáo, xin mời quý bạn theo dõi:


Nguyen Thi  Thanh Binh (4)
CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM: VĂN HÓA VÀ TUỔI TRẺ

Trương Vũ

Cộng đồng Việt Nam hải ngoại được xây dựng từ những thảm kịch, phát sinh từ một cuộc chiến tàn khốc trên quê hương và từ những cuộc vượt biển, vượt biên kinh hoàng suốt gần mười năm sau khi cuộc chiến chấm dứt. Thảm kịch không chỉ hiên diện trên các bãi chiến trường, trong các trại cải tạo, trên biển Đông nhuộm máu và nước mắt. Nó vào tận mỗi gia đình, len lỏi vào từng con người.

Nguyen Thi  Thanh Binh (5)
Dù được xây dựng từ những thãm kịch, dù phải chịu bao cam go về tinh thần lẫn vật chất, đây vẫn là một công đồng luôn hiện hữu những khuynh hướng bảo tồn truyền thống tốt đẹp và hướng đến những giá trị cao của đời sống. Trong những năm đầu tỵ nạn, hầu hết những thành viên của cộng đồng phải đương đầu với những trở lực vô cùng lớn từ những thay đổi quá nhanh về hoàn cảnh, văn hóa, ngôn ngữ, xã hội của đời sống lưu vong trong những đất nước mà chính người dân ở đó đang có những chía rẽ trầm trọng về các chính sách của chính phủ họ trong chiến tranh cùng cách kết thúc của nó. Thế nhưng, dù trong một hoàn cảnh như vậy, từ rất sớm, đã có nhiều nổ lực tích cực trong cộng đồng Việt Nam, dấn mình vào những sinh hoạt nhằm mục tiêu lâu dài mà họ tin là thực sự cần thiết cho đời sống. Niềm tin của họ, là dù gì đi nữa, cuối cùng rồi, cộng đồng VN phải là một cộng đồng có văn hóa, của những thành viên có văn hóa, bao gồm cái văn hóa phát huy từ nguồn cội của mình. Khó ai dám nói, văn hóa Việt cao hơn các nền văn hóa khác hay cao hơn một nền văn hóa nào. Nhưng, nếu thiếu vắng phần văn hóa riêng của mình, chúng ta có thể tự hào về đời sống vật chất cao, về các thành tựu hội nhập, trong lãnh vực này lãnh vực nọ, nhưng sẽ rất khó để tự hào về các giá trị riêng của mình, như các cộng đồng Nhật Bản, Do Thái, và nhiều cộng đồng khác. Thành viên của các cộng đồng này, ngoài những giá trị phổ quát, như bao con người có gốc gác khác, họ đã và đang đóng góp những giá trị đặc thù của họ vào xứ sở mà họ đang sống, cho quê hương mới, và cho cả nhân loại.


Nguyen Thi  Thanh Binh (6)


Văn học là một phần bất khả phân của văn hóa, và biểu hiện rõ nét nhất cho trình độ văn hóa của một dân tộc, hay một cộng đồng. Văn học Việt Nam hải ngoại, ngay từ những năm đầu, đã tạo nên một thế giới riêng, một thế giới phong phú, đa dạng và thực sự của văn học. Người làm ra nó đam mê văn học và chất lượng đã đạt đến hoặc muốn đạt đến là chất lượng của văn học, không phải chỉ là một sinh hoạt chữ nghĩa nhằm đáp ứng những nhu cầu tâm lý ngắn hạn của một cộng đồng còn quá mới. Trong suốt hai thập niên tiếp theo, các tạp chí giấy như Văn Học, Hợp Lưu, Văn, và sau này, các tạp chí mạng như Tiền Vệ, Da Màu, là nơi gặp gỡ của rất nhiều nhà văn và học giả để nuôi dưỡng lòng đam mê của họ cho văn chương và nghệ thuật Việt Nam. Những nổ lực này cũng đã tạo cảm hứng cho giới trẻ Việt lớn lên trong các quốc gia Tây Phương phát triễn năng khiếu của họ để trở thành nhà văn, nhà thơ, học giả của thế giới Việt ngữ. Người đọc sách Việt Nam, trong hay ngoài nước, bắt đầu chứng kiến sự xuất hiện ở hải ngoại những tài năng của văn học Việt Nam thời hậu chiến. Nhiều người trong số này, khi bắt đầu nghiệp văn của họ, nói tiếng Anh hay tiếng Pháp trôi chảy hơn tiếng Việt.
Thế nhưng, mọi sự, tiếp theo đó không còn diễn tiến tốt đẹp như vậy nữa. Càng về sau, ảnh hưỡng của văn học Việt Nam trong cộng đồng càng giãm dần. Số người viết hay ít đi, số người đọc sách càng ngày càng như lá mùa thu. Số trẻ em nói được tiếng Việt trôi chảy trong cộng đồng cũng không nhiều, ở một tỉ lệ báo động. Những tạp chí có tiếng tăm một thời như Văn Học, Hợp Lưu, Văn không còn nữa. Những nhà xuất bản tác phẩm có chất lượng có tiếng tăm một thời như nhà Văn Nghệ cũng không còn nữa. Có nhiều lý do để giải thích hiện tượng ngoài mong ước này. Lý do chính vẫn là sự mâu thuẩn giữa hội nhập và bảo tồn. Khi dồn nổ lực cho hội nhập với khả năng cao thì thông thường, khả năng để bảo tồn những giá trị văn hóa, truyền thống phải kém đi.

Nguyen Thi  Thanh Binh (7)
Trong một hoàn cảnh tiêu cực như vậy của văn hóa, của văn học Việt Nam ở hải ngoại, tôi thật sự ngưỡng mộ những con người như Lê Trọng Lộc. Lộc thuộc thế hệ sau tôi, một bác sĩ chuyên khoa, thành tựu trong nghề nghiệp, trong đời sống tinh thần lẫn vật chất, từ gia đình ra đến xã hội, nhưng vẫn luôn kiên trì sống với những đam mê riêng của mình, gìn giữ sự trong sáng của tiếng mẹ, và đi xa hơn, đóng góp cho văn học Việt Nam bằng những sáng tác từ tài năng của mình, về thơ, về truyện. Lê Trọng Lộc là một mẫu di dân sống cân bằng giữa những thành đạt về hội nhập vào quê hương mới với khả năng bảo tồn và phát huy những giá trị đặc thù từ nguồn cội. Chúng ta đang cần rất nhiều những Lê Trọng Lộc.

Những con đường đi vào văn học thường là những con đường khó đi. Có con đường dành cho người viết và con đường dành cho người đọc. Khó đi, vì người viết hay thường đòi hỏi người đọc nghiêm chình và khó tính. Ngược lại, người đọc nghiêm chỉnh và khó tính đòi hỏi người viết phải hay và thật. Tuy nhiên, vẫn có những con ngỏ dễ đi cho văn học, dành cho những bước chân chập chửng với những mức đến dễ đạt nhưng rất quan trọng. Đó là, đến với ngôn ngữ Việt, với thơ, với văn, với sách vỡ Việt. Nó quan trọng, bởi vì, không có khả năng phá vỡ văn hóa Việt Nam nào tàn bạo hơn, hữu hiệu hơn là những thái độ lạnh nhạt mà chính thành viên của cộng đồng Việt Nam dành cho tiếng mẹ của mình.
Tuổi trẻ Việt Nam, chính mình, hay cha mẹ mình, hay ông bà mình, đã từng được nuôi dưỡng bằng tình yêu đầm thấm và tha thiết qua những tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi. Mình có thể nhớ, hay không nhớ, có thể biết hay không biết, nhưng âm vang những tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi đó luôn còn đó trong tâm khảm, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tuổi trẻ Việt Nam, hãy lắng nghe những âm vang đó. Vã, hãy từ những âm vang đó, làm đẹp cuộc đời.


Nguyễn Thị Thanh Bình

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đúng 8:45am sáng ngày Thứ Bẩy, 26 tháng 10 năm 2019, tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ (Sid Goldstein Freedom Park), thành phố Westminster, Nam California, Hoa Kỳ, đã diễn ra trọng thể Lễ Tưởng Niệm (Memorial Ceremony) cho 81 Chiến sĩ Nhẩy Dù thuộc Đại Đội 72, Tiểu Đoàn 7 Dù/QLVNCH, đã thiệt mạng trong một tai nạn máy bay C-123 tại miền Nam VN ngày 11 tháng 12 năm 1965.
Sau khi chào đón anh chị em Nghĩa Sinh Phước Tuy, Phan Thiết và Sài Gòn đến công tác từ thiện tại Tỉnh Cà Mau ngày 12/10/2019, Linh mục Đaminh Lê Văn Hội - Quản xứ Trung Hòa (tỉnh Cà Mau), đã mời anh chị em Nghĩa Sinh Công Giáo tham dự thánh lễ tạ ơn do Cha chủ sự.
Ban tổ chức cuộc thi Ước Mơ Việt thân mời cộng đồng, những người yêu nhạc đến tham dự chương trình chiều nhạc thính phòng Ước Mơ Việt, được tổ chức vào lúc 4:00 chiều ngày Chủ Nhật ngày 3 tháng 11 2019
Westminster (Bình Sa)- - Vào lúc 3 giờ chiều Thứ Ba ngày 22 tháng 10 năm 2019, Hội Từ Thiện “Trái Tim Dâng Cho Đời” do Hoa Hậu Thân Thiện Á Mỹ Huỳnh Nga làm Hội Trưởng đến từ Alaka đã hướng dẫn phái đoàn để thăm viếng, phát qùa và trình diễn văn nghệ giúp vui cho những cụ cao niên đang dưỡng bệnh tại đây nhân mùa lễ Tạ Ơn 2019.
Nhiều nhà văn đương đại đang tạo ra các kết nối từ quá khứ đến hiện tại. Một người như vậy đã làm điều này là Hai-Dang Phan, tác giả gần đây nhất được tổ chức bởi Câu Lạc Bộ Caxton.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Fountain (Bình sa)- - Vào lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy ngày 19 tháng 10 năm 2019 tại Mile Square Park 16801Euclid St, Fountain Valley (Góc đường Euclid/Edinger) New Horizon –KD do Cô Kelly Daniels (Kiều Quan) làm Giám Đốc đã tổ chức buổi họp mặt Picnic hằng năm để cảm ơn các thiện nguyện viên, các mạnh thường quân, thân hữu cùng các học viên đã tham dự các khóa học tại New Horizon-KD.
SIOUX CITY, Iowa – Một người đàn ông ở California âm mưu phân phối methamphetamine và sở hữu súng bất hợp pháp đã bị kết án tại tòa án liên bang vào ngày 18 tháng 10 tại Sioux City.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.