Hôm nay,  

Virginia: Kỷ Niệm 60 Năm Văn Học Hà Bỉnh Trung

05/04/200700:00:00(Xem: 3319)

Nhà thơ Hà Bỉnh Trung tóc trắng như bông (thứ nhì từ trái) cùng các nghệ sĩ lưu niệm.

   Virginia.- Một buổi sinh hoạt Văn Học Nghệ Thuật “Kỷ Niệm 60 Năm Văn Học Nhà văn, nhà thơ Hà Bỉnh Trung”  được tổ chức vào lúc 1:30  đến 6:30 chiều ngày 1 Tháng Tư, 2007 tại NOVA Ernst Community Cultural Center, Annandale, VA.

Trong buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật này có hơn sáu trăm quan khách tham dự với sự hiện diện của hầu hết các văn nhân thi hữu vùng Hoa Thịnh Đốn, trong một không khí thật nhộn nhịp vui tươi. Đặc biệt có sự góp mặt của Ca sĩ Vũ Khanh đến từ Cali, chương trình được điều khiển bởi  ba MC là Đào Hiếu Thảo, Nhà văn khả ái  Hồng Thủy và Xướng ngôn viên Hồng Vân cũng đến từ Cali.

Nhà Thơ Hà Bỉnh Trung đã xuất bản 25 Văn  Thi Tập, 7 tác phẩm sắp xuất bản,  gồm đủ thể loại truyện dài, truyện ngắn,  kịch thơ, thơ sáng tác, thơ dịch, thơ ngoại ngữ và hồi ký. Điều đặc biệt là thường người làm thơ thì không biết viết văn, người viết văn thì không thể làm thơ, nhưng Ông Hà Bỉnh Trung có thể vừa viết văn, vừa làm  thơ, ông làm thơ bằng   Anh ngữ (Mars and Venus),  thơ dịch song ngữ Pháp - Việt (Hoa Thơm) và song ngữ Anh -Việt (Anh Hoa) và cả Hán - Việt  (Thơ Lý Bạch).

Nhà văn , nhà thơ Hà Bỉnh Trung cho biết lý do ông làm thơ  chủ yếu ngã về tình cảm, tình yêu  vì tình yêu là một đề tài chung của nhân loại, bất cứ ai sinh ra làm người đều có tình yêu cả, đó là  lối đi chung của nhân loại. Nếu làm thơ quê hương mà mình còn ở quê huơng sẽ không phổ thông, nếu mình làm thơ chiến tranh thì chiến tranh có giới hạn thôi.  Chỉ có nói về tình yêu thì mọi nguời đều hiểu và thông cảm cả. Thơ của ông được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc (16 nhạc sĩ phổ 38 bài thơ).

Về văn thì ông cũng lồng vào  chuyện tình yêu , kết luận thì bao giờ cũng là một kết luận luân lý, có những khuyên nhủ về cách sống ở đời.

Qua lời giới thiệu của ký giả Phạm  Trần, Văn thi sĩ Hà Bỉnh Trung sinh năm 1922 tại Cao Bằng,  nay đã 85 tuổi. Ông được gọi động viên năm 1953, đi học Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, nhưng vì nhà trường không còn chỗ nên phải chuyễn lên Đà Lạt học tại Trường Võ Bị Đà Lạt Liên Quân.

Về binh nghiệp thì ông rất lận đận, đeo lon Trung Úy 12 năm, đến khi giải ngũ thì mang cấp bực Thiếu Tá.  Có lúc ông là Phụ Tá Báo Chí của Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu. Ông cũng là Sĩ Quan Báo Chí Phủ Tổng Thống VNCH.

Ông đã là hội viên của Văn Bút Việt  năm 1964, Hội viên của Hội Nhà Văn Việt Nam trước năm 1963, Chủ Tịch Văn Bút Hải Ngoại Miền Đông HK hai nhiệm kỳ (1997 – 1999) và (2001-2002) , Chủ Tịch Câu Lạc Bộ Văn Học - Nghệ Thuật vùng HTĐ từ 2001 đến nay.

Ông viết báo từ 1950 tại Hà Nội trên các tờ Ngày Mai, Chính Đạo, Thời Luận và làm Chủ Bút cho Tuần Báo Quê Hương.  Tại Saigon ông viết cho Ánh Sáng, Thời Luận, Tự Do, Phụng Sự và Tiền Tuyến của Quân Đội vv…

Tại  Hoa Kỳ, ông viết cho rất nhiều báo và tạp chí. Ở vùng Thủ Đô độc giả có thể thưởng thức văn, thơ của ông trên các báo, tạp chí như Diễn Đàn Tự Do, Đời Nay, Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, Văn Nghệ…Ông cũng đã hoặc đang giữ các chức vụ Chủ Biên hay Chủ Bút cho các tạp chí Văn Phong và Kỷ Nguyên Mới.  

Ký giả Phạm Trần chia thời gian sáng tác của tác giả Hà Bỉnh Trung làm ba giai đoạn: Ở miền Bắc trước năm 1954, tại Miền Nam từ 1955 đến 1975 và Thời kỳ thứ ba tại Hoa Kỳ cho đến nay.

Tác phẩm đầu tay là truyện dài “Răng Đen Ai Nhuộm Cho Mình” xuất bản năm 1952 tại Hà Nội, khi ấy tác giả 30 tuổi, cũng trong năm này tập  thơ dịch Anh-Việt đối chiếu có tên là Hoa Thơm được ra mắt tại Hà Nội.

Mười lăm năm sau tập thơ dịch đối chiếu Anh- Việt  có tên là Anh Hoa ra đời tại Saigon năm 1967, tập thơ này được Giải Thưởng Văn Học của bộ môn dich thuật do Phủ Quốc Vụ Khanh Văn Hóa tổ chức năm 1965.

Riêng trong lãnh vực Truyện dài thì mãi  20 năm sau, kể từ sau “Răng Đen Ai Nhuộm Cho Mình”, độc giả mới đọc truyện dài thứ nhì của ông tên là “Những Ngả Đường”, xuất bản tại Saigon năm 1972, ba năm  trước  khi CS chiếm  miền Nam.

Thời kỳ sáng tác nhiều nhất của tác giả là từ 1987 cho đến bây giờ, tại Hoa Kỳ. Trong vòng 18 năm, từ 1987-2005, ông đã cho in 19 tác phẩm, truyện dài, truyện ngắn, thơ và một tập kịch thơ. Những thành tích sáng tác của ông đã làm thêm phong phú kho tàng văn học của người Việt ở hải ngoại.

Nhà văn nhà thơ Nguyễn thị Thanh Bình giới thiệu về “thơ” của Hà bỉnh Trung. Theo Bà Thanh Bình thì thi ca vốn là một đền đài linh thiêng, bí ẩn, chỉ có khả năng cảm nhận chứ không thể phân tích. Chúng ta có thể yêu nhưng không thể cắt nghĩa được những ẩn mật của tình yêu hay của người yêu bằng ngôn ngữ. Cô hoan nghênh ông Hà Bỉnh Trung, một nhà thơ  không còn trẻ nữa mà cho đến cuối đời vẫn còn lao lách  một tấm  lòng với thi ca. Theo Bà, Hà Bỉnh Trung là nguời vừa làm thơ tới bến và viết văn tới bờ, nổi đồng đều cả  hai lãnh vực.

Cùng một bài thơ có người cho là hay, có người cho là không hay, có thể người đó không cùng một tần số, không cảm nhận được. Đi suốt chín tác phẩm thơ và một kịch thơ, cũng như hai tập thơ dịch đối chiếu của ông Hà Bỉnh Trung, Bà Thanh Bình có nhận xét, khu vườn thơ của Ông Hà Bỉnh Trung rất là đa dạng, phong phú.  Nhưng tác giả chỉ muốn phô bày khuôn mặt độc đáo của tình yêu mà thôi. Tình yêu của Hà Bỉnh Trung bao quát cả một tấm lòng tha thiết với quê hương, dân tộc, có dấu vết của chiến tranh, của tù đày cũng như có nỗi lòng xa xứ.

Nhà Văn Uyên Thao giới thiệu “văn” của Hà Bỉnh Trung, tác giả đã có hơn ba mươi tác phẩm nên nhà văn Uyên Thao chỉ nói vài nét đặc trưng của nhân vật văn chương trong tác phẩm.

Theo nhà văn Uyên Thao, các nhân vật nam trong các chuyện luôn gánh cùng một gánh nặng là những trăn trở yêu thương từ những góc độ khác biệt của mỗi cuộc đời. Các nhân vật nữ cũng không vượt khỏi những băn khoăn, trằn trọc trong chuyện lứa đôi. Đặc biệt nỗi bật là mọi nhân vật đều biểu hiện màu sắc dịu mát của nếp sống bình dị, chân thành và yêu thương nồng đậm.

Với Hà Bỉnh Trung những dằn vặt trăn trở không dừng lại ở cảm giác hạnh phúc hay đau thương, mà dằn vặt, trăn trở theo ý hướng muôn thuở là đạt ước nguyện an lành. Thế giới văn chương của Hà Bỉnh Trung là những cảnh đời của mọi thời đại, của con người dưới tác động thời gian và các biến cố lúc nào cũng có thể xảy ra, trong khi các nhân vật không đứng lại ở cảnh đời đang gặp mà tiếp tục sống với nỗ lực vươn tới.

Hà Bỉnh Trung dấn bước vào những cảnh đời khó khăn để nhận diện nhiều trạng thái tâm tư, đồng thời để tìm câu trả lời chuẩn xác cho nỗi mong mỏi xây dựng một tương lai không còn sóng gió. Và câu trả lời mà Hà Bỉnh Trung muốn đưa lại đã tạo nên màu sắc đặc thù cho nhân vật văn chương của ông.

Xen giữa chương trình giới tghiệu văn thơ là phần trình diễn văn nghệ. Bạch Mai diễn ngâm bài thơ của HBT “Một Ngàn Năm Cũ”, Ca sĩ Vũ Khanh trình diễn bài “Yêu Trăng”, thơ HBT, Linh Phương phổ nhạc; Bảo Oanh diễn ngâm “Yêu Mãi Ngàn Năm”, Hoàng Tiếp trình diễn nhạc “Hoa và Em” thơ HBT, Bác sĩ Văn Sơn Trường  phổ nhạc. Vũ Khanh trình diễn nhạc “Rừng Ái Ân” thơ HBT, Nguyễn Tuân phổ nhạc. Hoàng Cung Fa trình diễn bài “Người Yêu Thoáng Gặp” thơ HBT, Hoàng Cung Fa phổ nhạc.

Văn thi sĩ Hà Bỉnh Trung cho biết, có rất nhiều bạn yêu văn học nghệ thuật đến chung vui trong buổi kỷ niệm 60 năm văn học của ông và khuyến khích tiếp tục viết văn mãi cho đến phút cuối cùng, nên ông rất phấn khởi .

Phần cuối chương trình Ca sĩ Vũ Khanh trình diễn những bản tình ca nhạc do chính ca sĩ lựa chọn, với lời giới thiệu dí dỏm, duyên dáng Ca sĩ Vũ Khanh đã thu hút rất nhiều cảm tình của khán giả qua các nhạc phẩm  như Yêu, Và Con Tim  Đã Vui Trở Lại, Áo Lụa Hà  Đông, Nhớ Mùa Thu Hà Nội… và bản cuối cùng  là  “Mình Ơi”  cùng diễn với  MC Hồng Vân,  thật truyền cảm, sống động  được  khán giả vỗ tay tán thuởng nhiệt liệt.

Ca sĩ  địa phương Hoàng Tiếp có giọng ca trầm ấm đã làm khán giả ngạc nhiên thích thú trong nhạc phẩm “Áo Anh Sứt Chỉ Đuờng Tà “ và “Tát Nuớc Đầu Đình”. Với âm thanh tuyệt hảo và ban nhạc điêu luyện, Hoàng Tiếp cho khán giả Thủ Đô thấy khả năng của mình, có triển vọng sẽ là ngôi sao sáng trên vòm trời ca nhạc VN ở hải ngoại.

Chương trình kỷ niệm 60 năm văn học của Nhà văn, Nhà thơ  Hà Bỉnh Trung được chấm dứt vào lúc 6:30 cùng ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào trưa ngày Thứ Năm 29 tháng 2 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với hai tổ chức Asian Americans Advancing Justice (AAAJ), Asian Americans Advancing Justice Southern California (AJSOCAL) có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Trưa thứ bảy ngày 2/3/2024 trước Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc, hàng ngàn người thuộc Cộng đồng người Việt Tự do cùng Cộng đồng người Cam Bốt hải ngoại, Cộng đồng người Miến Điện tự do và Cộng đồng người Lào tự do đã tổ chức biểu tình phản đối các nhà cầm quyền độc tài cộng sản, đàn áp người dân tại các quốc gia quê nhà...
Chiều Chủ nhật 3-3-2024, tại nhà sách Tự Lực trên đường Brookhurst của thủ đô tị nạn Little Saigon, nhiều đồng hương đến dự buổi ra mắt cuốn sách thứ nhì của ca sĩ kiêm nhà văn Thanh Lan có tên là Trắng Đêm...
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Tháng 3 năm 2024, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thành lập được 14 năm. Trong gần 8 năm qua với mục đích đào tạo và khuyến khích tài năng trẻ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thực hiện chương trình "Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ" với các lớp dạy tiếng Việt, dạy múa và hát hoàn toàn miễn phí cho các em...
Theo thông lệ hằng năm vào dịp đầu Xuân các Liên Đoàn Hướng Đạo Miền Tây Nam Hoa Kỳ, thuộc Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam đều tổ chức lễ chào cờ đầu năm để giúp các em gìn giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa cũng như tập tục Việt Nam.
Vào chiều ngày Chủ Nhật 02/25/2024, nhân dịp những ngày đầu năm Giáp Thìn, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã ghé thăm và có một buổi pháp thoại tại Thiền Đường Huệ Hải. Thiền đường này được thành lập cách đây hơn một năm bởi một người học trò cũ của Thầy, hiện nay là nơi sinh hoạt của một số nhóm Phật tử ở khu vực Little Saigon.
Chánh Án Chris Phan tốt nghiệp đại học Indiana- đại học Purdue tại Indianapolis với văn bằng Cử Nhân Nghệ Thuật (BA Biology, 1996), tiến sĩ Luật khoa năm 1999 tại đại học Southern Illinois. Ông là chủ biên tạp chí luật Southern Illinois, tác giả sách “Physicians Unionization’s Impact on the Medical Profession”, Journal of Legal Medicine, March, 1999...
Hiệp Hội Phát Huy Công Lý cho người Mỹ gốc Á, Nam California (AJSOCAL) được thành lập năm 1983, là tổ chức vô vụ lợi về quyền công dân và pháp lý lớn nhất quốc gia dành cho người Mỹ gốc Á Châu và người dân các đảo Thái Bình Dương...
Hàng năm, Bộ Ngoại giao chấp thuận rất nhiều thị thực cho công dân Việt Nam đến Hoa Kỳ để tham gia vào các hoạt động giải trí và biểu diễn nghệ thuật. Những chuyến thăm như vậy rất quan trọng nhằm tăng cường mối quan hệ văn hóa mật thiết giữa hai quốc gia chúng ta. Tuy nhiên, trái với tinh thần trao đổi song phương mang tính công bằng, nguyên tắc ngoại giao cơ bản của quốc tế, các nghệ sĩ Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam không được hưởng các quyền hoạt động nghệ thuật tự do giống như khi chúng tôi đón tiếp các nghệ sĩ Việt Nam.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.