Hôm nay,  

Lá Thư từ Đức Quốc: Đức, động đất chính trị. Merkel từ bỏ chức chủ tịch CDU, triều đại Merkel chấm dứt, trễ nhất 2021

29/10/201810:39:00(Xem: 4950)

Thu Tuong Duc Merkel
Thủ tướng Angela Merkel mặc dù muốn từ bỏ chức chủ tịch CDU, nhưng vẫn muốn giữ chức thủ tướng cho đến hết nhiệm kỳ vào năm 2021. Bà ta nói nói điều này vào thứ Hai hôm nay tại Berlin sau những  cuộc họp của các ủy ban đảng. Cho đến nay, bà Merkel đã luôn luôn nhấn mạnh rằng cả hai chức vụ trên thuộc về nhau. Trong cuộc bầu cử tiếp theo, bà ta cũng không muốn làm ứng cử viên thủ tướng trở lại và cũng không ứng cử một lần nữa vào Quốc hội (Bundestag) Đức, bà Merkel đã nói.


Người kế vị lãnh đạo đảng có thể được điều chỉnh tại hội nghị đảng CDU vào đầu tháng 12.2018 sắp tới tại Hamburg. Trong bối cảnh này, bà Merkel cũng xác nhận các báo cáo rằng Tổng thư ký đảng CDU, bà Annegret Kramp-Karrenbauer và Bộ trưởng Y tế Jens Spahn (CDU) sẽ ứng cử vào chức chủ tịch đảng.

Sau khi Merkel "từ chức" thì dưới đây là các ứng cử viên cho chức đảng trưởng CDU:

Spahn, trong quá khứ đã là một nhà phê bình Merkel sắc bén.

Theo thông tin của dpa, cựu lãnh đạo khối nghị sĩ liên đảng tại Quốc hội, Friedrich Merz cũng ném chiếc mũ của mình vào "võ đài". Luật sư 62 tuổi, Merz từ năm 2000 đến 2002 là lãnh đạo khối nghị sĩ liên đảng - cho đến khi Merkel kìm nén ông ta từ chức vụ. Cả hai - Merz và Spahn - là đại diện đặc biệt cho cánh bảo thủ của CDU, điều có thể làm phức tạp sự hợp tác với đảng SPD.  

 

Thay cho lời kết: Bây giờ người viết phân tích tổng quát lý do nào đưa đến "trận động đất chính trị ở Đức" buộc bà Merkel bỏ cuộc, từ chức chủ tịch đảng CDU ?.

 

- từ nhiều năm qua, liên minh chính phủ lớn (GroKo giữa CDU/CSU và SPD) hầu như không có một chính sách nào mới khả dỉ đáp ứng đúng sự mong đợi của dân chúng nên sự ủng hộ cho GroKo ngày càng sút giảm với lá phiếu dân chủ cử tri Đức nắm trong tay.

- CDU/CSU và SPD dù liên minh nhưng chống đối, tranh cãi nhau liên miên nên qua đó dân Đức thất vọng nhiều. Ngoài ra họ thiếu thực tế, không đi sát với người dân, điều mà các lãnh đạo ba đảng này phải thú nhận trong những ngày vừa qua.

- Như đã nói, chính sách tỵ nạn mở cửa của bà Merkel làm dân chúng bất bình và sự phản đối của họ chính là lá phiếu bầu cử từ ba năm nay kể từ 2015 khi cả triệu "di dân" không kiểm soát tràn vào Đức gây hổn loạn nền an ninh Đức sau đó như chúng ta đã nghe biết.

- Bà Merkel chủ quan, cứng đầu không chịu thay đổi chính sách tỵ nạn "mở cửa" do bà tạo ra mà ai cũng nhìn thấy, phê bình. Đặc biệt không những chỉ có đảng AfD chống lại kịch liệt chính sách tỵ nạn của Merkel, ngay cả chủ tịch FDP, ông Lindner cũng đã công khai chỉ trích và còn nói FDP sẽ không bao giờ liên minh với CDU/CSU trên bình diện liên bang nếu bà Merkel còn lãnh đạo CDU, còn là thủ tướng vì theo Lindner, bà Merkel sau 13 năm có lẽ không còn đủ khả năng lãnh đạo nữa. Chưa hết, một ngày trước khi xảy ra cuộc bầu cử tại Hessen hôm chủ Nhật 28.10.2018, chủ tịch đảng Xanh lên tiếng chỉ trích chính sách tỵ nạn của Merkel làm cho CDU tức tối không ít, lên án nói Xanh làm vậy để kiếm phiếu.

 

- Thêm vào đó kết quả thê thảm của CDU/CSU và SPD trong hai cuộc bầu cử hai tuần qua đã làm cho bà Merkel cuối cùng phải tuyên bố từ chức chủ tịch đảng CDU.

 

 a) Lý do, CSU là đảng liên minh trong chính phủ Merkel thất bại thê thảm trong cuộc bầu cử nghị viện tiểu bang Bayern (Bavaria) ngày 14.10.2018, mất đa số phiếu tuyệt đối lãnh đạo một mình. Mất đi hơn 10% phiếu, kết quả tồi tệ nhất từ 1950 nên phải liên mình với đảng nhỏ khác mới nắm quyền ở Bayern được. SPD còn thất bại ê chề hơn, giảm (-10,9%) xuống còn một nửa so với 2013, chỉ còn 9,7%; như vậy SPD từ đảng mạnh thứ hai giờ quá sa sút thua cả Xanh, được cử tri ủng hộ mãnh liệt đạt kỷ lục chưa từng có (17,7%), gấp đôi so với kết quả bầu cử năm 2013). Qua kết quả bầu cử ở tiểu bang Bayern, chuyên gia phân tích chính trị Đức đã nói là dân chúng Đức không còn tín nhiệm vào chính phủ GroKo liên bang nữa!. Chờ đến bầu cử ở Hessen sẽ rõ hơn.

                                                                                 

b) Kết quả bầu cử ở Hessen hôm 28.10.2018 thật sự tạo ra trận động đất chính trị ở Đức vốn đã rung chuyển từ vài năm qua. Tương tự như ở Bayern 2 tuần trước, CDU và SPD mỗi đảng mất hơn 10%, Xanh đạt kỷ lục mới với 19,6% (+8,5) ngang ngửa với SPD. FDP và AfD cũng lọt vào nghị viện, điều đáng nói AfD (hữu khuynh) chiếm đến 13% sau 10,7% ở Bayern và như vậy AfD tham chính trong tất cả 16 nghị viện tiểu bang của nước Đức.

 

c) Giống như ở Bayern, ngay sau khi kết quả bầu cử công bố lần đầu tiên trong đêm bầu cử, các ứng cử viên hàng đầu của CDU và SPD đều đổ lỗi cho GroKo ở Bá Linh, nói rõ ràng GroKo đã đưa đến sự thất bại thê thảm ở hai tiểu bang Bayern và Hessen.

 

Chưa hết, các nhà phân tích bầu cử còn đưa ra kết quả thăm dò ý kiến cử tri mà đa số đều cho rằng bà Merkel đã ảnh hưởng nhiều đến sự thất bại của CDU. Tôi nghĩ, bà Merkel theo dõi cuộc bầu cử thế nào cũng nghe hay nhìn thấy kết quả thăm dò ý kiến nên … có lẽ đây cũng là lý do làm cho bà ta ngay hôm sau, 29.10.2018 tuyên bố từ chức chủ tịch CDU.

 

Như bà Merkel cũng đã nói, bà ta muốn giữ chức thủ tướng đến 2021. Muốn là một chuyện nhưng có được như vậy hay không là chuyện khác, vì chính trị thay đổi. NẾU SPD rút ra khỏi liên minh sớm thì bầu cử mới khó tránh khỏi và triều đại Merkel có lẽ chấm dứt từ đó.  Nhưng chắc chắn triều đại Merkel sẽ chấm dứt, chậm lắm là 2021 như bà ta đã tuyên bố rút lui khỏi chính trường vào năm này, sẽ không ra tranh cử nghị sĩ để vào Quốc hội Đức và sẽ không làm ứng cử viên thủ tướng nữa, điều cũng dễ hiểu thôi theo người viết vì ứng cử viên thủ tướng mới của CDU sẽ là "Tân Chủ Tịch đảng CDU", được bầu vào tháng 12.2018 tới tại Hamburg/Bắc Đức.

* © Lê Ngọc Châu – (Nam Đức, Chiều 29.10.2018)

 - Nguồn: https://de.yahoo.com/nachrichten/nach-merkel-aus-das-sind-die-kandidaten-fur-den-cdu-parteivorsitz-120836221.html, đài ARD, ZDF, báo die Welt, Spiegel Online.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bài báo của phóng viên Martin Wisckol ghi nhận là năm 2000 chỉ có một vị dân cử gốc Việt tại Quận Cam. Vậy mà bây giờ có tới 10 dân cử gó6c Việt, trong đó 4 người mới thắng cử
Ở Việt Nam, năm 2006 ghi nhận hai sự kiện quan trọng nổi bật. Một là, Việt Nam được gia nhập WTO. Hai là, tổng thống Hoa Kỳ George Bush sang thăm Việt Nam nhân Hội nghị APEC 14
Sáng nay tiết trời Hà nội lạnh, không khí bị phủ một lớp sương mờ, không có ánh mặt trời. Ngày đầu tiên của năm 2007
Nhưng nếu không có sự đụng chạm giữa các nền văn minh, thế giới chúng ta cũng đang đối đối đầu trước một sự đụng chạm khác. Học giả Dominique Moĩsi, một cố vấn thâm niên của
Thời gian thắm thoát trôi, mới đó mà đã 22 năm kể từ ngày các Anh vĩnh viễn ra đi. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có rất nhiều đổi thay, nhưng các anh nào có biết! Hôm nay nhân ngày giỗ
tôi mong là từ năm nay, Hà Nội nên có chính sách văn minh hơn với người dân của mình. Đó là bình thường hóa quan hệ với người Việt Nam chứ đừng chỉ có sợ người ngoại quốc...
Gerald R. Ford, tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ, lên nắm quyền sau khi Tổng Thống Richard Nixon 
Tổng thống Ford là một người tử tế. Nhưng thiếu mưu mô... Trong một số báo đầu năm, chúng ta nên nói về chuyện tử tế. Không có gì tử tế hơn là nói về nhân vật đang được quốc táng
Căn cứ Khe Sanh nằm lọt giữa một thung lũng, các ngọn đồi bao bọc chung quanh, do đó đây không hẳn là một vị trí có thể quan sát bao quát hết các vị trí địch.
Vấn đề dự án xây Chùa Quan Âm tại Garden Grove đã trở thành một đề tài được đề cập đến
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.