Hôm nay,  

Thư Viện Bảo Tàng Việt Nam Kỷ Niệm 10 Thành Lập

31/07/200800:00:00(Xem: 2609)

Trong buổi Thư Viện VN mừng 10 năm.

Garden Grove ( Cổ Ngưu) --Tại phòng họp Thư Viện Việt Nam, sáng chủ nhật ngày 27 tháng 7 năm 2008 khoảng 200 quan khách, qúy vị dân cữ, qúy vị manh thường quân, anh chị em thiên nguyện viên, thân hữu, đồng hương  và các cơ quan truyền thông, truyền hình báo chi tham dự mừng Thư Viện Việt Nam tròn 10 tuổi.

Điều hợp chương trình nhà báo Du Miên một trong những trụ cột chính của Thư Viện. Sau phần nghi thức chào Quốc Kỳ, nhà văn Nguyễn Đức Lập, người đã gắn bó với Thư Viện, qua những thăng trầm ngay từ ngày đầu cho đến hôm nay lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn tất cả qúy vị tham dự. Tiếp theo Ông cũng thông báo qua một số tình hình sinh hoạt của Thư Viện, những khó khăn, những thành qủa đã thực hiện trong 10 năm qua.

Sau đó nhà báo Du Miên lên tường trình một số công tác của thư viện đã và đang thực hiện. Trong dịp nầy Ông cũng thông báo một số nhân sự mới tham gia vào sinh hoạt Thư Viện. Nhà báo Du Miên cũng cho chúng ta biết hiện tại Thư Viện đang xúc tiến dịch sang tiếng anh bộ sách " Cổ Tích và Bách Việt Tiền Hiền Chí"  cũng như đang chuẩn bị cho phát hành bộ sách mới, " chứng minh Khổng Tử đã lấy tư liệu Việt Nam để làm tài liệu viết sách Trung Quốc" Đây là một công trình sưu khảo công phu của Giáo sư học giả Trần Lam Giang. Được biết Giáo sư học giả Trần Lam Giang cũng là một trong những người cốt cán của Thư Viện. Ngay từ đầu những người có tâm huyết như Cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, nhà báo Du Miên, nhà văn Nguyễn Đức Lập, học giả Trần Lam Giang và một số anh chị em Hướng Đạo, thiện nguyện viên đã bỏ nhiều công sức để ngày nay trong cộng đồng chúng ta có một Thư Viện lưu giữ nhiều tài liệu cũng như cổ vật giá trị.

Ngày nay thư viện trở thành là một nơi nghiên cứu cho hằng trăm sinh viên chẳng những cho người Việt mà còn là nơi tham khảo cho sinh viên các sắc dân khác. Trong âm thầm làm việc những con chim đầu đàn của Thư Viện bất chấp dư luận, vượt qua những khó khăn để thực hiện được hoài bảo chung của cộng đồng người Việt tỵ nan. Trong dịp nầy Ban quản trị cũng đã tâm tình với đồng hương tỵ nan qua những lời chân tình như sau:

Thấm thoát đã 10 năm trôi qua để hình thành một thư viện lưu trữ hơn 5 vạn sách báo, và một viện bảo tàng nho nhỏ với hơn 3,000 cổ vật, sản phẩm văn hóa, mỹ nghệ, thủ công, tranh ảnh và các văn kiện quan trọng của một thế hệ tỵ nạn, so ra với việc nuôi dưỡng một đứa con, vất vả hơn nhiều. Đó là chưa kể những mũi tên bắn lén, những lời chỉ trích bịa đặt, vô căn cứ, vô trách nhiệm, như những mũi dao đâm lén sau lưng.

"Việc nên làm cho dù khó khăn mấy cũng bắt tay vào mà làm," Cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng , trong đêm bàn bạc anh em có nên lập Thư Viện Việt Nam hay không, đã nói như vậy. Giáo Sư Trần Lam Giang vẫn thường cầu xin cho anh em được " chân cứng đá mềm" Người xưa nói rằng: " Xây dựng cho nên, khó như lên trời; phá hoại hư hỏng, dễ như đốt lông" Văn hóa Việt Tộc đã bị phá hoại cho hư hỏng trải qua qúa nhiều thời kỳ, thời Pháp thuộc, thời chiến tranh, thời " tiến nhanh tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa" để khiến cho đại đa số người Việt bây giờ không còn mang những tính chất như người Việt thời xa xưa nữa, thời " phá Tống bình Chiêm" thời " Sát Thát" thời " mười năm kháng chiến chống Quân Minh" hay là thời " Đại phá Quân Thanh" Sự thay đỗi đó là do văn hóa bị phá hoại đến hư hỏng tận cùng.

Đành rằng dân tộc Việt phải tiến tới để theo kịp, hay bằng, nền văn minh của nhân loại. Nhưng, cái gì nên phá bỏ, cái gì nên trân quí gìn giữ, để cho nước Việt mãi mãi vẫn là nước Việt, để cho người Việt mãi mãi vẫn là người Việt. Đó là điều mà mọi người có tâm huyết với đất nước, với dân tộc cần phải để ý. Ở hải ngoại, việc giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc là một nhu cầu thiết yếu. Trên lãnh thổ Hoa Kỳ, sắc dân nào trong khi hội nhập váo đời sống địa phương, cũng đều cố gắng gìn giữ và phát huy văn hóa gốc của họ, để cho các thế hệ kế tiếp biết rõ ngọn nguồn và nhất là biết rằng tại sao họ lại đến quốc gia nầy. Thư Viện và Bảo Tàng Viện Việt Nam cũng làm công việc đó cho các thế hệ gốc Việt mai sau. Trong khi ở quốc nội, nhà cầm quyền đã tìm đủ mọi cách để xóa sạch những hiện hữu của một nước Việt Nam Cộng Hòa, với sinh hoạt tự do dân chủ về chính trị ( tuy có ít nhiều giới hạn vì chiến tranh) với một đời sống văn hóa đa dạng và khai phóng, với một quân lực hùng hậu, đủ mọi binh chủng. . .Ở vị thế cầm quyền, lại làm công việc dễ, công việc tiêu hủy, phá hoại, bôi bẩn, cho nên bây giở, những nấm mồ của đồng bào Huế bị Cộng Sãn tàn sát tập thể trong Tết Mậu Thân 1968 đã không còn dấu vết, bia tưởng niệm các thanh nữ bị Cộng Sản sát hại trên quốc lộ 15, đường đi Vũng Tàu, các học sinh bị Cộng Sản pháo kích giết chết ở Cai Lậy v.v. . .đều bị phá hủy. Ngay như mộ của các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nằm rải rác trong các nghĩa trang suốt từ phía nam sông Bến Hải tới mũi Cà Mau, cũng không còn.. . . Sách vở, văn bản, tài liệu liên quan tới Việt Nam Cộng Hòa đều bị tiêu hủy, chỉ còn được lưu giữ lại rải rác trong nhân gian và một số ít, theo chân người tỵ nạn đi ra ngoại quốc.

Thư Viện, Bảo tàng Viện Việt Nam cố gắng thu thập những kỷ vật qúy báu nầy, song song với việc thu thập sách báo xuất bản ở hải ngoại. Điều may mắn là hoạt động của Thư Viện và Bảo Tàng Viện Việt Nam, từ ngày thành lập đến nay, đã được sự đáp ứng của đông đảo đồng bào và thân hữu, để biến thành một trung tâm văn hóa chung của tất cả mọi ngưởi.

Mong rằng sẽ còn nhiều đồng bào, thân hữu tiếp tay hơn nữa để Thư Viện và Bảo Tàng Viện của chúng ta sẽ phát triển đúng mức tương ứng với sự lớn mạnh của cộng đồng, đó là những tâm sự nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Thư Viện và Bảo Tàng Viện Việt Nam. Buổi sinh hoạt kéo dài qua nhiều tiết mục văn nghệ bắt đầu với phần trình diễn Âm nhạc cung đình do giáo sư Nguyễn cúc thuyết trình và trình diễn. Trong dịp nầy Thư Viện cũng đã cho trưng bày một số tranh ảnh trong số có những bức hình của nhiếp ảnh gia Trương Tuấn thực hiện để mọi người ai thích xin đóng góp vào qũy Thư Viện Việt Nam. Để duy trì và phát huy việc bảo tồn văn hóa Việt nhất là những tài liệu loch sử thời Việt Nam Cộng Hòa. Thư Viện Việt Nam rất mong được sự tham gia cũng như hổ trợ về phương diện tinh thần lẫn vật chất để Thư Viện ngày càng phát triển hơn, đáp ứng dược nhu cầu cần thiết cho các thế hệ con em chúng ta mai sau. Mọi chi tiết liên lạc: ( 714 ) 638-8448.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.