Hôm nay,  

Chuyện Tết Mậu Thân Ở Saigon

10/04/200800:00:00(Xem: 5877)

Bộ Đội Giải Phóng:
BÉ n.V.tHẮNG, 12 Tuổi

Đêm Giao Thừa 1967 sang 1968, Đài Hà Nội phát ra lời " Thơ Chúc Tết" của Hồ Chí Minh. Cái gọi là "Thơ" nầy có nội dung:
Xuân nầy hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà
 Nam -Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên toàn thắng ắt về ta!          
                     
Pháo ở Sài Gòn, các thành phố Miền Nam nổ nhiều hơn tất cả mọi năm. Số lượng pháo nổ bày ra điều cay đắng: "Chiến tranh và tất cả đau thương, khốn cùng của nó là một "thực thể" cần được tiêu trừ. Con người luôn cầu Hòa Bình đồng thời cũng hằng thực hiện Chiến Tranh". Và hai hiện tượng mâu thuẫn nầy hoàn toàn vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của người thực hiện lẫn kẻ thụ nạn: Người Lính và Người Dân.

Nương theo tiếng pháo nầy, chỉ riêng với Sài Gòn, 84.000 ngàn bộ đội chính quy cộng sản đồng nổ súng hiện thực lời "Thơ Chúc Tết" trên. Cảnh tượng bi thảm xẩy ra cùng lần trên 44 tỉnh lỵ Miền Nam với những ghi nhận đầu tiên: Vùng I Chiến Thuật, bao gồm những tỉnh cực Bắc của Miền Nam, từ Sông Bến Hải ngoài Quảng Trị đến Đèo Bình Đê, địa giới thiên nhiên giữa Quảng Ngãi và Bình Định: Quảng Trị, 04giờ đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết (30-31 Tháng 1, 1968); Huế, 02giờ mồng 1 rạng mồng 2; Quảng Tín, Quảng Ngãi bị tấn công cùng ngày giờ như ở Quảng Trị. Vùng II Chiến Thuật (Những tỉnh từ Bình Định đến Phan Thiết và cao nguyên Trung phần): Tuyên Đức-Đà- Lạt, 02giờ đêm mồng 2 rạng 3; Bình Thuận, 3g25 đêm 2 rạng 3. Vùng III Chiến Thuật (những tỉnh từ Long Khánh đến Long An, chung quanh Sài Gòn): Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định, 02 giờ đêm 1 rạng 2; Long Khánh, 01g đêm 4 rạng 5; Biên Hoà, 03g đêm 2 rạng 3; Bình Dương, 4g25 đêm 2 rạng 3; Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 25 Bộ Binh QLVNCH,  Hậu Nghĩa, 8g30 sáng ngày mồng 2. Vùng IV Chiến Thuật, những tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long: Phong Dinh 03 giờ sáng ngày mồng 3; Vĩnh Long, 3g0 sáng mồng 2; Kiến Hoà, 3g0 sáng mồng 3; Định Tường, 04giờ  sáng mồng 3;  Kiên Giang, 2g40 sáng mồng 3; Vĩnh Bình, 4g15 sáng mồng 3; Kiến Tường, 4g 15 sáng mồng 5; Bộ Tư Lệnh Biệt Khu 44, Cà Mâu, 1g 25 sáng mồng 7;  Gò Công, 2g 35 sáng mồng 8; Bạc Liêu, đêm 12 rạng 13 âm lịch tức 10 tháng, 1968. (6-Thiếu chứng liệu về các trận đánh ở cao nguyên Miền Trung).

Trận đánh được bảo mật tối đa với những cán binh, bộ đội vũ trang, bằng giấy tờ giả mạo xâm nhập trước ngày, giờ khởi sự vào các thành phố, tỉnh lỵ, thị trấn, nơi đã có sẵn những cán bộ nằm vùng cơ sở lo việc tiếp đón, tiếp tế. Đặc biệt quan trọng là những đơn vị đạc công nội thành, thành phần cốt cán, mở đợt công phá đầu tiên vào những mục tiêu, dẫn đường cho lực lượng võ trang chính quy.
Từ cuối năm 1967, Hà Nội cũng đã cho xâm nhập vào Miền Nam hơn 300 cán bộ gồm thành phần giáo sư, giảng sư đại học, kỹ thuật gia điện ảnh, văn nghệ sĩ, kỹ sư, bác sĩ chuẩn bị phụ trách công tác trí vận (7). Nhóm chuyên viên nầy được phân đều cho các tỉnh để làm nòng cốt xây dựng mặt trận văn hoá- chính trị sau khi cuộc tổng công kích quân sự thành công.

Trận đánh cũng hoàn toàn "bất ngờ và bảo mật" đối với những đơn vị, cá nhân thuộc lực lượng cộng sản tham dự tác chiến- Đa số, nếu không nói là hầu hết, chỉ là những thiếu niên nông thôn Miền Nam hoặc những bộ đội nhỏ tuổi Miền Bắc- Những người trẻ tuổi gọi là "bộ đội giải phóng" nầy trên đường xâm nhập vào thành phố,  thị trấn Miền Nam đã được "học tập" một điều phấn khởi: "Vào tiếp thu những thành phố Miền Nam, nơi bọn Mỹ-Ngụy  đang rẫy chết và Nhân Dân đã nổi dậy cướp chính quyền dưới lãnh đạo của cán bộ cơ sở Đảng".

Nhưng hoạt cảnh thê thảm không hề có trong chiến tranh đã xẩy ra: Tập thể 152 cán binh, bộ đội Trung Đoàn Quyết Thắng ra hàng Tiểu Đoàn 6 TQLC ngày 17 tháng 6, 1968 tại Cây Thị, Gò Vấp, Gia Định. Tù binh nhỏ nhất thuộc đơn vị nầy, Nguyễn Văn Thắng 12 tuổi. Năm nay, có thể Thắng còn sống, mỗi lần Tết đến, không biết anh ta có nghĩ gì về cái gọi là "sự nghiệp giải phóng" mà anh đã từng thực hiện với tuổi trẻ của chính mình ba-mươi sáu năm trước. Cũng không thể gọi là tuổi trẻ. Đúng ra chỉ là đứa nhỏ vị thành niên.

PHAN NHẬT NAM
(Trích “Vào Một Năm Thân”, báo xuân Việt Báo 2004)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.