Hôm nay,  

Tạp Chí Văn Học Da Màu: Văn Chương Không Biên Giới

25/06/200800:00:00(Xem: 7280)
WESTMINSTER (VB) -- Nếu bạn đã quá nhức đầu với các chuyện chính trị bầu cử, mưa bão miền Trung Tây, kinh tế xăng dầu tăng vọt… thì xin mời bạn tuần này vào đọc trang tạp chí Da Màu (http://damau.org), một tờ báo văn học nghệ thuật  trên mạng với văn phong đa dạng nhiều trường phái và tự hào với tiêu đề "văn chương không biên giới."

Tuần này Da Màu đang xuất hiện  với những chuyên đề mới nhất, theo trình bày của một thư báo:

"1. Thứ Hai 23/6: Giới thiệu tập thơ đầu tay Ngực Cỏ từ nhà thơ Lam Hạnh, với tranh bìa của Đoàn Minh Long, Inrasara viết Lời Bạt, nhận định từ nhà thơ Vĩnh Phúc, v.v.

2. Thứ Ba: Giới thiệu tập truyện đầu tay Chat Room của Minh Thùy, truyện mới Blue Velvet và trò chuyện với Đào Hiếu

3. Thứ Năm đến Thứ Bảy: Tiểu luận văn chương của Bùi Vĩnh Phúc về ánh sáng, tưởng tượng và hoa thực tại...

cùng các bài viết khác từ Trà Đóa, Nguyễn Hoài Phương và những ngòi bút quen thuộc."

Tuy nhiên, độc giả khi lên mạng Damau.org, hãy nên la cà ở các bàn cà phê độc đáo, nơi đó các nhà thơ, nhà văn trong và ngoài nước xuất hiện với những ngôn ngữ riêng của họ - kể cả ngôn ngữ cách điệu bằng các phương tiện ngoài "chữ và lời," như  ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ thân xác. Một điển hình là bản tin về tác phẩm trường phái hậu hiện đại "Tôi là cột điện" hoàn thành bởi nhà thơ Lê Anh Hoài được hỗ trợ bởi các bạn văn "như Ngô Lực, Đặng Thân, Trang Thanh, Nhã Thuyên, Đoàn Văn Mật, Hồ Huy Sơn, Cát Miên… thực hiện."

Bản tin trong góc cà phê của Da Màu (http://cafe.damau.org/"p=225)  đăng các hình ảnh và ghi chú, cho thấy nhà thơ Lê Anh Hoài vào chiều 14/6/2008 tại ngã tư Hoàng Đạo Thúy - Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, Hà Nội, đã tự mình đứng làm cột điện và "đứng trên vỉa hè vào buổi chiều khi trên đường khá nhiều người và xa cộ đi lại."

Bản tin ghi về hình ảnh tương tác quần chúng, "Những người tham gia trong đó có một số công chúng đi ngang tương tác bằng cách dán, vẽ … tự do lên 'cột điện.'"

Chỉ cần nhìn hình ảnh nhà thơ đứng góc phố làm cột điện, trong khi một nhà thơ nữ nguệch ngoạc viết và vẽ vào 'cột điện,' cũng thấy rằng văn học nghệ thuật VN đã đi xa rời ngôn ngữ trên báo chí văn học nhà nước. Đúng là có những ngôn ngữ văn học như thế, bên lề và bên ngoài dòng chính của các hội nhà văn chính thức.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.