Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Chuyện Buồn Vào Lúc Cuối Năm

26/12/201805:43:00(Xem: 4293)

 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Chuyện Buồn Vào Lúc Cuối Năm


blank

Năm hết, tết đến, bạn bè đang đàn đúm (tiệc tùng) vui vẻ thì South China Morning Post – số ra ngày 12/18/2018 – bỗng loan tin dữ, khiến cả đám đều hụt hẫng: “Death penalty may await Sun Bo, boss of Chinese aircraft carrier firm CSIC, for alleged spying role.”
 

Qua bữa sau, VOA cho biết thêm chi tiết:

“Ông Tôn Ba, cựu tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC), trước đó đã bị cơ quan chống tham nhũng kết tội nhận hối lộ, nhưng ít nhất có 3 nguồn tin hiểu chuyện cho biết các nhà điều tra đang xem xét những cáo buộc nói rằng ông Tôn Ba đã chuyển thông tin mật về tàu Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, cho tình báo nước ngoài.”

Trời Đất/ Qủi Thần/ Thiên Địa ơi, dân Tầu mà không bị gửi ra nước ngoài ăn cắp thông tin (rồi) chuyển về cố quốc đã là phước đức cho thiên hạ lắm rồi. Sao bây giờ lại có chuyện ngược đời vậy cà? Chả lẽ kỹ thuật làm hàng không mẫu hạm của Trung Cộng (bỗng) vượt trội “đột xuất” khiến nhân loại phải tìm mọi cách để học lóm chăng?
 

Cả đời tôi chỉ cặm cụi nghiên cứu về chiêm tinh học, và thiên văn học,  không biết nhi chiều về tầu bè/biển cả nên đành phải bỏ nhậu (một bữa) tìm hiểu cho ra lẽ. Gu gồ mấy chữ “liêu ninh” thì nhận được những cả đống thông tin, chỉ trong tích tắc:


Dân xứ Phù Tang có “nổ” lớn quá không?

Không đâu. Năm 1941, sáu hàng không mẫu hạm và gần bốn trăm chiến đấu cơ của họ đã làm rung chuyển bầu trời Trân Châu Cảng. Gần trăm năm sau, vào ngày 12 tháng 8 năm 2011, Tân Hoa Xã mới hớn hở loan tin chiếc tầu sân bay (Liêu Ninh) đầu tiên của nước Tầu đã được cho ra biển để chạy thử coi chơi: “China had sent its first aircraft carrier to sea for a trial.” Chậm tiến tới cỡ đó thì bị khi dễ là phải giá.

Mỹ và Nga cũng thế. Cả hai đều có lý do chính đáng để bỉ bôi vì chả ai lạ gì về “những bí ẩn động trời” của khối đồng nát này:

Tiền thân của tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc là khu trục hạm chở trực thăng Varyag được Liên Xô khởi công chế tạo từ năm 1985, sau khi Liên Xô sụp đổ nó thuộc sở hữu của Ukraine. Do thiếu kinh phí, dự án đã bị đình chỉ và bỏ mặc từ năm 1992 - 1998...

Khi mới kéo về ... () trông như đống sắt vụn. Toàn bộ phần thân dưới ngập trong nước của con tàu bị đóng hà, rong rêu bao phủ, phần thân trên hoen rỉ trông như một con tàu đắm vừa được trục vớt.

Sau quá trình đánh hà, cạo rỉ, tẩy rửa và làm sạch, trông con tàu đã bớt tồi tệ hơn nhưng trên thân vẫn còn những vết rỉ sét, mặt dưới mũi tàu vẫn còn phù hiệu của hải quân Liên Xô.

Sau khi làm sạch thân tàu, người Trung Quốc đã lắp đặt giàn giáo, chia ô trên thân tàu để tu sửa, gia cố và cải tạo phần khung thân tàu. Sau đó, tiến hành sơn sửa để trông ra dáng một con tàu sân bay …
 

Vậy thì ông Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Công Nghiệp Đóng Tàu Trung Quốc có thông tin gì (mật) đâu để chuyển, và chuyển cho ai mới được chớ?

Việt Nam chớ còn ai vô đây nữa? Ông Tôn Ba, (chắc) đã “rò rỉ” kỹ thuật mua tầu cũ cho ông Phạm Thanh Bình – Bí Thư Đảng Ủy kiêm Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Kinh Tế Vinashin.

blank

Tôn Ba & Phạm Thanh Bình. Ảnh: S.C.M.P
 

Nhờ vậy nên xứ Việt mới có “Tàu Vinashin Atlantic, Lash Sông Gianh, Hoa Sen... là những điển hình về việc mua sắm tàu biển gây lãng phí lớn về mặt kinh tế, hiện nay nằm chết tại cảng và đang trong thời gian đề xuất hướng xử lý, có khả năng sẽ phải bán sắt vụn. Giới kinh doanh vận tải biển tỏ ra ngao ngán khi nhắc đến những con tàu này bởi chúng được mua với giá cao khó hiểu, từ vài trăm tỉ đến cả ngàn tỉ đồng, nhưng gần như chưa khai thác được bao lâu đã nằm ‘chờ chết’, hoặc chờ bán lỗ” – theo như tường trình của phóng viên Tuổi Trẻ Online.
 

Trong vụ này, VN chỉ có sáng kiến riêng (khá độc đáo) là mua thêm ụ nổi nữa thôi – theo tường thuật của phóng viên Sỹ Lực, báo Tiền Phong:

“Ụ nổi 83M được Nhật Bản sản xuất, bán cho Nga vào năm 1965 (đến nay là 51 năm). Ụ nổi bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị đăng kiểm của Nga dừng phân cấp, quản lý từ năm 2006. Năm 2008, dưới thời kỳ Dương Chí Dũng làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Mai Văn Phúc làm Tổng GĐ, Vinalines ký hợp đồng mua ụ nổi này 9 triệu USD (trong khi đơn vị sở hữu chào giá 5 triệu USD). Tổng chi phí sửa chữa, vận chuyển ụ nổi này về Việt Nam lên đến 19,5 triệu USD... Vào đầu năm 2016, Vinalines thông báo bán đấu giá ụ nổi này với giá sàn 34,85 tỷ đồng.”
 

Số tiền “lãng phí” tổng cộng lên đến vài tỷ Mỹ Kim nên ông Phạm Thanh Bình phải lãnh án 20 tù với tội danh “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.” Còn ông Tôn Ba mua tầu cũ mang về “sửa sang” thành hàng không mẫu hạm Liêu Ninh (một biểu tượng lẫm liệt về sức mạnh quân sự của Quân Đội Nhân Dân Trung Hoa) sao lại phải đối diện với án tử hình cà?
 

“Chuyển thông tin mật” về kỹ thuật mua tầu cũ cho Việt Nam thì nước Tầu có mất mát hay thua lỗ (mẹ) gì đâu? Đó là chưa kể đến thành quả của “những quả quả đấm thép của Vinashin” đã khiến cho nước đàn em láng giềng vỡ mày vỡ mặt. Đây chả phải cũng là một cách để dậy thêm cho bọn Việt Nam một bài học nữa (về môn về kinh tế) sao?
 

Công lao của Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Công Nghiệp Đóng Tàu Trung Quốc, rõ ràng, không nhỏ nhưng vẫn bị quăng vô cái lò tôn. Chắc Tôn Ba không cùng phe phái với Tập Cận Bình nên mới ra nông nỗi, phải lãnh án tử hình. Thôi, Rest In Peace (RIP) đi – cha nội. Cũng như bác Trọng, bác Tập đã kêu ai thì nấy dạ!

 

  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.