Hôm nay,  

Bạch Ốc tiếp xúc với người Việt về nhân quyền

24/02/201200:00:00(Xem: 7845)
Bạch Ốc tiếp xúc với người Việt về nhân quyền

san_jose_bieu_tinh_h12-large-contentBiểu tình hôm 12/2/2012 trước Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco đòi nhân quyền cho dân trong nước (ảnh Bùi Văn Phú)

Bùi Văn Phú
Hôm Chủ Nhật 19/2 giới chức Toà Bạch Ốc cho biết họ muốn gặp gỡ cộng đồng người Mỹ gốc Việt để nghe quan điểm về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.
Thông tin do nhạc sĩ Nam Lộc chuyển đến truyền thông Việt ngữ nói cuộc gặp sẽ diễn ra vào ngày thứ Hai 5/3 tại Bạch Cung. Ngày hôm sau phái đoàn người Việt sẽ có những tiếp xúc với dân biểu và nghị sĩ tại Quốc hội Hoa Kỳ.
Hành pháp Mỹ dự định đón tiếp khoảng 100 người Việt. Hai nhạc sĩ Nam Lộc và Trúc Hồ đang lo lập danh sách phái đoàn để gửi cho cơ quan an ninh lo thủ tục trước cuộc hội kiến.
Trả lời phỏng vấn của báo Cali Today ở San Jose nhạc sĩ Trúc Hồ cho biết phái đoàn sẽ có những người từ 50 tiểu bang đã kí tên vào thỉnh nguyện thư về nhân quyền Việt Nam gửi Tổng thống Barack Obama. Còn lại là người của ban tổ chức, các ca sĩ sẽ hát những ca khúc của Việt Khang và Trúc Hồ và đại diện truyền thông.
Đây là kết quả của nỗ lực vận động cho nhân quyền Việt Nam được nhạc sĩ Trúc Hồ, giám đốc SBTN-TV và trung tâm băng nhạc Asia, khởi xướng qua một thỉnh nguyện thư đưa vào trang nhà của Toà Bạch Ốc từ hôm 7/2.
Thỉnh nguyện thư ngắn gọn này dài chỉ 120 chữ yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ không phát triển thêm quan hệ giao thương với Việt Nam cho đến khi tình hình nhân quyền ở đó được cải tiến. Bản thỉnh nguyện thư viết rằng từ năm 2007 đến nay chính quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp dã man qua việc quản chế, bắt giam hay xử án tù những người có quan điểm bất đồng với nhà nước như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Hoà thượng Thích Quảng Độ, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải).
Gần đây nhất nhạc sĩ Việt Khang, tức Võ Minh Trí, bị bắt vì cho là đã sáng tác và hát những ca khúc phản đối Trung Quốc gây hấn, xâm lăng đất biển của Việt Nam và phản đối công an Việt Nam bắt giam nhiều người Việt bày tỏ lòng yêu nước qua những cuộc xuống đường tại Hà Nội và Sài Gòn vào mùa hè năm qua.
Để được hành pháp quan tâm và trả lời, thỉnh nguyện thư phải có ít nhất 25 nghìn chữ ký trong vòng một tháng. Thỉnh nguyện thư cho nhân quyền Việt Nam trong vòng mười ngày đã có được 50 nghìn chữ kí của người Việt tại Mỹ. Đó là điều khiến giới chức Bạch Ốc và Quốc hội Hoa Kỳ chú ý vì so sánh với những thỉnh nguyện thư khác liên quan đến một số vấn đề đang gây tranh luận trong quần chúng, như việc không gia hạn chính sách giảm thuế của Tổng thống George W. Bush (con) hay vấn đề kết hôn đồng tính mà trong thời gian hạn định thu thập chữ kí cũng cũng chỉ được đôi ba vạn.
Vì sự nhiệt tình lên tiếng của người Mỹ gốc Việt cho nhân quyền tại Việt Nam, Bạch Cung đã yêu cầu được gặp gỡ phái đoàn người Việt vào đầu tháng Ba.
Sự kiện hành pháp Hoa Kỳ tiếp xúc với người Việt để lắng nghe quan điểm của họ hay để giải thích chính sách của Mỹ đối với Việt Nam thì đây không phải là lần đầu tiên.
Trước kì bầu cử tổng thống năm 1992, giới chức chính quyền của Tổng thống George H.W. Bush (tức ông Bush cha) đã mời một số người Việt vào Bạch Ốc để nghe trình bày về chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trước khi có những bước đầu trong việc tháo bỏ cấm vận.

Năm 2007, trước khi đón Chủ tịch Nguyễn Minh Triết chính thức thăm Hoa Kỳ, Tổng thống Bush (con) cũng đã gặp gỡ đại diện một số tổ chức chính trị của người Mỹ gốc Việt để nghe quan điểm của họ.
Vấn đề nhân quyền tại Việt Nam gần đây trở nên nghiêm trọng hơn với việc Hà Nội gia tăng bắt giam, quản chế nhiều người chỉ vì họ muốn bày tỏ lòng yêu nước trước vụ việc Trung Quốc có những động thái muốn kiểm soát biển Đông là khu vực tiềm ẩn số lượng lớn dầu hoả và là trục giao thông đường biển quốc tế.
Trong tình thế đó, tuy đàn áp người biểu tình Hà Nội lại muốn nâng quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam lên tầm chiến lược.
Nhiều quan chức Mỹ đã đến Việt Nam để lượng định tình hình và vấn đề nhân quyền được các giới chức nhắc nhở Hà Nội cần phải cải thiện trước khi quan hệ hai nước được nâng lên cao hơn.
Đầu năm nay một phái đoàn bốn thượng nghị sĩ Mỹ thăm Việt Nam. Sau đó Thượng Nghị sĩ John McCain phát biểu rằng muốn được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn việc bán vũ khí chiến lược cho Việt Nam, Hà Nội cần phải cải tiến tình hình nhân quyền.
Thứ trưởng ngoại giao đặc trách châu Á – Thái Bình Dương là ông Kurt Campbell đầu tháng này cũng đã đến Việt Nam. Ông kêu gọi Hà Nội cần tôn trọng nhân quyền thì mới hi vọng có quan hệ tốt hơn với Washington.
Dân biểu Loretta Sanchez thuộc Quận Cam, thủ phủ của người Việt ở miền nam California, đã đề nghị kết nối việc giao thương giữa hai nước với mức độ cải tiến nhân quyền của Hà Nội.
Cùng lúc, dự luật H.R. 1410 liên quan đến nhân quyền Việt Nam đã được một tiểu ban thuộc ủy ban ngoại giao Hạ viện biểu quyết thông qua sau khi nghe điều trần về tình hình nhân quyền tại Việt Nam dưới sự chủ toạ của dân biểu Chris Smith và sự tham dự của một số người Việt như Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch cơ quan Boat People SOS và cựu dân biểu Cao Quang Ánh.
Trong quá khứ, vào các năm 2001, 2004 và 2007 Hạ viện đã thông qua dự luật về nhân quyền, nhưng không được Thượng viện đem ra bàn thảo nên đã không trở thành luật.
Trong sinh hoạt chính trị Mỹ, Thượng viện là cơ quan lập pháp có nhiều ảnh hưởng trong việc định hướng chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ vì đó là cơ quan phê chuẩn các hiệp ước giữa Hoa Kỳ và các nước, phê chuẩn việc tổng thống bổ nhiệm các đại sứ.
Trong tiến trình bỏ cấm vận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tiếng nói của các nghị sĩ rất quan trọng. Khi hai nghị sĩ John McCain và John Kerry cùng đồng ý đưa ra một nghị quyết hỗ trợ cho việc thiết lập quan hệ với Việt Nam, khi đó Tổng thống Bill Clinton mới chính thức quyết định bang giao vào năm 1995.
Với quan hệ hai nước đang phát triển, không hi vọng một dự luật liên quan đến nhân quyền Việt Nam sẽ được quốc hội thông qua và được Tổng thống Barack Obama ban hành.
Tuy thế, những vi phạm nhân quyền của Hà Nội không phải là điều mà Hoa Kỳ không quan tâm. Vì chính sách đối ngoại của nước Mỹ luôn ở thế chân vạc bao gồm quyền lợi kinh tế, vị trí chiến lược và lý tưởng tự do, dân chủ.
Khi nào Việt Nam cùng chia sẻ ba định hướng trên về quan hệ quốc tế với Hoa Kỳ, khi đó Việt Nam sẽ trở thành đồng minh chiến lược.
© 2012 Buivanphu.wordpress.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dữ liệu nghiên cứu mới cho thấy những người thợ móng tay—chủ yếu là phụ nữ Việt Nam, dân nhập cư và tị nạn—đang bị trả lương quá thấp dưới mức tối thiểu và bị xếp loại nghề nghiệp sai chỗ tràn lan, điều này làm suy yếu khả năng bảo vệ quyền lợi lao động của họ tại nơi làm việc. Ngoài ra, chủ tiệm—phần lớn điều hành các tiệm nail gia đình nhỏ lẻ—không nhận được giải trình về luật lao động hợp với ngôn ngữ và văn hóa của họ. Những kết quả báo cáo đã ghi trong dự luật AB 2444, một dự luật mới được Dân biểu Tiểu bang California Alex Lee (AD 24) đệ trình vào ngày 13 tháng 2 năm 2024 để thực thi các yêu cầu về giáo dục trong ngôn ngữ và tinh tế trong văn hóa cho thợ và chủ tiệm nail.
Vừa đúng thời điểm mọi người nghỉ kỳ Spring Break vào Tháng Ba này, một trong những quần thể hồ tắm phong thái resort rộng nhất tại một trong những cơ sở resort/casino lớn nhất trong nước sẽ mở cửa đón tiếp mùa vui đùa trong nước vào Thứ Hai, 11 Tháng Ba. Năm nay, khách vui chơi hồ tắm mọi nơi đều sẽ có thể tới tận hưởng môi trường như-một-ốc-đảo của The Cove, với diện tích rộng bằng năm sân football. Ban Quản Lý khu The Cove của Pechanga Resort Casino thực hiện thẻ dùng trong ngày cho những vị khách không-thuê-phòng-khách sạn và để những vị này được thuê 'lều - cabana' cùng 'giường nằm - daybed'.
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.