Hôm nay,  

Lá Thư Mùa Xuân

27/11/200600:00:00(Xem: 6258)

Lá Thư Mùa Xuân

- Tuyết Mai

(Lời Tòa Soạn Việt Báo: Bái viết “Lá Thư Mùa Xuân” của Tuyết Mai, một phóng viên tự do tại tiểu bang Virginia, nêu lên một quan tâm của bà về ước mơ thành lập Hội Bảo Trợ Thương Phế Binh QLVNCH. Việt Báo trước giờ vẫn dè dặt đối với các hội đoàn hoạt động không có giấy phép bất vụ lợi tại Hoa Kỳ mà lại quyên tiền “làm từ thiện” bằng cách  gửi tiền cứu trợ về VN qua hệ thống phân phối 64 tỉnh của Bộ Tài Chánh CSVN, trong khi thực tế chính phủ CSVN đã cho nhiều hội đoàn có giấy phép tại Mỹ về VN hoạt động từ thiện, đặc biệt đối với nhiều hôị tôn giáo. Phóng viên Tuyết Mai, người trứơc giờ đã góp sức cho nhiều hội từ thiện tiểu bang Virginia, đặc biệt muốn lập hội có giấy phép Hoa Kỳ, sẽ về hợp pháp và công khai để tận tay giúp thương phế binh VNCH, không thông qua hệ thống gửi tiền 64 tỉnh của Bộ Tài Chánh CSVN. Việt Báo trân trọng giới thiệu ước mơ của phóng viên Tuyết Mai. Các câu hỏi có thể trực tiếp email về phóng viên Tuyết Mai: TuyetMai45@aol.com.)

Trước năm 1975 vào những dịp Tết Nguyên Đán, cùng lúc dân chúng náo nức chuẩn bị mừng Xuân, đón Tết thì các hội từ thiện, các Hội Phụ Nữ ở Thủ Đô cũng bận rộn tổ chức “Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ”. Người ta gây quỹ, quyên tiền, để mua quà đem đến tặng các thương phế binh đang được điều trị ở Tổng Y Viện Cộng Hòa hay các Quân Y Viện dã chiến địa phương. Các em gái hậu phương cũng hăng hái tham gia chiến dịch, hân hoan đem nhiều phần quà đến tặng các anh  chiến sĩ ở tiền tuyến.

Bây giờ ở đây  Tết Tây, Tết Ta sắp đến các hội đoàn  cũng đang bận rộn tổ chức những dạ tiệc vui Tết, mừng Xuân tha huơng. Tôi ước mong những ngưòi  có thiện tâm cùng nhau tổ chức “Cây Mùa Xuân Thương Phế Binh” như dạo nào trên quê hương mình.

Tôi có dịp về thăm VN vào mùa Hè, dưới cái nắng thật gay gắt, nóng bỏng, bụi bậm, khói xe mù mịt ở bến xe lục tỉnh, tôi gặp một người ăn xin. Anh ta bị cụt cả hai chân, ngồi trên một miếng gỗ vuông nhỏ, dưới miếng  gỗ có bốn bánh xe lăn. Anh chống tay xuống đất đẩy cái thân tàn tật nặng nề của anh lê lết ở bến xe, xin ăn. Thấy anh mặc áo rằn ri lính chiến ngày trước, tôi tò mò hỏi thăm:

“Sao anh bị tàn tật nhiều vậy"”

Anh lạnh lùng trả lời: “Tôi bị thương trong trận.. trước tôi ở đơn vị tác chiến.. Chỉ Huy trưởng của tôi là Thiếu Tá.. hiện ổng đang ở Texas…”

Anh phế binh trả lời một hơi, cho tôi có cảm tưởng anh còn nhớ rất rõ những ngày tháng cũ, nhớ đơn vị, nhớ bạn bè, đời lính chiến dọc ngang thuở nào..bây giờ kẽ mất người còn, người  nằm yên trong lòng đất Mẹ, kẻ đi Mỹ, người đi Úc, còn anh.. đang lê lết tấm thân tàn phế với chuỗi ngày dài đen tối trên quê hương..

Anh gầy ốm, nét mặt phong trần, chai đá, thấm đẩm mồ hôi vì nắng chói chang. Tôi chưa kịp hỏi gì thêm thì xe chạy, tôi phải lên xe đi.

Nhìn lại anh, từng đợt khói đen từ bô xe thổi tạt  vào mặt anh, bụi đường, nắng nóng cháy da… Tôi ứa nước mắt, làm sao tả cho hết nỗi thống khổ cùng cực của người phế binh ăn xin này" Đói rách, thiếu thốn vật chất, lẫn khổ đau, tũi nhục tinh thần. Các anh là thành phần bị bạc đãi nhất trong xã hội VN hiện nay. Các anh đang sống, đang bị đọa đày giữa quê hương mà  các anh đã hy sinh để bảo vệ. Thật đắng cay, tội nghiệp!

Trên xe tôi miên man nghỉ tới  kiếp người,  sự khắc nghiệt của tạo hóa, địa ngục của trần gian.. Tôi nghĩ đến sự bất công của Chính phủ Mỹ…có chương trình nhân đạo  trợ giúp bảo lãnh  cả gia đình những tù nhân chính trị qua Mỹ sinh sống, còn những thương phế binh hy sinh quá nhiều, bị tàn phế, không thể tự làm ăn sinh sống được thì  Mỹ bỏ rơi hoàn toàn, không có một chương trình nhân đạo nào cứu giúp!

Một lần khác trong một quán ăn, tôi gặp một người cụt chân, chống nạn bán vé số. Anh đội  nón rằn ri lính chiến nên tôi để  ý theo dõi. Anh la cà hết bàn  này qua bàn khác, rũ rĩ mời thực khách mua vé số, bị xua đuổi, rún rẩy, tủi nhục không khác gì xin ăn. Tôi hỏi thăm thì được biết anh cũng là một phế binh của QLVNCH.

Tôi trở về Mỹ với  hình ảnh những người phế binh đáng thương này, nó thôi thúc tôi phải làm gì để giúp đỡ,  để chia sẻ, để xoa dịu phần nào nỗi khổ đau, đày đọa của kiếp người.

Trong những buổi hội họp với bạn bè hay các hội đoàn tôi đề nghị tổ chức dạ tiệc mừng Xuân với mục xổ số để kiếm tiền gởi về giúp TPB. Có người có ý kiến “Vụ thương phế binh để cho mấy ông nhà binh lo”. Người có ý kiến “Tôi chỉ giúp thương phế binh của binh chủng tôi, mà binh chủng tôi không có TPB, nên khỏi lo. Bây giờ người ta chán ba cái vụ xổ số xin tiền lắm, thôi anh em lâu ngày gặp nhau vui Xuân, để anh em ăn nhậu, vui trọn vẹn”.  Vào dịp Xuân ở HTĐ có vài hội đoàn tổ chức rất huy hoàng trong những khách sạn lớn, mời ca sĩ nổi tiếng từ Cali về trình diễn, ăn chơi nhảy nhót tưng bừng; còn hình ảnh những  thương phế binh nghèo khổ chỉ là những bóng ma của dĩ vãng, không nên nhớ tới cho bận lòng.

Tôi bất mãn, sao trong tình thương, tình người người ta còn đặt ra biên giới quân sự, dân  sự, binh chủng này binh chủng nọ" Thương phế binh, dù thuộc binh chủng nào cũng là những anh hùng đã hy sinh một phần thân thể của họ cho quê hương, hy sinh cả cuộc đời họ cho Tổ Quốc VN, giờ này họ đang bị bỏ rơi, đáng cho tất cả chúng ta BIẾT ƠN và phải tận tình giúp đỡ để ĐỀN ƠN. 

Tôi ôm ấp một ước mơ, một hoài bảo, sẽ cùng những người có thiện tâm thành lập một “HỘI BẢO TRỢ THƯƠNG PHẾ BINH VNCH”, có giấy phép hoạt động như một hội từ thiện ở Mỹ thì mới có tư cách pháp nhân mở những cuộc lạc quyên lớn. Chúng tôi sẽ kêu gọi đồng hương cũng như các cựu quân nhân khắp thế giới gia nhập làm hội viên. Mỗi hội viên chỉ cần đóng góp mười đồng một năm thì hội cũng có một số tiền lớn có thể thực hiện được nhiều chương trình lớn; thay vì gây quỹ xuân thu nhị kỳ,  chỉ có thể gởi chút ít làm quà  tinh thần, chứ không giúp ích nhiều trên  thực tế.

Tôi nghĩ đến kế hoạch quy mô, dài hạn, Hội Bảo Trợ TPBVNCH nên lập danh sách hội viên khắp thế giới, rồi gởi thư định kỳ tới các hội viên  những hình ảnh  thương tâm và  lời kêu gọi thiết tha; với phương tiện có sẳn là bao thư có tem, có địa chỉ, do Hội  gởi đến, nhiều cựu quân nhân sẽ hoan hỉ bỏ vào phong thư ngân phiếu  giúp đỡ hơn là lâu lâu mua vé để  dự một dạ tiệc giúp thương phế binh.

Chương trình BẢO TRỢ cũng là một cách hữu hiệu để giúp đỡ thương phế binh. Những ân nhân có thể  bảo trợ trực tiếp  một Thương Phế Binh bằng cách tặng  $240.00 một năm (với $20.00 một tháng TPB cũng tạm sống qua ngày). Nếu người tổ chức có uy tín, tạo được niềm tin và được sự hỗ trợ mạnh  mẽ của các cơ quan truyền thông báo chí thì chương trình bảo trợ  “HUYNH ĐỆ CHI BINH” sẽ  thành công.

Chỉ cần một vài người khởi xướng, đào xới, tạo một miếng đất màu mở thì hằng ngàn người sẽ sẵn sàng tiếp tay, gieo trồng vào mãnh đất đó những hạt giống từ bi, nhân ái.

Chúng ta may mắn được  tới định cư ở ngoại quốc, đời sống có vất vả nhưng nay cũng tạm ổn định. Còn lại quê nhà mình biết bao nhiêu TPB đói khổ.  Họ chẳng những thiếu thốn về vật chất mà cũng rất tủi nhục về tinh thần. Biết bao nhiêu phận đời bất hạnh đang trông chờ từ tâm của tất cả chúng ta.

Đã bao nhiêu mùa Xuân qua các anh em TPB  sống trong cảnh đói rách, tủi nhục ở quê nhà" Mùa Xuân này chúng ta nên hy sinh một chút, hy sinh một bịch thuốc lá, một cái áo đẹp, một bữa nhậu nhẹt XO với bạn bè, cùng nhau chúng ta có thể đem lại cho các anh em TPB một mùa Xuân vui tươi, thấm đẫm tình người.

Không phải chỉ có Thượng Đế mới có quyền năng ban phát sự mầu nhiệm, mà chính chúng ta cũng có thể tạo được sự  nhiệm mầu, chính chúng ta cũng có thể đem lại niềm vui và thay đổi được sự sống của một kiếp người.

Tình thương xuất phát từ trái tim của chúng ta ở đây, hôm nay sẽ biến thành những hạt cơm nhân ái để nuôi dưỡng và đem lại niềm tin yêu cho những anh em bất hạnh bên kia bờ Thái Bình Dương. Mùa Xuân đến, ước mong có nhiều đồng hương, nhất là những cựu quân nhân dành một phút ưu tư, thương tưởng đến những anh em TPB đang dở sống dở chết ở quê nhà.

“Lá lành đùm lá rách”, “Miếng khi đói bằng gói khi no”, “Một cây làm chẳng nên non, ba cây dụm lại nên hòn núi cao”, những câu ca dao này tuy giản dị, mộc mạc nhưng nó hàm chứa một ý nghĩa  vô cùng sâu sắc. Một đóng góp nào của đồng hương dù ít dù nhiều cũng đem lại nguồn hạnh phúc lớn lao cho nhiều mảnh đời bất hạnh. Ước mong có nhiều đồng hương khởi xướng và hưởng ứng chiến dịch “Cây Mùa Xuân TPB”, cùng nhau chúng ta nối vòng tay nhân ái, đem yêu thương trải rộng về những anh em TPB đang bị bỏ rơi, khốn khổ ở quê nhà.

MỘT CON CHIM ÉN KHÔNG THỂ ĐEM LẠI  MÙA XUÂN, NHƯNG NHIỀU  CON CHIM ÉN CÓ THỂ. 

Không có những tấm lòng vàng ở hải ngoại xa xôi thương xót , giúp đỡ thì các anh em TPB biết trông chờ ai"

Tuyết Mai: TuyetMai45@aol.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.