Hôm nay,  

Cái Lu

21/08/201900:00:00(Xem: 3641)

Bên rạch Bà Bướm có hai vợ chồng ông Tư Cậy thui thủi sống với nhau bao nhiêu năm nay. Không biết hai người có con cái gì không mà chẳng bao giờ thấy chúng viếng thăm, mặc dù nghèo nhưng hai vợ chồng hết sức hiền đức và thương người. Ông thường đắp đất, vác đá vá con lộ chạy cặp mé rạch để cho người và xe cộ khỏi bị sụp ổ gà. Ông còn hạ cây sao bên hông nhà để bắc cây cầu qua cồn Chim, giúp người qua laị dễ dàng. Trước hiên nhà lúc nào cũng có cái lu nước và cái gáo dừa để cho người lỡ đường đỡ khát. Một hôm nọ có người lạ với giọng miền ngoài đến xin gáo nước, ông bà bảo:

 - Cứ uống thoải mái đi, có đói thì vào đây làm chén cơm.

 Người ấy tuy e ngại nhưng đói quá nên không còn sĩ diện nữa, quất luôn mấy chén với khô sặc kho keo. Ông bà hỏi:

 - Cậu ở đâu mà lặn lội tới đây cho cực vậy?

 Người ấy thưa:

 - Thưa ông bà, tôi vì nghèo đói nên tha phương cầu thực. May nhờ ông bà hiền đức cho ăn laị có lòng tử tế. Tôi rất biết ơn!

 Ông bà Tư Cậy xua tay:

 - Thôi đi cậu ơi, ơn nghĩa gì đâu mà kể công cho tui bắt mắc cỡ! nếu cậu không có nơi tá túc thì ở laị đây với vợ chồng tui.

 Nửa đêm hôm ấy, ông bà Tư Cậy cùng nằm mộng thấy một vị thần to lớn uy nghi hiện ra:

 - Ông bà hiền đức, ăn ở thuỷ chung laị có lòng thương người nên cảm đến đất trời. Ta, thực ra không phải người lỡ đường, chẳng qua là đến thử xem lời đồn đaị ấy thực hư ra sao. Nay ta đã rõ, ta báo cho hai người biết. Kể từ sáng mai, cái lu nước của hai người sẽ thành cái lu gạo, ăn bao nhiêu thì nó sẽ tự đầy laị bấy nhiêu.

 Sáng hôm sau, mặt trời chưa dậy. Bà Tư Cậy đã lui cui nướng mấy củ khoai lang để ăn  sáng và  nấu nước sôi chế bình trà cho chồng. Ông Tư Cậy ngồi vấn điếu thuốc rê, nói:

- Đêm qua tui nằm mơ thấy có vị thần bảo cái lu nước nhà mình sẽ thành cái lu gạo.

 Bà Tư Cậy giật mình:

 - Ông nói sao? Lu nước biến thành lu gạo? tui cũng nằm mơ thấy như vậy đó!

 Nghe thế cả hai bèn ra hiên nhà giở nắp xem, thì ra một cái lu gạo đầy ắp. Hai ông bà duị mắt nhìn nhau không biết rằng mình tỉnh hay mê. Thế rồi từ đó ngày ngày hai ông bà xúc gạo đi cho khắp nơi, nhưng hễ cứ múc vơi đi thì sáng hôm sau nó laị đầy ắp laị. Cũng từ đó người ta bảo nhau đó là cái lu thần.

 Bẵng đi mấy thế kỷ, rạch bà Bướm ngày trước giờ thành một thành đô to lớn và đồ sộ.  Người bốn phương tụ hội về ngày càng đông đúc, khổ nỗi quan laị thành đô chẳng biết cai trị thế nào mà dân ta thán thấu trời xanh. Cứ mỗi khi mưa xuống là nước lên lai láng, mưa nhỏ ngập nhỏ, mưa lớn ngập sâu, thậm chí không mưa cũng ngập nốt. Cồn Chim ngày xưa thì quan bán hết ráo cho gian thương rồi. Chúng đuổi dân ra khỏi đất ấy, mặc cho mồ mả tổ tiên và nhà cữa , ruộng vuờn đã có bao đời. Một hôm mưa lớn, nước ngập quá xá luôn. Tể tướng đi kinh lý bị kẹt laị, nhìn thấy nước hứng chí quá lo to:

 - Thế nước đang lên!

 Bang trưởng nghe vậy cũng sanh hào sảng, tuyên bố:

 - Rạch Bà Bướm, có bao giờ được như thế này chưa?

 Bọn nhân sĩ, trí thức thì cười chua chát:

 - Thủ dâm tinh thần hay tinh thần AQ đây?

 Riêng đám bợm nhậu thì cười té ghế, đàn bà con nít cười rụng rốn luôn:

 - Trời đất, tấu hài vậy thì anh hài chuyên giả gái kia thất nghiệp như chơi!

 Bọn dân đen ngày đêm sống với nước đen lênh láng ngập tới háng, kêu trời như bộng nhưng chẳng ăn thua gì. Quan đập bàn quát:

 - Ông gô cổ chúng mày laị bây giờ, chỉ có chút nước ngập mà dám bêu xấu triều đình, làm mất mặt quan nha!

 Bấy giờ có một vị nữ dân biểu (Nghe đâu gốc gác con cháu mấy đời của cư dân rạch Bà Bướm xưa), vừa là phó giáo sư kiêm tiến sĩ, laị là chủ tịch một cái hội: cờ lờ mờ vờ… gì đấy đăng đàn dạy dân:

 - Xưa xứ mình có cái lu thần, giờ mọi người sắm một cái lu để trước nhà có thể sẽ hết ngập!

Lập tức mọi người từ trí thức đến dân đen đều bật ngửa ra cả, người ta không ngờ bà ấy laị thong manh đến như vậy. Dân thành đô thì nghi ngờ:

 - Cái lu dồn được hết nước mưa sao?

 Mấy ông già nhiều chữ nghĩa thì nhắn tin:

 - Lu công may ra chịu nổi chứ lu riêng chịu sao thấu?

 Mấy anh sinh viên thì láu cá:

 - Hay là nhờ bà ấy nhập khẩu mấy cái lu Mông…cổ về chứa nước mưa chứ lu cồn chim xứ mình nhằm nhò gì!

Mấy anh kỹ sư và dân kỹ thuật thì có vẻ chuyên nghiệp hơn:

 - Đề nghị chị tiến sĩ cho tụi em làm thử mấy cái lu điện có thể giúp ích cho chị nhiều đấy!

Một nhóm văn sĩ thì khuyên:

- Nhân tiện đây chị làm luận cái luận án đại tiến sĩ hay siêu tiến sĩ về cái đề tài: “Lu mộng chống ngập nước cồn chim”

 Không biết bọn con nít ai dạy cho bài đồng dao mà chúng chạy chơi khắp nơi hát:

 Lu lú lù lu

 Lu còi ốm o

 Lu mo sợ lộ

 Lu cô tiến sĩ

 Lu Mỹ lu lào

 Lu cao lu thấp

 Lu cập lu căng

 Lu măn lu mọc

 Nước ngập thành đô

 Mua lu dù địa

 Lu động lu đàng

 Lu màng lu mửa

 Lu mút lu may

 Lu cay lu cú

 Nước lũ vô lu

 Nước triều cũng rút

 Lu lú lù lu

….

 Cũng may hổm rày trời không mưa, nước triều cũng chưa lên nên thành đô bớt ngập. Chị tiến sĩ mu, người gốc rạch bà Bướm năm xưa cười nắc nẻ:

 - Đấy, mọi người thấy chưa? Nhờ tôi mà lu tồn kho bán chạy, thành đô bớt ngập. Tôi đề nghị mỗi nhà phải mua lu bé còn tập thể phải có lu công! Các lu ấy vậy mà hữu dụng lắm, ngaỳ xưa rạch bà Bướm có lu thần, nay thành đô ta thì lu cần biết bao.

 

Tiểu Lục Thần Phong

7/2019

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Karmapa có nghĩa là “bậc hoằng hoá công hạnh của chư Phật” hay là "hiện thân của tất cả các họat động của chư Phật”.
Vụ Trung quốc cưỡng chiếm Trường Sa bằng nghị quyết sát nhập rơi vào quên lãng. Và chính quyền Việt Nam đã không có một hành động nào về mặt quốc tế
Chúng tôi cho rằng Trung quốc là một nước lớn, có vai trò quan trọng trên thế giới. Trung quốc mạnh lên, Trung quốc phát triển là có lợi cho sự lớn mạnh
Thấm thoát vậy mà đã trên 30 năm chúng ta xa quê hương. Thế hệ của các bậc phụ huynh nay đã luống tuổi, sẽ phải từ từ nhường lại cho các thế hệ con cháu
Hoa Thịnh Đốn.- Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra lệnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng và Nhà nước cách nay gần một năm, nhưng xem ra
Những người giao hàng định kỳ đó, trông thì có vẻ siêng năng, đều đặn, nhưng thế nào chả có lúc trái gió, trở trời hay có việc gia đình bất thường mà người đó
Bốn mươi năm trước đây, Cộng Sản Việt Nam, trong cố gắng đảo ngược thế cuộc chiến tranh vì các thất bại liên tiếp của họ vào hai năm 1966 – 1967, đã phát động
Cuối tuần này, ngày 22 Tháng 3, 2008, nhiều cộng đồng VN trên thế giới sẽ trang trọng làm lễ tưởng niệm Nhị vị Trưng Vương, hai bậc nữ lưu anh hùng dân tộc
Thứ bẩy vừa qua, 15 tháng ba năm 2008, Chư Tăng Ni và Phật tử chùa Phật Tổ, tỉnh Long Beach miền Nam California đã được hưởng một ngày mưa pháp
Khi sự kiện Hoàng Sa và Trường Sa làm mối quan hệ VN-Trung Quốc rạn nứt ít nhiều và nhất là ngưới dân VN, dân trí thức nhìn về ông anh phương Bắc
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.