Hôm nay,  

Lo Với Thịt Gà, Vịt, Heo…

20/04/201600:00:00(Xem: 4975)

Thịt gì cũng lo cả… Trong khi VOV kể chuyện dùng nhựa thông nhổ lông gà, vịt… Tri Thức Trẻ/SOHA kể chuyện trại nuôi heo dùng chất tạo nạc nguy hiểm… Nghĩa là, thịt nào cũng đáng lo cả.

Bản tin VOV hôm 19-4-2016 nêu câu hỏi: “Nhựa thông nhổ lông gà, vịt “siêu nhanh” có độc hại?”

Cụ thể là: Việc dùng hóa chất nhổ lông gia cầm 10 phút 3 con, sạch cả lông măng… có độc hại gì hay không?

VOV viết:

“Hóa chất giúp nhổ lông gà, lông vịt lại “nóng” khi ngày 11/4 vừa qua, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh Hậu Giang) kết hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất và phát hiện cơ sở giết mổ gia cầm của ông Lê Đại Lợi (ở ấp Tân Bình 1, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ) sử dụng hóa chất để nhổ lông gà, vịt.

Việc dùng nhựa thông vặt lông gia cầm rộ lên ở Đồng bằng sông Cửu Long - xứ sở của vịt chạy đồng, mỗi ngày giết mổ hàng ngàn con vịt. Hóa chất dùng vào việc này là loại sáp màu vàng nhạt, không bao bì, nhãn mác, không rõ nguồn gốc được mua ở chợ hóa chất từ TP HCM về trộn với nhựa thông đun sôi lên là có nồi “hợp chất” nhổ lông gà, vịt siêu tốc. Tỷ lệ trộn của sáp và keo nhựa thông là 3:1, sau 3 phút là vặt sạch lông một con gà, sau 5 - 7 phút là vặt sạch cả lông măng của vịt. Vặt lông kiểu truyền thống mất 10 - 12 phút/con. Giá thuê vặt lông gà vịt thủ công 15.000 – 20.000 đồng/con, giờ vặt bằng hóa chất chỉ có 10.000 đồng/con…”

Bản tin này phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Sinh học và Công nghệ thực phẩm) và được cho biết, sáp màu vàng nhạt trộn cùng với nhựa thông có thành phần chính là paraphin, khi ăn vào sẽ không tiêu hóa được, còn với nhựa thông khó có thể ngấm vào thịt gia cầm và chưa có căn cứ nào cho thấy nhựa thông có thể ngấm vào thịt gia cầm trong quá trình làm lông...

Nhưng, “theo TS Nguyễn Duy Thịnh, ông từng cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc người vặt lông gia cầm bằng sáp và nhựa thông sẽ làm hại chính mình. Theo đó, khi đun sôi nhựa thông sẽ sinh ra khí amoniac (NH3) mùi khai, rất độc vì có thể gây kích thích niêm mạc, mắt, dạ dày, gây co thắt cơ quan hô hấp, làm bỏng da… Sở dĩ nói người giết mổ gia cầm có nguy cơ làm hại chính mình vì họ thường xuyên hít phải khí độc khi khí thoát ra ngoài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chính họ, còn làm ô nhiễm môi trường vì khí thải của lò đốt tại các cơ sở phát sinh nhiều mùi hôi khó chịu cho những người ở quanh đó.”


Bây giờ nói chuyện thịt heo. Trong khi đó, một bản tin đăng ở Bauxite VN, dẫn theo tin SOHA/Tri Thức Trẻ có tựa đề “Chủ trang trại lợn bỏ nghề tiết lộ điều khủng khiếp về chất cấm…”

Điều khủng khiếp gì?

Phóng viên Hoàng Linh kể:

“Đừng chỉ “đồ sát” người nông dân vì họ không tự sản xuất ra chất cấm để làm bẩn thực phẩm, đầu độc đồng loại. Vậy ai là người đứng sau thực phẩm bẩn?

Thực phẩm bẩn đang ở tầm quốc gia, tràn lan, khắp đồng khắp chợ, có ai ngạc nhiên về tính bao trùm này không?

Đơn cử như thịt heo, ai đã chỉ cho ai mà một nông dân ở Hóc Môn, Củ Chi cũng như nông dân ở Đồng Nai, Bình Dương hoặc địa phương khác đều biết cách pha chế để vật nuôi vẫn còn “thở” cho đến miệng người tiêu dùng.

Nếu chậm xuất chuồng trên 2 tuần, heo cứ thế mục xương mà chết. Cách làm đó, quy trình đó khá chi tiết, ông nông dân, bà nông dân khó có thể nghĩ ra được. Vậy ai đã hướng dẫn họ?

Cuối năm 2008 tôi đã phát hiện ra chuyện động trời này và báo cho nhiều cơ quan báo chí nhưng đều nhận được cái lắc đầu.

Hôm đó tôi mua vài kg thịt heo về, chuẩn bị kho ăn cả tuần vì một thân một mình làm biếng bày vẽ nhiều món. Bất ngờ có người bạn rủ đi câu cá ở Lâm Đồng.Tôi bỏ quên cục thịt và một tuần sau mới quay về.

Cục thịt còn tươi chong, đỏ au, chó mèo, chuột không dám đụng tới, như phim kinh dị.

Tôi mang hỏi một chủ trang trại có quy mô trên 1.000 con heo, anh nói:

- Đây là heo xuất phát từ một tỉnh miền Đông, chủ trại cho ăn chất tạo nạc hoặc Salbutamol. Heo ngáy như người, ủn ỉn như tiếng người, ăn xong, ngủ, ngủ xong ăn tiếp, lớn như thổi.

Nhiều nhân viên tiếp thị của các nhà máy thức ăn gia súc đã đến hướng dẫn tôi cách nuôi, xuất chuồng sớm hơn hai tuần nhưng tôi không chịu.

Tôi là bác sĩ thú y tôi biết tác hại khủng khiếp của các hoạt chất này. Nhưng nói cho bạn biết tôi cầm cự chừng 3 năm nữa là sẽ phá sản, còn nếu muốn không phá sản thì sẽ trở thành một thứ khốn kiếp giết hại đồng loại của mình…”(ngưng trích)

Bài viết còn dài, chỉ ra đầy những ngõ ngách tchất cấm bao trùm tầm vóc quốc gia. Càng đọc càng sợ… có vẻ như có một bàn tay “thiên triều” nào đó muốn siết dần sinh lực dân tộc phương Nam này.

Điều khủng khiếp nào về chất cấm? Có bàn tay bí ẩn nào ở Bộ Y Tế đã cho nhập chất ạto nạc về?

Ý kiến bạn đọc
22/04/201606:23:12
Khách
thịt tẩm hóa chất độc hại
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.