Hôm nay,  

Nhạc Sĩ Hoàng Ngọc Tuấn: Đêm Nhạc Thoại Tuyệt Vời

12/07/201100:00:00(Xem: 6152)

Nhạc Sĩ Hoàng Ngọc Tuấn: Đêm Nhạc Thoại Tuyệt Vời

viet_hoc_hn_tuan_july_9_2011-large-contentNhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn đêm Thứ Bảy 9-7-2011 ở Viện Việt Học.(Photo VB)

WESTMINSTER (VB) -- Buổi nói chuyện về âm nhạc và trình diễn sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn đã thu hút khán giả chật khắp hội trường Viện Việt Học, được theo dõi chăm chú, và tán thưởng nồng nhiệt.

Nhiều khán giả đã đứng bên tường và từ phía sau, vì không còn chỗ ngồi trong buổi Nhạc Thoại và Trình Diễn Sáng Tác hôm Thứ Bảy 9-7-2011 -- hầu hết là giới trí thức, văn nghệ sĩ có quan tâm về những vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa Việt trong môi trường lưu vong, cụ thể là vấn đề âm nhạc truyền thống Việt tại Úc Châu và về những sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn.

Đặc biệt, trong hàng khán giá, chúng ta thấy bên cạnh những nhà văn, nhà thơ như Phạm Phú Minh, Nguyễn Mạnh Trinh, Nguyễn Hưng Quốc, Nguyễn Thị Thanh Bình, Trịnh Thanh Thủy... còn có một số thanh niên trẻ -- một hình ảnh cho thấy giới trẻ cũng nhiềụ quan tâm về Việt Học. Cũng cần nhắc rằng, GS Nguyễn Hưng Quốc hồi sáng Thứ Bảy cũng mới thuyết trình ở đây về phương pháp dạy tiếng Việt tại Úc.

Cô MC Kim Ngân đã ngắn gọn giới thiệu về Hoàng Ngọc Tuấn, người nhạc sĩ và giảng dạy âm nhạc tại một số đạị học Úc Châu mà, như lời MC, có những công trình nghiên cứu âm nhạc và tác phẩm dài tới nổi không thể nói ngắn gọn trong vài lời.

Buổi nói chuyện trong ánh nến lung linh, với không trí trầm lắng để tạo sự chăm chú, và diễn giả Hoàng Ngọc Tuấn vừa nói chuyện, vừa minh họa bằng các đoạn nhạc lưu sẵn trong máy laptop.

Chủ đề Nhạc Thoại là phương pháp ứng dụng thành tố âm nhạc cổ truyền VN vào âm nhạc đương đại được Hoàng Ngọc Tuấn mở đầu bằng nêu lên những suy nghĩ mà ông gặp khi bắt đầu cuộc đời người tị nạn tại Úc trong vị trí người nhạc sĩ và là người nghiên cứu âm nhạc: cách viết nhạc bằng ngũ cung có thích nghi không, hay là có những cách viết khác" Đặc điểm âm nhạc cổ truyền VN là không có hòa âm, và thường là được nghệ sĩ trình tấu theo phong thái ngẫu nhiên, do vậy khi nhiều nhạc sĩ sử dụng nhiều nhạc khí cho một bản thì cần có sự kết hợp như thế nào" Và những câu hỏi tương tự.

Nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn kể về cách ứng phó riêng của ông. Khi nhớ rằng nhạc sĩ cổ truyền VN đã lấy đàn guitar làm lõm cần đàn và lên dây đàn violin lại để giữ đúng âm bậc cổ nhạc, ông mới thay vaò đó đã dùng đàn guitar lên dây lại để trình diễn nhạc cổ VN, và do vậy kết hợp voà nhạc đương đại.

Nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn cũng nói rằng nhạc cổ VN thường là thanh nhạc (để hát) nên khi nhận lời trình diễn và giới thiệu về Kiều, ông đã suy nghĩ cách viết nhạc bằng cách diễn như âm đọc. Ông đã giới thiệu đoạn nhạc có những câu Kiều:

“Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.”

Nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn cũng nói về việc cải biến đàn tranh thành hai khung trong khi ông sáng tác bản “Cầm Huyền Hóa Thân” để dùng cho vở kịch của Tạ Duy Bình – trong đó, vai chính là một thiếu nữ da trắng yêu thương, muốn kết hôn với một chàng trai Việt và cô muốn vượt qua rào cản văn hóa bằng điệu vũ nhạc như đang lột da mình để khoác lên người bộ da vàng. Và dĩ nhiên, đó là những hình ảnh và tiếng nhạc rất đau đớn.

Nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn cũng nói về một sáng tác tự mô tả những cảm xúc của mình như người mang một bối cảnh Kinh Phật vào một vùng xa lạ Úc Châu: giữa tiếng mưa rơi có hai bè tiếng kèn thổ dân, rồi tiếng Kinh Phật thời thơ ấu của anh vang vọng, tiếng mõ...

Hoàng Ngọc Tuấn cũng nói về các sáng tác nhạc chuông và một đoạn ca khúc làm từ những tiếng giọt nước rơi.

Chỉ nghe những tiếng nhạc này, người nghe cũng cảm thấy như đang bay bổng.

Dự kiến, trong vài ngày tới, chương trình được ghi băng này sẽ đăng trên trang: http://www.freevn.net.

Đó chỉ mới là một phần hình ảnh âm nhạc của Hoàng Ngọc Tuấn, một người có tài năng đa dạng và hoạt động trên nhiều lĩnh vực.

Trang nhà Tiền Vệ đã tóm lược tiểu sử Hoàng Ngọc Tuấn như sau:

“Nguyên chủ bút tạp chí Tập Họp (1987-1989). Nguyên phụ tá chủ bút tạp chí Việt (1998-2001); đồng chủ bút trang Tiền Vệ (2002~). Nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình và sáng tác trong lĩnh vực âm nhạc và văn chương; đồng thời là nghệ sĩ trình tấu guitar, diễn viên sân khấu, và kịch tác gia. Hiện sống tại Úc. Từ năm 2004 cho đến nay, là thành viên của Uỷ Ban Văn Chương và Lịch Sử, thuộc Hội Đồng Cố Vấn Nghệ Thuật, Bộ Nghệ Thuật New South Wales. Từ năm 2005, kiêm nhiệm trách vụ thành viên của Uỷ Ban Sách Lược Phát Triển Nghệ Thuật Miền Tây Sydney, cũng thuộc Hội Đồng Cố Vấn Nghệ Thuật, Bộ Nghệ Thuật New South Wales.

Đã xuất bản: Văn Học Hiện Đại và Hậu Hiện Đại qua Thực Tiễn Sáng Tác và Góc Nhìn Lý Thuyết (California: Văn Nghệ, 2001); Time & Destiny [phê bình mỹ thuật] (Sydney: The University of Sydney, 2002); In-Between 1.5 Generation [dịch và biên tập cùng với Carmel Killin and Dunja Katalinic] (Sydney: Casula Powerhouse Arts Centre, 2000); The Bridge: Anthology of Vietnamese Australian Writing [biên tập và giới thiệu] (Sydney: Casula Powerhouse Arts Centre, 2004); From the Editors: Migrant Communities and Emerging Australian Literature [tiểu luận in chung với Jose Wendell P. Capili, Sumana Viravong, và Noonee Doronila; do Jose Wendell P. Capili biên tập] (Sydney: Casula Powerhouse Arts Centre, 2007).

Đã sử dụng một số bút hiệu khác: (cho truyện ngắn) Trần Nhật Thổ, Hoàng Từ Dương, Hoàng Nha Trang; (cho thơ tình) Bỉ Ngạn; (cho tiểu luận và dịch thuật) Văn Phục, Hoặc Ngữ, và Trần Tuệ Minh.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.