Hôm nay,  

Viện Việt Học Mời Dự Buổi Nói Chuyện Về Tỉnh Mê Một Cõi

29/08/201500:00:00(Xem: 2528)
blank
GS Nguyễn Văn Sâm (hình hồ sơ).

WESTMINSTER (VB) -- Viện Việt Học đã trải qua nhiều gian nan để duy trì các sinh hoạt văn hóa trong suốt 15 năm qua, và là nơi tất cả mọi người đều là thiện nguyện viên không lương.

Trong khoảng thời gian 15 năm qua, Viện Việt Học đã chứng tỏ được sự kiên tâm duy trì văn hóa Việt, không chỉ để tự biến thành một bảo tàng viện lưu trữ nhiều hô sơ quý giá -- thí dụ, các bộ sách điện tử chụp lại từ các tác phẩm lớn và xưa cổ, hay các bộ Nam Phong Tạp Chí, hay các sưu tập đôc đáo như các lá thư thời Cuộc Chiến VN từ hậu phương Hoa Kỳ gửi qua lạ tới các chiến binh Mỹ tại VN... mà còn là nơi đưa ra các nghiên cứu công phu, như nghiên cứu âm vị học của Giáo sư Trần Ngọc Ninh, như bộ Tự Điển Chữ Nôm, hay nghiên cứu về đờn ca tài tử, và cuối tuần này sẽ là tác phẩm Tỉnh Mê Một Cõi (tức Hứa Sử Truyện) do Giáo sư Nguyễn Văn Sâm phiên dịch và chú giải.

Theo chương trình dự kiến sẽ là cuộc nói chuyện về sách “Tỉnh Mê Một Cõi” vào Chủ Nhật 30-8-2015, từ 2:00PM-5:00PM, tại Viện Việt Học, 15355 Brookhurst St #222, Westminster, CA 92683.

Sẽ có 3 diễn giả: GS Trần Ngọc Ninh, GS Nguyễn Văn Sâm, và Cư sĩ Nguyên Giác. GS Trần Ngọc Ninh có thể sẽ không tới được vì lý do sức khỏe.

Tác phẩm “Tỉnh Mê Một Cõi” (Hứa Sử Truyện) là một tác phẩm độc đáo, cả về phương diện văn học và Phật học, và tự thân truyện này đã là một sử liệu quan trọng để tìm hiểu về Phật Học thế kỷ 18 ở vùng Nam Bộ VN. Viện Việt Học.

GS Nguyễn Văn Sâm đã nêu lên một điểm trong truyện thơ nôm “Tỉnh Mê Một Cõi”, trích:

“Người tu hành đồng thời là người dân của một quốc gia, cho nên thỉnh thoảng cũng có trường hợp khó xử: Phải hành động thế nào khi nước nhà có giặc ngoại xâm? Tác giả Tỉnh Mê Một Cõi đưa ra trường hợp của tướng tài Đổng Vân đi tu mà bị vua vời ra dẹp giặc. Nhận lời là sẽ dính vào chuyện giết chóc. Ông suy nghĩ và sau khi được sự giải thích cùng cho phép của sư phụ, đã xuống núi lãnh nhiệm vụ cầm binh. Điều đáng nói là ông đã ra hịch vỗ về hứa tha địch trước khi ra trận, không phải trang bị quân mình bằng tư tưởng thù hận mà bằng tư tưởng phải giúp nước. Khi thắng trận (địch đầu hàng) thì ông đối xử với cựu địch bằng tình thương, bảo đảm giúp họ trở về nước an toàn, giữ lời hứa... Tóm lại, mọi hành động của sãi-tướng Đổng Vân đều nhằm làm giảm thiểu sự tổn vong trước và sau cuộc chiến. Bài học nầy người tu hành nào chắc chắn cũng học nhưng mấy ai đã theo.”(hết trích)

Viện Việt Học một lần nữa lại ấn hành một tác phẩm công phu, ghi lại cái nhìn Phật học thời thế kỷ 18 Nam Bộ VN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.