Hôm nay,  

Lười đọc báo Đảng hay chán Đảng?

08/06/202220:47:00(Xem: 3895)
Chính luận

beer

Sống lâu bao nhiêu đảng Cộng sản Việt Nam càng lộ ra nhiều “chứng tật”, nhưng ngoài chứng suy thoái tư tưởng và đạo đức lối sống đang đe dọa sự sống còn của chế độ, cán bộ, đảng viên còn mắc bệnh “lười đọc báo đảng” khiến công tác xây dựng,chỉnh đốn đảng không đi đến đâu.

Hiện tượng này không mới nhưng nan giải vì đã diễn ra từ lâu mà không sao chữa được. Thậm chí, nhân dân chỉ dùng báo đảng để “gói đồ” hay “làm vệ sinh”, theo lời ông Bùi Tín, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Nhân Dân. Nhân Dân, báo hàng ngày và Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận chính trị của Trung ương đảng do Ban Tuyên giáo phụ trách, là hai báo chính thức được yêu cầu các  Ban và Tổ chức đảng mua và đọc để học tập làm theo. Tuy nhiên, rất ít người đã đọc, kể cả cấp lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương, nhân dân lại càng hiếm.

Một nhân vật nguyên là lãnh đạo cao cấp của tờ báo này là ông Bùi Tín, phó tổng biên tập, nói với BBC từ Paris khi còn sống rằng: “Báo Nhân dân ‘dùng để gói đồ là chính’.

“Ngay từ khi (tôi còn) ở trong nước, người ta đã nói là báo Nhân dân để làm những việc phục vụ xã hội như để gói đồ là chính…Thậm chí họ dùng chữ để làm vệ sinh là chính chứ không phải để đọc…Lúc đó tôi cũng tự ái”.

Cố Đại tá Bùi Tín đã đào nhiệm khi sang công tác tại Pháp năm 1990. Trước khi qua đời vì bệnh  năm 2018, ông là một trong số người lưu vong chống đảng CSVN mạnh nhất.

BBC kể: “Bản thân ông Tín từ khi qua Pháp đến nay cũng ‘chẳng bao giờ đọc’ báo Nhân dân, tờ báo mà ông đã từng là một trong những người chịu trách nhiệm chính.”

Ông nói với BBC: “Với tư cách người đọc báo, tôi quan tâm đến những nguồn cho mình thông tin hay nhất, lạ nhất, mới nhất. Trong khi đó, báo Nhân dân, thì cũng một kiểu viết cổ lỗ theo kiểu công thức và đưa toàn những tin người ta đã biết rồi nói mãi”.

Ông cũng thừa nhận Nhân dân là tờ báo ‘ép đọc’. “Họ (Đảng) ra gần như là mệnh lệnh bắt buộc chi bộ nào cũng dùng tiền nguyệt liễn đóng hàng tháng của đảng viên để mua báo Nhân dân về đọc,” ông nói. Có cơ quan bắt buổi sáng hoặc buổi trưa có giờ đọc báo và tập trung tất cả đảng viên đọc báo,” ông cho biết, “Họ ép phải đọc như vậy.

Ngay cả các đảng viên cao cấp ông cũng cho rằng ‘chẳng có ai đọc đâu’ vì ‘thời gian đâu để mà đọc những bài mà đọc câu trên đã đoán ra câu dưới rồi’.

Ông nói là ngoài các đảng bộ đặt mua thì báo Nhân dân gần như không có khách hàng nào khác ngoại trừ ‘một số nơi như khách sạn, nhà nghỉ có sẵn tiền đặt mua để cho đủ thứ báo’ trên kệ.”  (BBC, ngày 11/04/2012)

THỜI HỒ CHÍ MINH

Tình trạng ngại đọc báo đảng từng được người sáng lập ra đảng CSVN, ông Hồ Chí Minh nhắc nhở trong bài viết “Cần phải xem báo Đảng” trên Báo Nhân dân số 179 ngày 22/6/1954.

Theo Tạp chí Tuyên Giáo, ngày  30/5/2022 thì: “Bài viết “Cần phải xem báo Đảng” ngắn gọn nhưng súc tích… Đến nay, sau 68 năm bài báo ra đời, câu chuyện Bác nêu vẫn còn tính thời sự và có giá trị gợi mở cho chúng ta suy nghĩ về 2 vấn đề: một là, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của báo Đảng; hai là, về “bệnh lười” đọc báo Đảng của cán bộ, đảng viên. “

 

Ông Hồ viết: “Đảng ta mạnh vì Đảng ta tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí, suốt từ trên xuống dưới. Tờ báo của Đảng có nhiệm vụ làm cho tư tưởng và hành động thông suốt và thống nhất… Tờ báo Đảng như những lớp huấn luyện giản đơn, thiết thực và rộng khắp. Nó dạy bảo chúng ta những điều cần biết, cần làm về tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo và công tác. Hàng ngày nó nâng cao trình độ chính trị và năng suất công tác của chúng ta…Nếu cứ cắm đầu làm việc, mà không xem, không nghiên cứu báo Đảng, thì khác nào nhắm mắt đi đêm; nhất định sẽ lúng túng, vấp váp, hỏng việc…”

Tuy nhiên, vô số cán bộ, đảng viên đã không nghe và làm theo lời dậy của ông Hồ cho nên Ban Tuyên giáo phải cảnh báo: “Nếu mỗi chủ thể không nhìn nhận đúng việc cần làm, phải làm, sẽ có thể dẫn đến làm suy yếu tiếng nói của Đảng, ngọn cờ tư tưởng của Đảng, diễn đàn của nhân dân cũng là làm suy yếu đi một trong những phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng ta.”

NHỮNG DẤU HIỆU CHÁN BÁO ĐẢNG

Nhưng tại sao đảng viên lại dám “chán” báo đảng đến mức phải nhắc nhở ? Tạp chí Tuyên giáo nêu ra những lý do như sau:

-Thứ nhất, là: “Tư duy “xem nhẹ” việc mua và đọc báo, tạp chí lý luận chính trị ở một bộ phận cấp ủy, cán bộ, đảng viên. Có những cấp ủy không sử dụng kinh phí được quy định để mua báo, tạp chí Đảng mà dùng vào việc việc khác, hoặc có mua nhưng không đọc, nghiên cứu.”

Như vậy phải chăng họ đã ngán bảo đảng đến tận mang tai vì nội dung tuyên truyền,khô khan, xơ cứng, giáo điều Cộng sản Mác-Lênin và thông tin chậm như rùa, hay vì họ đã lạnh nhạt với đảng đến độ muốn cắt đứt mọi liên hệ với đảng ?

-Thứ hai : “Một số tờ báo, tạp chí trong tư duy đổi mới, chưa đồng bộ giữa đổi mới công nghệ và đổi mới đội ngũ, nâng cao chất lượng thông tin. Đổi mới theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, bắt kịp công nghệ phải bắt đầu từ con người, từ đổi mới tư duy và năng lực tiếp nhận cái mới, làm chủ công nghệ, tổ chức thông tin “đúng” và “trúng” với yêu cầu nhiệm vụ và nhu cầu của bạn đọc.”

Thì ra, ngoài “bệnh lười mua và chán đọc” của những người có trách nhiệm phải mua và bổn phận cần đọc còn có khuyết điểm chậm đổi mới cách nghĩ và cách làm báo của mỗi Ban Biên tập của tờ báo.

Những “nhà báo cán bộ” đã không sao thoát ra khỏi gọng kìm tư tưởng và định hướng của Ban Tuyên giáo bắt các báo phải ưu tiên đặt quyền lợi đảng trong mọi thông tin khiến tính hấp dẫn và “tự do báo chí” biến mất trong các tác phẩm.

Đó là lý do báo Tuyên Giáo phải nhìn nhận để nhắc cán bộ, đảng viên: “Đương nhiên, báo, tạp chí chính trị không phải là loại hình báo giải trí, nên khó hấp dẫn, thu hút người đọc. Nhưng đối với cán bộ, đảng viên, độ hấp dẫn của báo, tạp chí Đảng trước tiên đến từ sự cần thiết, tính định hướng, tính chính thống. Có đọc, có nghiền ngẫm thì mới trang bị được “phương pháp tư duy, phương pháp nhận thức, phương pháp tư tưởng, có phương pháp đúng thì sẽ có nhận thức đúng, đánh giá đúng vấn đề và giải quyết đúng vấn đề”

Nhưng cứ phải bị nhét vào tai, đập vào mắt những điều “nói dai và nói dài” khô như ngói và chậm hơn rùa bò thì ai còn muốn nghe nữa nên bắt buộc phải “lười” để dành thời giờ cho việc khác hữu ích hơn.



Đối với đảng, hành động thối thoái này, dù cớ này  hay cớ khác, theo Tuyên giáo: “Thực chất là “che giấu bệnh lười”. Nguy hiểm hơn, với nhận thức và ứng xử “xem nhẹ” đó có thể vô hình trung làm đánh mất vai trò, suy yếu sức mạnh tiếng nói của Đảng, triệt tiêu một công cụ quan trọng trong phương thức lãnh đạo của Đảng.”

TRẦN QUỐC VƯỢNG-TUYÊN GIÁO

Vì cậy, khi còn tại chức, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký Thông báo số 173-TB/TW và Chỉ thị 44 của Ban Bí thư việc đọc để học tập, trong vòng một tháng, từ đầu tháng 4/2020 cho tới đầu tháng 5/2020, về “việc một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức chưa sâu sắc về ý nghĩa, tác dụng của báo, tạp chí của Đảng, sách LLCT trong sinh hoạt Đảng và cuộc sống.”

Theo nhận xét của báo Quân đội Nhân dân (QĐND) thì: “ Điều này cho thấy Đảng đã nhìn rõ nguyên nhân nhiều tổ chức đảng ở địa phương, cơ quan, đơn vị, cá nhân, đảng viên, cán bộ còn yếu kém có một phần do không chịu đọc, nghiên cứu báo, tạp chí, sách lý luận của Đảng, từ đó dẫn tới sa sút ý chí chiến đấu, dao động tư tưởng, là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". (báo QĐND, ngày 05-05-2020)

Trước những thái độ lạnh nhạt với báo đảng của cán bộ, đảng viên càng gày càng báo động, Ban Tuyên giáo, ngày 30/05/2022, đã lưu ý các cấp cần “quan tâm đến củng cố và phát triển báo, tạp chí Đảng”.

Ban Tuyên giáo yêu cầu đảng viên phải: “Nhận thức rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng đặc biệt của báo, tạp chí Đảng là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng, ngọn cờ đầu trong công tác tư tưởng, lý luận, củng cố và tăng cường sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội và lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.”

Vì vậy,  “Các cấp ủy Đảng là cơ quan chủ quản phải luôn quan tâm, theo dõi sát sao, tạo điều kiện, nguồn lực về mọi mặt để tờ báo phát triển xứng tầm, có vị thế xứng đáng với vai trò, nhiệm vụ.”

Để hoàn tất nhiệm vụ này, Tuyên giáo lưu ý: “Các cơ quan báo chí phải thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ người làm báo, đổi mới nội dung, hình thức, có chiến lược phát triển theo hướng tiếp cận công nghệ hiện đại; xây dựng đội ngũ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, tinh thông nghiệp vụ, có khả năng nắm bắt và hành nghề trong hệ sinh thái công nghệ số.”

Báo chí cũng được khuyên : “Phải luôn “lắng nghe” để “Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng”. Lắng nghe bạn đọc là cán bộ, đảng viên và nhân dân, hiểu rõ tâm lý, hành vi, nhu cầu của công chúng báo chí trong thời kỳ hiện nay.”

Ngoài ra, báo cũng được khuyến cáo phải: “Phát triển “hệ sinh thái” các loại hình báo chí đa phương tiện, đa nền tảng, phát huy vai trò của sản phẩm báo in truyền thống với sản phẩm báo chí công nghệ hiện đại” để có thể “song hành dài lâu cùng báo, tạp chí điện tử…”

Bởi vì, Tuyên Giáo cho hay : “Theo phản ánh từ thực tiễn, “nhiều cán bộ chính quyền và các ban ngành, đoàn thể cấp xã, phường, cán bộ trưởng khu phố, tổ trưởng tổ dân phố phần lớn là những người lớn tuổi, có hạn chế đối với báo điện tử, rất cần có tờ báo, tạp chí Đảng hằng ngày để vừa cập nhật thông tin thời sự chính trị - xã hội, vừa làm tư liệu tuyên truyền trong nhân dân.”

Ngoài Nhân Dân và Tạp chí Cộng sản, đảng còn khuyên dân nên đọc và bảo vệ các báo tỉnh, thành phố, cơ quan của đảng bộ địa phương, coi đó là “tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân.”

ĐẢNG ÉP DÂN PHẢI ĐỌC

 

Nhưng nhân dân chưa bao giờ thừa nhận báo đảng là “tiếng nói của mình” vì dân chưa bao giờ được làm chủ báo và không được giao bất cứ nhiệm vụ gì với báo đảng. Bằng chứng chính quyền  ép dân phải đọc báo đảng đã ghi trong Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ký ngày 28 tháng 12 năm 1996.

Chỉ thị yêu cầu các cấp uỷ đảng và tổ chức đảng các cấp, các ban ngành, đoàn thể phải Tổ chức tốt việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng.

Chỉ thị còn ra lệnh các cấp đảng phải: “ Tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân mua và đọc báo, tạp chí của Đảng; đưa tin, viết bài, góp ý kiến xây dựng báo chí đảng.”

Ngoài ra còn phải : “Quan tâm chỉ đạo tốt công tác phát hành báo, tạp chí của Đảng (kể cả phát hành lẻ) một cách rộng khắp đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên, nhân dân và bạn đọc, đặc biệt quan tâm miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tổng cục Bưu điện tăng cường tổ chức phát hành báo chí của Đảng, xem xét việc giảm giá cước phát hành báo và giá cước truyền báo Nhân Dân.”

Chỉ thị còn nhấn mạnh: “Mỗi chi bộ đảng, mỗi uỷ ban nhân dân, hội dồng nhân dân xã, phường, mỗi cơ sở Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong cả nước đều có báo Nhân Dân (hằng ngày) và các báo của đảng bộ địa phương mình. Mỗi đảng bộ cơ sở đều có ít nhất một tạp chí Cộng sản. Có các hình thức phù hợp để đảng viên, đoàn viên và nhân dân thường xuyên đọc, nghiên cứu báo và tạp chí của Đảng, hiểu rõ, nắm vững và thực hiện có hiệu quả đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước.”

Vậy tiền mua báo đảng lấy đâu ra?

Chỉ thị của Lê Khả Phiêu quy định: “Các cơ quan đảng, cơ quan hành chính, sự nghiệp, các đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang, các loại doanh nghiệp cần cấp đủ kinh phí để mua báo và tạp chí của Đảng.

Các địa phương, cơ sở, các cấp uỷ đảng và chính quyền phải chủ động cấp kinh phí mua báo chí của Đảng. Các tỉnh uỷ, thành uỷ phải có sự chỉ đạo để đảm bảo cân đối kinh phí trên địa bàn.”

Như vậy rõ ràng tiền dân làm ra lại phải chi tiêu cho báo đảng để nuôi sống cán bộ báo chí làm công tác tuyên truyền cho đảng.

Điều vớ vẩn là ở chỗ việc gì ở Việt Nam cũng do đảng nhân danh nhân dân để làm, nhưng không cho phúc lợi của dân mà để phục vụ cho quyền lợi và vị trí cầm quyền của đảng.  Bằng chứng là đảng đã lạm dụng “nhân dân” để đặt tên cho “báo Nhân dân”, báo “Quân đội nhân dân”, hay “Quân đội nhân dân”  và “Công an nhân dân”

Những “chiếc bánh vẽ này” là nguyên nhân khiến dân lạnh nhạt với báo Đảng. Ngoài ra trình độ hiểu biết và khả năng sử dụng các phương tiện điện tử để theo dõi tin tức của dân Việt Nam đã cao hơn từ hai thập niên qua nên đảng không còn lừa dân được nữa.

Phạm Trần

(06/022)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Gạo là lương thực chính yếu cho phân nửa nhân loại, nhưng các nước sản xuất được bao nhiêu thì tiêu thụ gần hết tại chỗ nên chỉ còn một tỷ lệ nhỏ được buôn bán ra thị trường quốc tế
Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Và đã đến lúc chính phủ Hoa Kỳ thấy rằng nhìn nhận sự tác hại của chất Dioxin quân đội Hoa Kỳ đã dùng trong chiến tranh là một thái độ hòa giải với nhân dân
Ai cũng biết Việt Nam không có dân chủ. Khác với chế độ độc tài của Saddam Hussein, chế độ độc tài của Việt Nam là chế độ Cộng sản mà chính quyền Mỹ đã từng nhắc nhở chúng ta
Tuần qua, dư luận chống Bush được tăng viện với lời phát biểu của Tướng Colin Powell. Viên Ngoại trưởng cũ của ông Bush nói rằng Iraq bị nội chiến về thực tế, và lời phát biểu của ông
Vừa nghe tiếng điện thoại reo lên trong đêm, phá tan bầu không khí yên lặng của bầu trời đêm Hà Nội một ngày đầu đông... tôi vội vàng nhấc máy. Đầu dây tiếng lập cập quen thuộc - vì ngôn ngữ
Trong lúc đảng Cộng sản Việt Nam phấn khởi được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization, WTO) và hoan hỷ hoàn tất tốt Hội nghị APEC thì cán bộ, đảng viên lại
Sự đắc cử của Giám Sát Viên Quận Cam Lou Correa vào chức vụ Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang đã tạo cơ hội hiếm có cho một ứng cử viên gốc Việt có thể đắc cử vào chức vụ Giám Sát Viên Quận Cam
Với viễn ảnh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, một hồ sơ mà Việt Nam cần chú ý là chế độ trợ giá lúa gạo trên thế giới vì gạo là nông sản trọng yếu của Việt Nam và chi phối sinh hoạt
Thể theo lời yêu cầu của một số đông học viên, tác giả xin mượn trang báo này để trình bày một cách chi tiết về hệ thống máy chụp hình, được dựng lên tại nhiều ngã tư với mục đích chụp
Trước năm 1975 vào những dịp Tết Nguyên Đán, cùng lúc dân chúng náo nức chuẩn bị mừng Xuân, đón Tết thì các hội từ thiện,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.