Hôm nay,  

Riêng Chuyện Các Em Kỳ 1 Và 2: Một Đoạn Kết Có Hậu… Cho Cả Hai Bên

23/03/201300:00:00(Xem: 4953)
LTS: Cô H. là một phụ nữ Anh gốc Việt hiện đang tình nguyện với CAMSA ở Mã Lai. Qua những điều mắt thấy tai nghe, cô tường thuật thảm cảnh của đồng bào bị mắc nạn ở Mã Lai, quốc gia có đông người lao động xuất khẩu nhất trên thế giới.

Kỳ 1
Đây là câu chuyện riêng của 9 em thanh thiếu niên Việt Nam lưu lạc xứ người tìm lẽ sống, nhưng lạI là câu chuyện chung cho một thế hệ tuổi trẻ Việt Nam nghèo, tương lai vô định và càng ngày càng mờ mịt thêm.

Ngày 31/1/2013, bên thềm năm mới Quý Tỵ, Joho Bahru, Malaysia.

Xin bắt đầu với hình ảnh các em trong bộ áo tù, lúng túng xoay người dấu chiếc còng số 8 trên tay, mắt ngỡ ngàng nhìn “cô đầu bạc” và “chú mặc com lê sắc lẻm” nói tiếng Việt nhưng chẳng biết họ là ai, sẽ giúp mình hay sẽ lại hại mình nữa đây. Tất cả cùng đứng ngồi trước cửa phòng Tòa án có tấm bảng ghi “ Tòa án trẻ vị thành niên”, nét căng thẳng trong từng ánh mắt.

Chú mặc coml ê, chú L., tự giới thiệu là thông dich viên cho Toà, là người Việt nhưng là nhân viên của Bộ Tư Pháp Mã lai, không bị ảnh hưởng của một thế lực nào cả, sẽ giúp thông dịch trung thực những gì các em muốn thưa trước Tòa.

Nét căng thẳng dịu xuống thấy rõ.

Cô đầu bạc, cô H., lên tiếng xưng hô gọi các em là con, hỏi thăm hoàn cảnh từng em. Các em dạ rân, tranh nhau mà “dạ", “dạ phải” , “phải đó cô”, “con cũng vậy nữa cô”… khi cô hỏi lại cho chắc chắn rằng tất cả các em thấy đều đã bị lừa, phải đóng trước cho môi giới nhà nước Việt Nam hơn 2,000 đô la trước khi đi và đổi lại là một việc làm 6/7 ngày mỗi tuần, làm từ 12 tới 14 giờ mỗi ngày và đồng lương lại chưa chắc đủ trả tiền lời cho các món nợ mà cha mẹ đã vay mượn cho con có dịp vào đời thành công.

Nếu có sẵn vốn và không phải trả tiền lời cho 2,000 đô la phí xuất khẩu lao động đó, và nếu các em nhịn ăn suốt một năm ròng thì tiền công các em kiếm được do công ty xuất khẩu lao động nhà nước đã tìm cho các em, vừa tạm đủ trả xong món nợ 2,000 đô la đó. Còn nếu các em có… lỡ bị đói và phải ăn thì phải hết hai năm mới trả nổi. Bữa cơm đạm bạc nhất cũng mất 5 Ringit mới no lòng.

Các em chỉ được trả lương ngày làm 12 giờ tới 14 giờ là 19 Ringit 60 xu trong khi hồi trước khi đi được hứa là làm 8 giờ một ngày lãnh 21 Ringgit, làm thêm giờ nào lãnh thêm gấp rưỡi cho giờ ấy. Như vậy làm 12 giờ mỗi ngày phải được trả 31.5 Ringgit cho 12 tiếng hoặc 36.75 Ringgit cho 14 tiếng làm việc.

Đến lúc nầy thì các em trò chuyện thoải mái và hồn nhiên, không chút e dè, quên cả lo trông chừng cánh cửa Toà án có chữ “Toà án trẻ vị thành niên”. Các em nói về xuất khẩu lao động theo cái nhìn ngây thơ nhưng rất đau lòng của các em. K. bảo V.: “Thì cũng như người ta xuất khẩu thủy hải sản vậy thôi, xuất khẩu lao động là xuất khẩu tụi mình nè, con tôm bị làm đông lạnh, ăn xong là hết. Tao với mầy không bị làm đông lạnh, còn ngo ngoe được, còn làm mãi cho đến khi hết nhúc nhích như con tôm đông lạnh vậy. Giá xuất khẩu của mình là 24 triệu một con. Kiếm được hơn cái đó thì lời, kiếm không nổi, yếu yếu xìu xìu thì… đông lạnh thôi.”

T. nghiêm chỉnh hơn, nói: “Tao tốt nghiệp lớp 9 xong, tìm mãi không có gì để làm trong xã tao, lên Huyện thấy cũng không có gì, tao xin Ba má tao bán đất cho tao đi xuất khẩu lao động kiếm chút tiền lập nghiệp. Ai dè phen nầy lỗ to với ông nhà nước xuất khẩu. Ổng vét đàng đầu rồi thả mình qua đây thì mình chỉ còn nước từ lỗ đến thua thôi. Phải chi không bị bắt, tao ráng làm cho Ba Má tao chuộc đất ổng bả lại.”

T. tâm sự: “Nhớ lại con còn hãi quá đi cô ơi, nó đẩy con vô rừng sâu làm mộc, muỗi cắn, tối sợ cọp ăn thịt, không có bóng người, con nhắm hướng trốn chạy, chạy thí mạng, may mà gặp môi giới Mã lai dẫn vào làm việc với công ty đây, lương tới 40 Ringgit một ngày 12 tiếng.”

Tất cả các em đều trốn thoát những nhà máy mà môi giới Việt Nam đã đưa các em vào làm việc ngày 12 - 14 tiếng, lương 19,6 Ringgit, và rồi được môi giới Mã Lai đưa vào làm việc bất hợp pháp tại xưởng Diversified Factory.

Lần lượt các em cho biết các công ty môi giới “giời đánh” (tiếng kêu than của chính các em) ấy là: “Xóa nghèo bền vững”,”Châu Hưng”, “Liên Việt”, “E.C.O”, ”HALASUCO”,“VITA. Không một công ty môi giới nào lên tiếng khi các em báo cáo tình trạng thê thảm của các em. “Họ lặng thinh như thể họ chưa hề có mặt”, một em than như vậy. Có em ngây thơ hỏi, “Rồi họ trả lại tiền cho mình không cô?” Em bị bạn bè “xì”, “hứ”, “nạt” là ngây ngô nhưng cô H. vẫn từ tốn bảo, phải xem hợp đồng con đã ký mới rõ được nhưng thông tin chắc chắn nhất là chỉ có ở VN mớI thu phí cao đến thế, cao nhất vùng châu Á nầy.

Một ông cảnh sát di trú quan sát cách cô cháu chuyện trò thân mật với nhau cũng buột miệng chen vào: “Tôi chưa thấy có toà đại sứ nào phớt lờ giỏi như toà Đại sứ Việt Nam. chúng tôi liên lạc về các em, họ chỉ nhấc máy đôi lần rồI buông xuôi. Những lần sau chúng tôi gọI lạI, họ chẳng buồn bắt máy.”

Ông cảnh sát áp tải ra dấu cho các em yên lặng, chuẩn bị vào phòng toà xử. Các em lại lúng túng kéo nhau đi vào, “tay trong tay” với chiếc còng oan nghiệt xích chung từng cặp. Chú L. vào Toà trước, các em ngoái lại nhìn cô H., cô bảo cô cũng vào vớI tụi con. Trong Toà, các em được tháo còng, ngồi thoải mái, lưng thẳng, mắt ánh lên niềm vui, nhè nhẹ cử động hai tay. Cô H. thoáng cúi đầu, ngăn giọt nước mắt xót thương mấy đứa nhỏ.


Thông tin từ nội dung phiên tòa: ngày 4/7/2012, cảnh sát di trú kiểm soát nhà máy chế tạo linh kiện điện tử Diversified Factory, phát hiện các em công nhân làm việc không giấy phép và bắt giữ hơn năm tháng qua. Một số các em được phát hiện là còn dưới tuổi vị thành niện khi các công ty xuất khẩu lao động dưới sự quản lý của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài để lao động. Vì có các em nầy trong nhóm nên phiên tòa đã được biệt cách xử riêng tại tòa án cho trẻ dưới tuổi vị thành niên. Các em còn phải ra hầu tòa lần sau nữa như là nhân chứng xử người xử dụng lao động trái phép. Tại trại giam, các em hiện được tham gia làm việc nhưng mức lương trọn ngày là 3 Ringgit, có tính cách tượng trưng mà thôi.

Kỳ 2

Đến ngày 12 tháng 3 năm 2013, các em lại lục tục kéo nhau ra Toà chờ luận tội cho mình-tội làm việc chui không giấy phép,

và luận tội ông chủ tốt bụng đã cưu mang các em- tội xử dụng lao động không có giấy phép làm việc. Đó là cái nhìn theo luật pháp.

Theo cảm nhận của các em, ông chủ Công Ty Diversified Factory đã chấp nhận sự rủi ro khi lần lượt cho các em công ăn việc làm và chổ ở an toàn, mức lương vừa phải.

Bây giờ được hưởng lương 26 tớI 30 đồng Mã mỗI ngày 8 giờ làm việc, làm thêm giờ nào ăn lương tăng ca giờ đó, tính ra đỗ đồng các em kiếm tổng cộng không dưới 45 đồng Mã.

Trước kia, ở những công ty các em phảibỏ chạy vì không đủ sống, các em chỉ được 19 đồng Mã mỗi ngày dù phảI làm tới 12 hay 14 giờ mỗi ngày. Không đủ ăn, làm dài giờ đến kiệt sức, các em phải liều thân bỏ chạy sau nhiều lần kêu cứu mà chẳng ai đoái hoài. Đó là “thành tích” xuất khẩu lao động của những môi giới Việt Nam như “Xoá nghèo bền vững”, “Châu Hưng”, “Liên Việt”, “HALASUCO”,… Trong điều kiện cư ngụ bất hợp pháp mà các em vẫn được “quới nhơn” giúp đở, sống được an vui một khoảng thời gian dài, với lương đầy đủ và phương tiện ăn ở tươm tất, chẳng cần phải nài nỉ các công ty môi giớI VN can thiệp.

Kẻ nào đã tố cáo tình trạng làm việc bất hợp pháp của các em? Kẻ nào đã muốn “trừng phạt” các em vì đã “bạo gan” trốn chạy?

- Thế rồI 25 triệu em H.V.L đã trả tiền cọc cho “Xóa đói giảm nghèo” tại văn phòng số 231 đường Lê Lai, Thanh Hoá có hoàn lại cho em không hay nuốt chửng như một món hời béo bở?

- … rồi 1200 đôla Mỹ tiền cọc của em L.M.H khi em còn phải lo lắng cho vợ và hai con không biết sống ra sao bên Việt Nam,

- …rồI 25 triệu của N.T.P.?

- rồI 20 triệu của M.V. T. dù em chỉ được dẫn qua ngã đường bộ bằng đường dây du lịch …chui, không hợp đồng, không giấy tờ, không cả hộ chiếu (có nghĩa là quái chiêu lừa 20 triệu chỉ mất vốn 1 triệu mà thôi.).

- Ai sẽ trả lạI em T.V.H 24 triệu khi môi giới “Châu Hưng” cứ lặng lờ như thể chưa bao giờ có môi giới “Châu Hưng” trên đờI nầy.

- Ai sẽ trả lại cho NTP 24 triệu mẹ đã cầm cố mọi thứ cho em có tiền đóng cọc mà đi xuất khẩu lao động khi tuổi chưa tròn 18?

- RồI L.Q.V, P.V.K, A.D? tiền cọc các em đành mất trắng hay sao?

Ông Chủ Công Ty Diversified, mà cũng là ngườI bạn cưu mang cả 9 em, hiền từ khai trước toà như sau. Dù biết là phạm luật nhưng ông không nở để các em lang thang nơi xứ lạ, dọ dẫm tìm miếng ăn khi có em còn quá non trẻ. Ông phải giúp các em trong khả năng của mình. Ông đã phạm luật, đã thâu dụng các em vào công ty, đã cho các em cơ hội được làm việc, được lảnh lương theo đúng công sức của mình. Ông đã nhận tội một cách thật bình thản, an ổn. Ông đã lượm lặt và hàn gắn lại các mảnh đờI bị rạn nứt do xuất khẩu lao động vô lương tâm của các môi giới Việt Nam. Quan Toà cho ông bản án tối thiểu: đóng lệ phí theo luật định vì đã thu dụng lao động không có giấy phép làm việc. Ông còn tự nguyện chi trả vé máy bay và chi phí cho các em hồi hương, không kèn cưa, không so đo mặc cả. Ông không muốn các em phải sống trong cảnh tù tộI lâu hơn.

04 ngày sau phiên toà, 9 em cùng lên phi cơ về lại với gia đình, lòng vẫn còn ngẩn ngơ về số tiền khổng lồ đã mất trong tay môi giới Việtnam, vẫn còn lưu luyến “người bạn ông chủ” tốt bụng trong quãng đời ngắn ngủi của mình tại Mã Lai.

Đó là ngày 16 tháng 3 năm 2013- một đoạn kết có hậu ngoại trừ các môi giới xuất khẩu lao động đã nuốt trọn tương lai của các em.
-----
Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm 4 tổ chức thành viên: BPSOS, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau bốn năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 60 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến trên 4 nghìn nạn nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia liên hệ.

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:
BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA
(Nguồn: Bài này do nhà hoạt động nhân quyền Holly Ngô gửi tới VB.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong thế giới khởi nghiệp của ngành ẩm thực, nơi hương vị gặp gỡ và các khuynh hướng mới bắt đầu, ít có những câu chuyện hấp dẫn như The Boiling Crab (https://theboilingcrab.com/). Được thành lập vào năm 2004 bởi Dada và chồng, nhà hàng chuyên về hải sản này đã trở thành một cái tên phổ biến, được biết đến với những hương vị sống động và cái thú gặp nhau để ăn uống. Trong một dịp phỏng vấn gần đây với Kenneth Nguyễn (podcast The Vietnamese), Dada chia sẻ tường tận về những ngày đầu của The Boiling Crab, và hành trình dẫn đến sự thành công mang tính biểu tượng của nó.
Vào trưa ngày Thứ Ba 23 tháng 4, tại Bolsa Community Center (9600 Bolsa Avenue, Suite D & I, Westminster), công ty Clever Care Health Plan Inc. (Clever Care) đã có cuộc họp báo với giới truyền thông gốc Việt. Tại cuộc họp báo này, ông Hiệp Phạm – đồng sáng lập viên kiêm Market CFO - đã giới thiệu về việc mở rộng hàng ngũ các nhà lãnh đạo điều hành, cũng như sự tăng trưởng ngoạn mục của chương trình bảo hiểm sức khỏe này.
Ngày 30 tháng 4 năm 2024 sắp tới đánh dấu 49 năm Sài Gòn thất thủ. Nhiều nơi đã đặt chương trình tưởng niệm 50 năm vào năm tới. Đây là khoảng thời gian buồn vui lẫn lộn khi chúng ta khóc thương cho quê hương đã mất và đồng thời ăn mừng công trình gầy dựng lại một cuộc sống đầy ý nghĩa ở một đất nước mới. Đó là số phận của những người tị nạn, luôn nuối tiếc nhìn lại quá khứ lẫn hướng đến tương lai trong tràn đầy hy vọng.
Tại phòng hội Thư Viện Việt Nam, Thành Phố Garden Grove vào lúc 10 giờ sáng thứ Năm, ngày 18 tháng 4, 2024, Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh, Quả Phụ VNCH đã tổ chức cuộc họp báo công bố kết quả thu, chi trong Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt nam Cộng Hòa kỳ thứ 17 đã được tổ chức vào tháng 9 năm 2023 vừa qua tại San Jose
Hội Cao Niên Á Mỹ do Hoa Hậu Lam Châu (CEO) Hội Trưởng đã long trọng tổ chức Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Năm Thứ 4903) DL.2024 đã diễn ra vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật ngày 21 tháng 4 năm 2024 (Nhằm ngày 13 tháng 3 Âm Lịch Năm Giáp Thìn) tại Saigon Grand Center , 16149 Brookhurst ST,Fountain Valley với sự tham dự của một số quý vị dân cử, đại diện dân cử Thành Phố, Quận Hạt, Tiểu Bang, Liên Bang, quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị mạnh thường quân, các cơ sở thương mại bảo trợ, cùng số đông các cơ quan truyền thông một số các ban văn nghệ và đồng hương tham dự.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Tại Trường Valley High School, 1801 S. Greenville St, Santa Ana, CA 92704, sáng Thứ Bảy ngày 13 tháng Tư năm 2024, Giám Sát Viên Quận Cam Vicente Sarmiento Địa hạt 2 và Phó Thị Trưởng Santa Ana cô Thái Việt Phan đã tổ chức Hội Chợ Y Tế và Thông Tin Quyền Lợi của Cộng đồng. Hội chợ diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều, quy tụ hàng trăm cư dân, đa số là người Mễ Tây Cơ, một số ít người Việt Nam và các sắc dân khác. Đúng 9 giờ 15, Giám Sát Viên Vicente Sarmiento, Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan và Dân Biểu Lou Correa cùng một số viên chức thành phố Santa Ana ra chào mừng mọi người. Giám Sát Viên Vicente Sarmiento nói, hôm nay tôi và Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan tổ chức Hội Chợ Y Tế và giới thiệu với Cộng đồng các dịch vụ giúp phục vụ mọi cư dân trong thành phố hữu hiệu hơn. Chúng tôi cũng chào mừng Dân biểu Lou Correa đã đến với chúng ta, chứng tỏ ông rất quan tâm đến đời sống cư dân chúng ta.
Tại Clara Studio 15138 Goldenwest Circle Thành Phố Westminster vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật, 14 tháng Tư năm 2024 Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng làm Hội trưởng đã tổ chức thành công Chương Trình Văn Nghệ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng 4 với chủ đề "QUÊ HƯƠNG và TÌNH MẸ." Điều hợp chương trình do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng và MC Hồng Vân. Mở đầu với nghi thức chào cờ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm do ban hợp ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ thực hiện.
Hiệp Hội Pháp Huy Công lý Người Mỹ gốc Á Nam California (AJSOCAL) đã công bố gói lập pháp năm 2024, bao gồm 04 ưu tiên nâng cao cộng đồng gốc Á. Các ưu tiên này nhằm mục đích tăng cường lực lượng lao động song ngữ, giáo dục những người lao động có trình độ Anh ngữ hạn chế về quyền lao động, cung cấp nghiên cứu về nạn buôn người và chấm dứt phương thức tuyển sinh truyền thống ở các trường đại học tư ở California.
– Vào trưa ngày Thứ Năm 11 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là để giới thiệu về những đặc điểm ưu việt của chương trình Medi-Cal mở rộng. EMS dự định sẽ có 6 buổi họp báo về chủ đề này, nhằm nâng cao nhận thức của các cộng đồng sắc tộc về những cải tiến gần đầy của Medi-Cal.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.