Hôm nay,  

Kinh Tế Dễ Hiểu: Trọng Cung hay Trọng Cầu (Chương 16)

11/09/202114:40:00(Xem: 2725)

ECONOMICS


Hai cụm từ trọng cung (supply-side) và trọng cầu (demand-side) thường dùng cho chính sách kinh tế trong nước Mỹ (đảng Cộng Hòa trọng cung, Dân Chủ trọng cầu) nhưng đồng thời cũng thể hiện hai mô hình phát triển của Hoa Kỳ (trọng cầu) và Trung Quốc (trọng cung). Bài viết này sẽ tìm hiểu cả hai trường hợp.


  1. Trọng Cung (đảng Cộng Hòa) và Trọng Cầu (đảng Dân Chủ) trong nước Mỹ 


Trọng cung là chủ trương kinh tế của đảng Cộng Hoà từ thời Tổng Thống Ronald Reagan nhằm cắt giảm thuế má để khuyến khích người có tiền tăng gia đầu tư sản xuất. Mức cung tăng (sản xuất tăng) vừa hạ thấp giá cả hàng hóa và dịch vụ lại tạo thêm công ăn việc làm mới. Nhờ vậy mức cầu theo đó cũng tăng giúp cho kinh tế phát triển để mang lại lợi ích cho mọi thành phần trong xã hội. Giảm thuế lại thêm đồng nghĩa với hạn chế vai trò của nhà nước, tức là thu nhỏ khu vực công mà phát huy khu vực tư.


Phe chống đối cho rằng đây là chính sách kinh tế nhỏ giọt (trickle-down economics) giảm thuế để nhà giàu hưởng trước, phần còn lại dư thừa rơi rớt ban ơn mưa mốc xuống đến dân nghèo. Từ thập niên 1980 các doanh nghiệp lớn đưọc giảm thuế nên đầu tư máy móc hữu hiệu hóa dây chuyền sản xuất, xây cất hảng xưởng bên Tàu, Việt Nam trong khi sa thải công nhân ở Mỹ, sau đó lại dùng tiền mua quyền lực hay tìm ngõ ngách chạy trốn vào các thiên đường thuế vụ nên phần rơi rớt chẳng còn lại bao nhiêu cho dân nghèo húp cháo. Chính sách trọng cung bị lên án làm hạn chế sức tiêu thụ trong dân chúng nhằm trợ cấp nhà giàu (theo kiểu tá điền ngày xưa phải bớt ăn để nộp địa tô cho điền chủ) nên là nguyên nhân khiến hố sâu giàu nghèo tăng vọt ở Hoa Kỳ kể từ thập niên 1980.


Trọng cầu là chủ trương kinh tế của đảng Dân Chủ. Quan điểm này bắt nguồn từ John M. Keynes khi ông cho rằng có nhu cầu mới dẫn đến sản xuất. Quần chúng cần tiêu thụ nhưng gặp lúc kinh tế khủng hoảng, nhu cầu từ khu vực tư nhân giảm (doanh nghiệp ế ẩm giảm đầu tư, công nhân mất việc giảm ăn xài) cho nên nhà nước phải kích cầu qua các khoảng trợ cấp thất nghiệp, đầu tư xây cất hạ tầng, v.v…Như vậy nhà nước tạo ra nhu cầu mới để bù đắp vào khoảng trống thiếu hụt của tư nhân. Nhờ có nhu cầu trở lại nên doanh nghiệp mới tin tưởng đầu tư để tạo thêm công ăn việc làm. Đợi đến lúc kinh tế phục hồi thì nhà nước mới giảm chi, khi đó nhờ tăng trưởng nên mức thuế thu vào tăng để bù đắp vào các khoảng thiếu hụt ngân sách do những gói kích cầu. Chính sách này gọi là countercyclical fiscal policy - tức chi tiêu nhà nước tăng giảm đi ngược lại với chu kỳ suy thoái hay tăng trưởng của nền kinh tế tư nhân.


Dùng thí dụ dễ hiểu nếu cổ xe kinh tế chết máy nhà nước phải mồi xăng (kích cầu) thúc cho máy nổ. Máy đã nổ thì nhà nước phải rụt tay ra cho xe chạy. Tuy nhiên bàn tay lông lá của nhà nước một khi đã thò mò táy máy chẳng bao giờ chịu rút về.


Xin để ý là chử “cầu” trong trọng cầu (demand-side) hàm ý tiêu thụ (consumption) và đầu tư (investment). Chử “cung” trong trọng cung (supply-side) gồm tăng đầu tư và sản xuất (supply).


Phe trọng cầu bị lên án “tax and spend” tức nhà nước sưu cao thuế nặng để ăn xài phung phí. Lý do vì nhà nước mập mờ đánh lận con đen giữa chi tiêu (spending) và đầu tư (investment): tiền welfare khiến quần chúng ỷ lại vào của tế bần nhà nước hay là đầu tư cho tương lai? Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi!


Từ John M. Keynes cho đến nay khuynh hướng trọng cầu không còn giới hạn vào chi tiêu nhà nước phải đi ngược với chu kỳ tăng trưởng. Theo lý luận hiện thời trong xã hội có một khối người nghèo không đủ cơ hội học hành tiến thân, tức năng lực của số người này bị phí phạm vì họ trở thành gánh nặng kèm hãm nền kinh tế không phát triển trọn vẹn (người kém học vấn hoặc thất nghiệp hay làm việc lương thấp khiến mức cung giảm, lại không đủ tiền tiêu xài khiến cầu giảm.) Vai trò của nhà nước là đánh thuế nhà giàu nhằm nâng đỡ nhà nghèo để tạo công bằng xã hội thì mọi người mới có cơ hội phát triển đồng đều giúp cho xã hội thăng tiến – lý luận hay và xạo hết chổ nói cổ võ cho xã hội chủ nghĩa kiểu Biden, Bernie Sander, Elizabeth Warren, Paul Krugman và Joseph Stiglitz, lý do trong xã hội lúc nào cũng có giàu nghèo cho đến khi nhà nước đánh thuế cho mọi người cùng nghèo bình đẳng như nhau.


  1. Trọng Cung (Trung Quốc) Trọng Cầu (Hoa Kỳ)


Kinh tế Trung Quốc chú trọng tiết kiệm (high-savings rate) để đầu tư (high-investment model) nhằm tăng gia sản xuất nên gọi là trọng cung. Hoa Kỳ đặt nặng vào tiêu thụ (consumption) nên phù hợp với trọng cầu. Vài số liệu tiêu biểu:


Hoa Kỳ Trung Quốc

Đầu tư (%GDP)   21%   44%

Tiết kiệm (%GDP)   19%   44%

Tiêu thụ tư nhân (%GDP)   69%   38%


Dân Mỹ ăn xài gấp đôi dân Tàu cho nên tiết kiệm và đầu tư chỉ bằng phân nửa Trung Quốc. Tàu cung Mỹ cầu cho nên Mỹ mới thiếu nợ Tàu.


Do tiêu thụ chiếm 70% GDP ở Mỹ nên trong các thống kê thước đo về tâm lý của giới tiêu thụ (consumer sentiments) được xem là báo hiệu mức tăng trưởng của nền kinh tế, so ra còn quan trọng hơn cả số liệu sản xuất. Thí dụ nếu dân chúng lo thất nghiệp hay sợ không dám ra đường vì dịch cúm Tàu thì tâm lý của người tiêu dùng trở nên bi quan khiến dịch vụ mua bán chậm lại. Ngược lại lúc việc làm dễ kiếm và lương bổng tăng nhanh thì tâm lý của giới tiêu thụ sẽ lạc quan yêu đời tiêu xài mạnh tay.


Ngược lại tại Trung Quốc số liệu sản xuất chiếm vị trí quan trọng dự báo mức độ tăng trưởng. Cho dù đại gia Tàu (và Việt) nay ra ngoại quốc xài tiền bảnh hơn dân Mỹ nhưng nói chung đa số các gia đình Á Đông còn nhớ cảnh nghèo khó 20 năm trước nên vẫn cần kiệm nhiều hơn người da trắng. Dân Tàu (và Việt) lại để dành tiền giúp gia đình, lo bệnh hoạn, giáo dục con cái và chuẩn bị tuổi già vì mạng lưới xã hội không bằng Tây Phương. Mô hình phát triển ở Trung Quốc là ép buộc dân chúng tiết kiệm (financial repression) với lãi xuất thấp để góp vốn giá rẻ cho doanh nghiệp đầu tư. Tăng trưởng dựa vào đầu tư, lại thiếu minh bạch sinh ra lãng phí rồi dẫn đến khối nợ xấu khổng lồ. Nền kinh tế Trung Quốc (và Việt Nam) theo chính sách trọng cung nên nhỏ giọt (trickle-down economics) từ giới đại gia xuống đa số quần chúng làm tăng hố sâu giàu nghèo cho dù mang tiếng Cộng Sản. Dân tình bất mãn giúp Tập Cận Bình thừa cơ dùng chiêu bài “Thịnh Vượng Chung” (Common Prosperity) để tấn công nhằm bẻ gảy ảnh hưởng của các đại tập đoàn như Alibaba và Tencent.


Bức tranh trên chỉ mới sơ lược vì câu chuyện còn phức tạp hơn nhiều. Kinh Tế Dễ Hiểu xin dành loạt bài kế tiếp bàn về mô hình kinh tế Trung Quốc. 


TÓM TẮT

  1. Trọng cung: cắt giảm thuế để khuyến khích tư nhân đầu tư tạo công ăn việc làm. Mức cung tăng khiến hàng hóa giá rẻ

  2. Trọng cầu: có nhu cầu mới dẫn đến sản xuất nên nhà nước phải thúc đẩy sức tiêu thụ trong nước

  3. Đảng Cộng Hoà trọng cung. Đảng Dân Chủ trọng cầu

  4. Trung Quốc trọng cung. Hoa Kỳ trọng cầu. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.