Hôm nay,  

Carrie Spector | Tâm Thường Định Lược Thuật: Làm Thế Nào Để Xoa Dịu Sự Căng Thẳng Của Trẻ Em? Nghiên Cứu Của Đại Học Stanford | How to calm a stressed kid? A one-minute video can help, according to Stanford researchers

01/12/202116:43:00(Xem: 5258)
TAM-THUONG-DINH-3
Ảnh: Oanh Vũ GĐPT Trúc Lâm, Chicago, IL



Làm thế nào để xoa dịu sự căng thẳng của trẻ em?

Video chỉ dài một phút có thể giúp ích cho bạn thực hiện điều nay, theo các nhà nghiên cứu Stanford.

Một nghiên cứu của trường đại học Stanford cho thấy phương pháp hít thở chậm và sâu vài lần làm giảm sự kích thích sinh lý của trẻ trong môi trường hàng ngày rất đáng kể.

Đây lẽ ra là một trong những điều đầu tiên mà cha mẹ hay giáo viên nên nói cũng như hướng dẫn cho một đứa trẻ đang khó chịu: “Hãy hít thở sâu”. Tuy nhiên tìm hiểu về tác động của việc hít thở sâu đối với phản ứng căng thẳng của cơ thể đã hoàn toàn không được quan tâm ở trẻ nhỏ, mà phần lớn chỉ tậm trung cho người lớn nhưng lại thường chỉ diễn ra trong các phòng thí nghiệm ở đại học, khiến cho việc áp dụng thậm chí rất với cuộc sống thực tế của trẻ em.

Nghiên cứu mới này là nghiên cứu đầu tiên cho thấy rằng chỉ cần hít thở chậm và sâu vài lần sẽ làm giảm sự kích thích sinh lý đáng kể của trẻ nhỏ. Bằng cách đo lường các tác động trong môi trường tự nhiên như cắm trại ban ngày và tại sân chơi, nghiên cứu đồng thời cũng mang tính đột phá, phản ánh sự tiếp cận gần gũi trải nghiệm với trẻ em hơn là việc chỉ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Với video hoạt hình ngắn này được phát triển cho nghiên cứu hiện được phổ biến miễn phí trực tuyến, cung cấp một phương tiện đã được chứng minh có thể được sử dụng trong lớp học nhằm giới thiệu cho trẻ em cách hít thở sâu như một cách tự do thoải mái. Nó cũng có thể giúp cha mẹ chuẩn bị cho trẻ em trước một tình huống căng thẳng tiềm ẩn – chẳng hạn như một cuộc hẹn tiêm vắc-xin, hoặc một cuộc tụ tập vào kỳ nghỉ.

Tác giả chính của nghiên cứu, Jelena Obradović, là phó giáo sư tại “Stanford Graduate School of Education – GSE” cũng như giám đốc Dự án “Adaptation and Resilience in Kids” (SPARK Lab) cho biết: “Nghiên cứu này chỉ ra việc hít thở sâu và chậm trong môi trường hàng ngày có thể có tác động đáng kể đến tâm sinh lý căng thẳng của trẻ. Nhưng nếu chỉ bảo trẻ hít thở sâu có thể là không đủ – trẻ cần có sự hỗ trợ các chuyên môn. Vì vậy, chúng tôi rất vui vì chúng tôi cũng có thể cung cấp một công cụ dễ sử dụng giúp trẻ em học kỹ thuật này ”.

Nghiên cứu được đồng ủy quyền bởi cộng sự nghiên cứu GSE, Michael J. Sulik và nghiên cứu sinh tiến sĩ Emma Armstrong-Carter, được phổ biến vào ngày 16 tháng 11 trên tạp chí Developmental Psychobiology.

Thí nghiệm hiện trường thực tế

Các phương pháp thực hành chánh niệm kết hợp hít thở sâu, chẳng hạn như yoga và thiền, đã được đưa vào lớp học tại nhiều trường học. Nhưng trước nghiên cứu này, nhiều nghiên cứu đã không chỉ ra rõ ràng liệu bản thân nhịp thở chậm có thể làm thay đổi đáng kể phản ứng căng thẳng sinh lý của trẻ nhỏ hay không.

Các nhà nghiên cứu cho biết, họ đã đặt ra mục tiêu cô lập hoạt động thở và điều tra tác động của nó – tiên liệu và cân nhắc tình huống thực tế, bao gồm việc trẻ nhỏ có thể không có khả năng hít thở sâu dù chỉ vài phút và chúng cần được giúp đỡ để học cách thực hành theo.

Obradović nói: “Khi bạn yêu cầu trẻ nhỏ hít thở sâu, nhiều người không thực sự biết cách hít vào và thở ra từ từ, nếu chúng chưa được đào tạo bất kỳ khóa học nào. Nó không thuộc về bản năng của trẻ nhỏ. Các trẻ sẽ thành công hơn trong việc hít thở sâu vài lần nếu có hướng dẫn cụ thể bằng hình ảnh.”

Để giúp học sinh tiểu học học kỹ thuật này, các nhà nghiên cứu đã làm việc với một nhóm nghệ sĩ tại RogueMark Studios, có trụ sở tại Berkeley, California, để sản xuất một video dài chỉ một phút. Video hoạt hình hướng dẫn trẻ nhỏ cách hít vào từ từ bằng cách giả vờ ngửi một bông hoa và thở ra bằng cách giả vờ thổi nến. “Từ quan điểm thực dụng,” Obradović nói, “chúng tôi nghĩ rằng một chuỗi rất ngắn, bốn nhịp thở, dường như có thể thực hiện được với lứa tuổi này.”

Trong quá trình thực nghiệm của họ, các nhà nghiên cứu Stanford đã tuyển chọn 342 trẻ nhỏ – trung bình 7 tuổi – với sự cho phép của cha mẹ, tại bảo tàng việc dành cho trẻ em, sân chơi công cộng và trọn ba ngày trại hè ở Khu vực Vịnh San Francisco.

Khoảng một nửa số trẻ em được chỉ định vào một nhóm để xem video hoạt hình có hướng dẫn thở sâu. Những người còn lại xem một video thông tin có các hình ảnh động tương tự nhưng không liên quan đến bài tập thở.

Tất cả trẻ em được xem video được chỉ định của chúng trong các nhóm nhỏ, tại các bàn được đặt gần địa điểm nơi chúng được tuyển dụng, để duy trì một khung cảnh tự nhiên cho nghiên cứu. Cũng để phù hợp với cách tiếp cận thực tế đối với dự án nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã không giám sát trẻ em hoặc khuyến khích thêm để thực hiện hướng dẫn thở sâu.

Cách tiếp cận “có chủ đích điều trị” này – phân tích tất cả các đối tượng, cho dù họ có tham gia hay không – được coi là đáp ứng cái nhìn sâu sắc hơn về hiệu quả tiềm năng của nó khi được áp dụng trong các môi trường nhóm hàng ngày, như lớp học, nơi Obradović nói không phải ai cũng có khả năng tham gia.

Đo lường phản ứng của cơ thể đối với những thách thức hàng ngày

Các nhà nghiên cứu đã đo hai đặc tính sinh học ở tất cả những người được tuyển dụng: nhịp tim và rối loạn nhịp xoang hô hấp (RSA), đề cập đến tốc độ thay đổi của nhịp tim khi một người hít vào và thở ra.

Theo Obradović, RSA đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến nhịp tim và nó có liên quan đến khả năng điều chỉnh cảm xúc, tập trung sự chú ý và tham gia vào các công việc của trẻ.

Obradović cho biết: “Khi nói đến việc đo lường tác động của hít thở sâu đối với sinh lý căng thẳng, RSA có vẻ là dấu hiệu sinh học thích hợp nhất. RSA là thước đo thuần túy duy nhất đánh giá hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, hệ thống mà chúng tôi đã phát triển để giúp đối phó với những thách thức hàng ngày…”

Sự thay đổi trong các biện pháp là rất sâu sắc: RSA tăng lên và nhịp tim chỉ giảm khi phản ứng với video hít thở sâu và hiệu quả lớn hơn trong nửa sau của video, bao gồm hầu hết các bài tập thở sâu. Những đứa trẻ trong nhóm đối chứng không có sự thay đổi trong cả hai biện pháp.

“Những phát hiện của chúng tôi cho thấy việc hướng dẫn một nhóm trẻ thực hiện bài tập thở nhịp độ chậm trong một phút ở khung cảnh hàng ngày có thể làm giảm đáng kể mức độ kích thích sinh lý trung bình,” Obradović nói.

Nghiên cứu sâu hơn nên xem xét tác động của việc hít thở sâu ở nhóm tuổi này sau một trải nghiệm căng thẳng hoặc thử thách, cô nói. “Nhưng thực tế là trẻ em ở độ tuổi này có thể điều chỉnh tâm sinh lý căng thẳng của chúng ngay cả khi chúng tương đối bình tĩnh, hứa hẹn rằng kỹ thuật này thậm chí sẽ còn hiệu quả hơn khi chúng thất vọng hoặc khó chịu.”

Độc giả có thể truy cập phiên bản đầy đủ của video với phần giới thiệu về hít thở sâu, hoặc video ngắn hơn chỉ có phần thực hành phương pháp này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nguyễn Minh Triết đã tới New York vào ngày 18 tháng 6 và đang có những hoạt động nhằm ngụy biện cho chế độ độc tài đảng trị.
Kể từ ngày 18/6/2007, ông Nguyễn Minh Triết sẽ công du Hoa Kỳ với tư cách đại diện cho nước CHXHCNVN. Là vị nguyên thủ quốc gia
Thành viên của Hiệp Hội Ký Giả Truyền Thông Báo Chí Chuyên Nghiệp tin tưởng rằng khai sáng thông tin cho công chúng
Chuyến thăm viếng của ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến Hoa Kỳ từ ngày 18/6 đến 22/6/2007 xem như đã dàn xếp xong
Chiều thứ bảy sau khi hoàn tất Khóa Huấn Luyện Sư Phạm thiện nguyện cho Trung Tâm Giáo Dục Hông Y Nguyễn Văn Thuận
Khi "nhập gia" Huê Kỳ vì phải "tùy tục" mà mỗi năm cứ đến ngày 17 tháng 6 , người Việt Nam tổ chức ngày Father's Day để nói lên lòng biết ơn của con cái đối với
Trong sự trân trọng niềm tin của tất cả quí vị quan tâm đến tình hình tại Việt Nam trong và ngoài nước, trong tinh thần chia sẻ
Tôi lớn lên trong thời Đệ Nhị Cộng-Hòa, Bố tôi là một viên-chức về hành chánh của Bộ-Nội-Vụ, trụ sở ông làm việc nằm ở góc đường Nguyễn-Du
Sau những đòn phép úp mở từ cả hai bên, cuối cùng Hoa Kỳ cũng tiếp đón Chủ tịch Nước của Việt Nam là ông Nguyễn Minh Triết.
Nhà nước Việt Nam là một trong các Chế độ Cộng sản bị Tổng thống George W. Bush lên án trước lương tâm nhân loại trong buổi lễ khánh thành
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.