Hôm nay,  

Góp Sức Kế Hoạch Vận Động Dự Luật Nhân Quyền Cho VN

29/09/200700:00:00(Xem: 2925)

Ngày 18 tháng 9 vừa qua, Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam với tỉ số 414-3. Đây là một thắng lợi có thể coi như là tuyệt đối. Tuy nhiên đó chỉ là một phần của đoạn đường dễ nhất. Bước kế tiếp là Dự luật cần phải được thông qua Thượng Viện và sau đó cần phải được phê chuẩn bởi Tổng Thống George W. Bush thì Dự Luật mới có giá trị pháp lý.

Tựu trung, đây vẫn là một thắng lợi lớn vì Hạ Viện là biểu tượng của người dân Hoa Kỳ. Khi Hạ Viện biểu quyết thông qua dự luật với một tỉ số phiếu cao như vậy, điều đó thể hiện ước muốn của người dân Hoa Kỳ nói chung. Bước sắp tới tại Thượng Viện được coi là khó nhất vì theo kinh nghiệm từ những khoá họp Quốc Hội trước đây, Thượng Viện vẫn còn những nhân vật có khuynh hướng hỗ trợ chính quyền Cộng Sản Việt Nam và nếu cần, họ sẵn sàng ngăn chặn việc thông quan dự luật bằng mọi giá, như trường hợp của TNS John Kerry vào những năm trước.

Trong kỳ vận động này, cộng đồng Việt Nam chúng ta cũng sẽ có nhiều lợi điểm hơn những lần trước. Thứ nhất, chúng ta có nhiều kinh nghiệm hơn và có thể biết trước các nhân vật nào có thể gây rắc rối cho dự luật. Thứ hai, chúng ta đang ở trong mùa tranh cử chức tổng thống Hoa Kỳ và đa số các ứng cử viên là đương kim thượng nghị sĩ tại Thượng Viện. Thứ ba, những hành động vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn của Cộng Sản Việt Nam từ đầu năm nay đã chứng tỏ sự thất bại của chính sách bang giao của Hoa Kỳ cũng như đánh mất hết hầu hết sự hỗ trợ của những viên chức thân tín nhất, kể cả trường hợp của TNS John Kerry.

Trong tình hình này, cộng đồng Việt Nam tại khắp nơi trên Hoa Kỳ cần đồng lòng ra hết sức mình để vận động cho Dự Luật qua những hình thức như sau:

1. Viết thư cho TNS đại diện cho tiểu bang của mình. Tất cả mọi người Việt Nam trên toàn Hoa Kỳ đều có thể làm được việc này. Mỗi người chỉ cần lưu ý đến những điểm sau đây khi viết thư:

a. Tên và địa chỉ của các TNS đại diện cho tiểu bang đều có trong hầu hết các sổ điện thoại niên giám tại địa phương.

b. Các thư viết không cần đúng mẫu, cách xưng hô hay hình thức. Thư viết càng khác mẫu với nhau càng có giá trị vì người nhận sẽ cho rằng thư đến từ các cử tri từ mọi thành phần chứ không phải từ một ban vận động có sự phối hợp.

c. Thư viết chỉ cần bắt đầu hay nhắc đến một câu tối thiểu như “We would like to ask you to support the Vietnam Human Rights Act of 2007 (H.R. 3096)” và phần còn lại giải thích hay kêu gọi như thế nào cũng được.

d. Các cư dân trong một vùng có thể nhóm lại với nhau theo một vùng, một đoàn thể, một tôn giáo, một trường học, một công ty làm việc hay một nhóm cử tri để cùng nhau viết một thư chung để tăng tầm quan trọng cũng như mức độ quan tâm của đủ mọi thành phần cư dân.

e. Vận động các bạn bè không phải là người Việt Nam cùng lên tiếng hay viết thư. Sự góp mặt hay đóng góp của những người không phải là gốc Việt Nam sẽ cho một ấn tượng là dư luật này được hỗ trợ của nhiều thành phần cư dân, chứ không riêng gì người Việt Nam.

Khi càng có nhiều các TNS nhận được các thư vận động này đến từ cộng đồng Việt Nam hay từ đủ mọi thành phần, chúng ta có thể có thêm nhiều TNS lên tiếng hỗ trợ Dự Luật và qua đó giảm thiểu được ảnh hưởng của những ngưới muốn tìm mọi cách để chống phá dự luật.

2. Các đoàn thể hay cộng đồng lên tiếng vận động với các ứng cử viên tổng thống để lên tiếng hỗ trợ Dự Luật. Trong thời gian tranh cử, các ƯCV rất dễ tiếp nhận ý kiến của các cử tri và dễ tỏ bày sự hỗ trợ đối với những điều mà cử tri muốn. Đối với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, Việt Nam là một vấn đề rất nhỏ và không có ảnh hưởng lớn đối với chính sách kinh tế hay ngoại giao của Hoa Kỳ trên bình diện quốc gia hay quốc tế.

Trong kỳ bầu cử năm nay, sự hỗ trợ của các khối cử tri gốc Á Châu đang được hầu hết các ƯCV tổng thống quan tâm đến. Cộng đồng Việt Nam là một khối cử tri gốc Á Châu lớn tại hầu hết các tiểu bang có số lượng phiếu bầu cử đoàn (electoral votes) lớn nhất ví dụ như California, Texas, Florida hay New York. Nếu các đoàn thể hay cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại khắp các tiểu bang biết khai thác ảnh hưởng chính trị của mình đối với các ƯCV tổng thống thì vấn đề hỗ trợ Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam sẽ được đưa ra tranh luận giữa các ƯCV để tranh thủ sự hỗ trợ của khối cử tri gốc Việt.

Khi vận động với các UCV tổng thống, các cộng đồng hay đoàn thể chỉ nên tuyên bố hỗ trợ khi nào họ chứng tỏ được cả hai điểm như (1) tuyên bố hỗ trợ Dự Luật, và (2) có những hành động cụ thể để đưa dự luật ra bỏ phiếu trước Thượng Viện. Nếu chúng ta tuyên bố hỗ trợ trước khi có những hành động cụ thể này, rất có thể chúng ta chỉ nhận được những lời hứa xuông đó và mất đi sự quan tâm của các ƯCV khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.