Hôm nay,  

Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ: Tùy thuận và tôn trọng lẫn nhau hỗ trợ cho nền dân chủ

08/07/201807:32:00(Xem: 3700)

Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ: Tùy thuận và tôn trọng lẫn nhau hỗ trợ cho nền dân chủ

PTI | Ngày 5 tháng 7 năm 2018 (Theo The Times of India ra ngày 5 tháng 7 năm 2018-Pháp Hạnh chuyển ngữ sang tiếng Việt)
 

NEW DELHI: Thủ tướng Narendra Modi hôm thứ năm nói rằng các nền dân chủ với tầm vóc kinh tế và chính trị đang phát triển mạnh tại Châu Á cần nhanh chóng hơn nữa tăng cường đóng góp cho đối thoại toàn cầu.  Ông nhấn mạnh rằng các giá trị dân chủ tại Châu Á bắt nguồn từ các nền văn minh Phật Giáo và Ấn Giáo.
 

Ông Modi đưa ra những lời bình luận trên trong một thông điệp bằng video đăng trên Twitter gửi đến “Samvad” lần thứ 4.  “Samvad” là một hội nghị chuyên đề đang diễn ra tại Tokyo với chủ đề năm nay là “Các Giá Trị Chung và Dân Chủ Tại Châu Á”.

Thủ tướng Nhật Bản cũng có bài phát biểu trong chương trình này.
 

Ông Modi nói rằng, “tính cởi mở và không giáo điều, tiếp nhận triết lý và không bám chặt vào ý thức hệ, đã là một trong những di sản chung của chúng ta về tinh thần dân chủ.  Di sản của đối thoại trên nền tảng triết học và và văn hoá này từ hai tín ngưỡng lâu đời, Ấn Giáo và Phật Giáo, giúp chúng ta cổ xuý sự hiểu biết một cách tốt hơn”

Tùy thuận và tôn trọng lẫn nhau hỗ trợ cho nền dân chủ.
 

Những giá trị cốt lõi của Châu Á, bao gồm cả việc quan tâm và tử tế với tha nhân, biết tự chế, và tôn trọng lẫn nhau, có nguồn gốc lịch sử của chúng từ các chỉ dụ của Hoàng Đế Ashoka từ 2,300 năm về trước, ông nói, thêm vào đó các giá trị này đã giúp giữ vững văn hoá dân chủ tại Châu Á.

Thủ tướng cũng nói rằng bằng chứng lịch sử từ Tamil Nadu trong triều đại Raja Raja Chola ở thế kỷ thứ 10 cho thấy rằng một hệ thống rất chi tiết về bầu phiếu và bầu cử đã rất thịnh hành ngay cả trước Magna Carta hai thế kỷ sau đó (Chú thích: Magna Carta là Đại Hiến Chương về những quyền tự do, một văn kiện thời Trung cổ, được vua John của Anh chuẩn thuận ở Runnymede, gần Windsor, vào ngày 15 tháng 6 năm 1215).
 

Dân chủ không chỉ là một hệ thống bỏ phiếu, và các giá trị cốt lõi của nó là sự tự chế và tôn trọng lẫn nhau làm cho nó hoạt động vì lợi ích của tất cả, ông nói.

Modi cho biết, “Khi tầm vóc kinh tế và chính trị của các nền dân chủ Châu Á đi lên, sự đóng góp của chúng đối với đối thoại toàn cầu cần phải nhanh chóng tăng trưởng.  Tôi tin tưởng rằng “Samvad” sẽ nâng cao năng lực của các nền dân chủ Châu Á và góp phần vào việc thúc đẩy nó như là một diễn đàn đối thoại về các giátrị cốt lõi của Châu Á.

Ông cũng ca ngợi vị đồng nhiệm Nhật Bản của mình đã “đích thân chú ý và tham dự hội nghị ‘Samvad’ một hội nghị đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nó như là một diễn đoàn đối thoại về các giá trị cốt lõi của Châu Á.

Shinzo Abe nói rằng Phật Giáo đóng một vai trò tối quan trọng trong việc hình thành nền tảng tư tưởng của Nhật Bản.  Modi ghi nhận điều này và bổ xung rằng khái niệm về giới luật trong Phật giáo tương tự như ý tưởng “Chánh Pháp” ở Ấn Độ.  “Đây là di sản chung của Ấn Độ và Nhật Bản”.

Phiên họp đầu tiên của “Samvad” được tổ chức tại Delhi.  Phiên thứ hai ở Tokyo và phiên thứ ba sẽ ở Yangon.
 

Một số chỉ dụ của Hoàng Đế Ashoka (A Dục Vương) cho thấy tinh thần dân chủ và thương người và vật đã có từ thời xưa đậm nét từ bi của Phật giáo ảnh hương lên tâm thức của một vị Đại Đế:

“Thiên tử, Vua Piyadasi phán rằng: Trong quá khứ, những việc khẩn trương hoặc các chứng từ không hề được đệ trình hoàng thượng thường xuyên. Nhưng nay trẫm ra lệnh này, với các việc như vậy, các quan có thể đến gặp trẫm bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, dù trẫm đang ăn, đang ở trong hậu cung, trong cấm cung, trên long xa, trong ngự giá, trong thượng uyển hay đang cầu nguyện. Và khi một ban bố hay tuyên dương bằng khẩu lệnh, hoặc vì quốc sự khẩn cấp trẫm ủy quyền cho các quan đại thần, mà gây nên sự bất đồng hay bàn cãi trong triều thì phải báo cho trẫm biết ngay, dù đang ở nơi đâu. Đó là mệnh lệnh của trẫm.

Trẫm không bao giờ bằng lòng với mình về những việc Trẫm làm. Trẫm cho rằng việc làm cho thần dân sống an ổn là nhiệm vụ cao cả nhất của trẫm, và cốt lõi của việc này là phải chính mình tận lực. Đối với trẫm, không có điều gì quan trọng hơn là đời sống an ổn của thần dân, và tất cả những nỗ lực của trẫm chỉ là trả nợ chúng sinh để mưu cầu hạnh phúc cho họ trong đời này và đạt đến thiên giới trong kiếp sau.

Vì vậy trẫm lệnh cho Pháp Dụ này được khắc ra. Mong pháp dụ này trường tồn và các con, cháu và chắt của trẫm noi theo vì sự an sinh cho mọi người. Tuy nhiên đây là một việc khó nếu không nhiệt tâm và tận lực.”
 

"Tất cả thần dân đều là con ruột của Trẫm và ví như Trẫm ước mong các con Trẫm được hưởng mọi thứ an lạc hạnh phúc trong đời này lẫn đời sau, Trẫm cũng ước mong mọi thần dân được như nguyện".

Không nên sát hại hay tế thần dù chỉ là một sinh mạng mà thôi”.

Trên những con đường cái quan phải cho trồng những cây banyan để tạo bóng mát cho thú vật và người ta; cho trồng những vưòn xoài; đào những giếng nước, xây dựng những trạm nghỉ chân, những trạm cấp nước để làm cho những con vật và khách lữ hành bớt nhọc nhằn và thêm thư thái”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.