Hôm nay,  

Viết Tiếp ‘Người Dân Lớn’

15/08/200700:00:00(Xem: 7413)

Bạn đã được đọc một bài bài báo rất hay "Người Dân Lớn" của nhà văn Nguyễn Quang Thân, từ báo Thể thao & Văn Hoá trong nước số 90, ngày 29 tháng 7/2007 do trang mạng Doithoai post ngày 10/8/2007. Nguyễn Quang Thân đang sống ở Hà Nội. Chân dung của ông như sau:
Ta quyết không đi "Chung một chuyến tàu",
quyết "Ra khơi tìm miền đất hứa."
Tiếc cho "Chú bé có tài mở khoá"
Vẫn quanh quẩn trên tàu chứ chẳng xuống đâu!

(Trong ngoặc kép là tên các tác phẩm có khuynh hướng phản tỉnh của nhà văn)
Đã nhiều lần văn tài này dự tính nhảy khỏi con tàu văn chương "vì tổ quốc XHCN" (tên biển hiệu treo trên trang đầu báo Văn Nghệ), nhưng rồi vì nhiều lý do ông không chịu rời tàu mà lúc thì ở đầu tàu, lúc ở cuối tàu. Bởi vậy ông không đi hết đời mình trong văn chương. Với bài báo này cũng thế. Cho nên đọc xong bài báo của một nhà văn quen biết, tôi mạn phép ông viết nối vào cho đúng hiện thực:

"Nhưng tại sao lâu nay bạn và mấy ông hàng xóm không biết nhờ ông ấy" Đơn giản vì ông ấy, cái ông Nghị chỗ bạn lại muốn ẩn mình, có thể vì quá khiêm tốn đó thôi. Ông ấy quên rằng, Những Người Dân Lớn tức là ông Chủ Lớn, được hiến pháp dành cho quyền kiểm tra những người luôn tự nhận là công bộc (đầy tớ) của nhân dân; và nếu ai quên như vậy thì khẩu hiệu "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" chỉ là lời nói suông mà thôi" (hết trích của Nguyễn Quang Thân).

Nghĩ vậy, người dân nhỏ tìm sang nhà Người Dân lớn. Quái lạ! Người dân nhỏ gõ cửa thì một người Dân Nhỏ khác lạ hoắc bước ra: - Ông ta không ở đây nữa - Ông ta đổi nhà từ ngày được vào Quốc Hội - Ở Mỹ có Wall Street dành cho bọn tài phiệt, có Las Vegas cho bọn đánh bạc, tại sao ở ta lại không có phố cho bọn "Người dân Lớn" của ông"

Người dân nhỏ này nghe người dân nhỏ kia lộng ngôn mà kinh. Nếu đến tai công an, ông ta rất dễ mang tội bất mãn chế độ, nói xấu chính quyền, nói xấu đại biểu của nhân dân, tuyên truyền chống phá nhà nước, ăn tiền của bọn dân biểu Chris Smith, Dana Rorahbacher phản động Mỹ, của bọn thất trận vượt biên.... Không tranh luận, Người Dân Nhỏ bỏ đi dành nhiều thời gian lưu trú tại nhà Người dân Lớn đặng thỉnh nguyện kỹ càng hơn ý tưởng.

Tại đây, nghe người dân nhỏ đề đạt nguyện vọng uỷ quyền kiểm tra nhà máy nước, Người Dân Lớn tư lự gật gù. Ông bị bệnh gật gù cái đầu và giơ cao cái tay từ ngày trở thành Người Dân Lớn. - Đúng rồi! Tôi cũng nghe cử tri vùng ta kêu như thế đấy! Cái gì chứ có thạch tín vượt quá chuẩn trong nước máy là ghiết dân. Tôi sẽ đi kiểm tra! Tôi sẽ đi kiểm tra! Tôi sẽ đi kiểm tra! Người Dân Lớn cao giọng khẳng định.

Cả tin, cả mừng, người dân nhỏ cung kính cáo biệt
Người Dân lớn khẳng định sẽ đi kiểm tra nhà máy nước là đúng thôi. Quyền hạn đó nằm trong tay ông. Từ khi làm Người Dân Lớn ông chưa được nghe một lời thỉnh nguyện nào của cử tri, không biết vì họ không coi ông là Người Dân Lớn của họ hay nguyên nhân nào khác" Cho nên, bây giờ có cử tri thỉnh nguyện, mà thỉnh nguyện việc chẳng to tát gì lắm, ông nhất quyết làm để xứng đáng là Người Dân Lớn.

Ông tâm sự điều này với một Người Dân Lớn khác. - Ờ! Ờ! Ờ! Đi là đúng! Nếu không đi chúng ta đâu còn là Đại biểu Quốc hội! Người Dân Lớn thứ hai cũng mắc bệnh gật đầu. Ngẫm ngợi một lúc, Người Dân Lớn bạn ông nói thêm - Cơ mà ông "trao đổi" với Người Dân Lớn nhất trong số Người Dân Lớn chúng ta xem sao đã.

Ông thấy bạn mình nói cũng phải nhẽ. Người Việt Nam ta có cái lý còn phải có cái tình. Ông lại bảo lái xe đưa ông đến nhà Người Dân Lớn nhất trong số các ông. Ông gặp lại cảm giác "quái lạ!" của người dân nhỏ khi đến nhà ông, lại phải bảo người lái xe quay lại tìm đến khu phố dành cho những Người Dân Lớn nhất quốc gia, nguyên do vì người này đã rời đến khu phố mà nhà nào cũng có công an đứng canh, mắt gườm gườm nhìn vào những người dân nhỏ lai vãng.

Không hiểu câu chuyện giữa họ ra sao. Có thể giám đốc cái nhà máy nước cung cấp cho những người dân nhỏ chất thạch tín kia là con một ông Lớn Nhất Nhì trong Đảng, hoặc một ai đó cũng Lớn thực hiện Nghị quyết đảng viên biết làm giàu, có cổ phần, được chia lãi nhờ thạch tín, vân vân và vân vân, (tôi dự đoán rằng trong câu chuyện của hai người phải có câu hỏi và trả lời: Ai biến ông thành Người Dân Lớn"...! Ông là Người Dân Lớn của ai"...) cho nên buổi chiều trở về, ông nói với người dân nhỏ: "Tôi không đi kiểm tra nhà máy nước; nhưng tôi biết không có thạch tín trong nước máy! Quý vị đừng nghe mấy gã nhà báo 'không đi đúng lề đường bên phải' mà làm mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, mang tội vi phạm điều 88 bộ luật hình sự!"
Hải Phòng, ngày 11 -8-2007
Nguyễn Xuân Nghĩa

 * Đính kèm bài báo:
Người Dân Lớn
Nguyễn Quang Thân
Hải Phòng, ngày 11-8-2007.

Hãy tưởng tượng cạnh nhà bạn có một nhà máy nước cung cấp nước cho một phần tư thành phố của bạn. Trên tường chính diện nhà máy ấy có viết câu khẩu hiệu: "Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra". Ông giám đốc nhà máy nước này luôn được khen là có ý thức "phát triển dân chủ cơ sở", nghĩa là ông ta không những không sợ mà còn muốn mời nhân dân kiểm tra công việc của nhà máy ông.

Bạn là dân, bạn đọc báo thấy nói trong nước máy chỗ bạn có thạch tín vượt mấy lần qui định. Vậy là bạn đã biết chuyện trong nước máy bạn uống có vấn đề gì đó. Vì lo cho cuộc sống, bạn bàn với bà con trong lối xóm, thống nhất nên kiểm tra cái ông nhà máy luôn được khen này. Tin vào cái khẩu hiệu trên tường, bạn rủ vài người nữa vào nhà máy để hỏi ông giám đốc xem cái chuyện thạch tín là thật hay đùa. Đến cổng bạn gặp bảo vệ. Bảo vệ không cần giải thích mà chỉ một cái biển khác: "Không nhiệm vụ, cấm vào!". Bạn thấy đúng quá. Nhà máy nước đâu là chợ mà ai cũng có thể vào.
Tình cảnh bạn thật bế tắc. Dân có quyền kiểm tra mà không được vào nhà máy kiểm tra thì kiểm tra cái gì"

Bạn quên nghĩ tới một người. Người này cũng là dân, có thể vào nhà máy bất kỳ lúc nào, có thể bắt buộc ông giám đốc trình bày kỹ càng chuyện thạch tín, có thể yêu cầu ông ta đưa mẫu nước đi kiểm định hàng tuần và làm nhiều việc khác thuộc trách nhiệm của ông ta nhưng từ lâu ông ta đã giả vờ quên. Và ít nhất thì sau đó bạn đã có câu trả lời về những vấn đề mà những người dân như bạn muốn kiểm tra.

Người ấy là ai mà quyền to vậy" Thưa bạn, người đó chính là ông đại biểu Quốc hội ở cách nhà bạn không xa. Ông ấy là Người Dân Lớn, lớn hơn bạn, nhiều quyền hạn hơn bạn, vì ông ấy đại diện cho vài chục ngàn dân chứ có ít đâu. Ông ấy có thẻ miễn trừ, có tiếng nói ở cơ quan quyền lực cao nhất nước. Xem ra bạn chỉ có thể kiểm tra mọi chuyện như chuyện nhà máy nước, chuyện giải tỏa đất đai, chuyện chống tham nhũng... qua Người Dân Lớn ấy.

Nhưng tại sao lâu nay bạn và mấy ông hàng xóm không biết nhờ ông ấy" Đơn giản vì ông ấy, cái ông nghị chỗ bạn lại muốn ẩn mình, có thể vì quá khiêm tốn đó thôi. Ông ấy quên rằng, những Người Dân Lớn tức là Ông Chủ Lớn, được hiến pháp dành cho quyền kiểm tra những người luôn tự nhận là công bộc (đầy tớ) của nhân dân. Và nếu ai quên như vậy thì khẩu hiệu " dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" chỉ là lời nói suông mà thôi.

Nguyễn Quang Thân
Thể thao&Văn hóa số 90, 28/07/2007 (VietNam)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Luật Sư Nguyễn Quang Trung thay mặt các dân cử gốc Việt, phát biểu tại phiên họp Hội Đồng Thành Phố về dự án mở sòng bài
Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về vấn đề trên qua cuộc trao đổi sau đây do Nguyễn Khanh thực hiện hầu quý thính giả.
Phong Trào Xanh Việt Nam - Green Vietnam Movement - Chủ Động Ứng Phó Với Thảm Trạng Ô Nhiễm Môi Sinh Ở Việt Nam.
Thế kỷ hiện nay có nhiều biến động. Qua các yếu tố, chính yếu là vật chất, thế giới chúng ta đang sống, ngày càng thu nhỏ lại
Mấy năm trước đây, khi Tổng-Thống Bush lên tiếng kêu gọi toàn cầu tiếp tay chống khủng-bố thì Việt-Nam
Mỗi sáng chủ nhật trong tháng 9, thiền sư sẽ thuyết pháp và tu viện mở cưa" để đại chúng có thể tới nghe
Loạt bài ký sự tham luận về Phong thủy, tử vi số và huyền học của PTTVG Song Lộc (626) 289-8467.
Gần đây thế giới ghi nhận nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng. Sự tăng trưởng đã làm cho Thái Lan lo ngại
Khi doanh nhân người Mỹ tên Hoan Nguyễn đến Việt Nam cách đây 1 thập niên với những dự án xây dựng một ngôi trường quốc tế
Ngược lại, một cơn chấn động nhỏ ở xứ này lại có thể đảo lộn trật tự xứ khác và gây khủng hoảng toàn cầu trong nhiều năm liền.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.