Hôm nay,  

Con Đường Tơ Lụa Mới của TC Hay Con Đường Bành Trướng Quyền Lực Của Tàu?

17/04/201800:00:00(Xem: 4655)
Thành Lacey ST

 
Nguồn: The Real Truth số March-April 2018

TC không bao giờ làm chuyện gì nhỏ.  Từ Vạn lý Trường thành, xây gần 2.300  năm trước, xuyên qua chín tỉnh và có chiều dài:  13.170 dặm – có chu vi hơn nữa vòng trái đất.  Rồi đạo quân bằng đất đông tới 8.000 hình nhân tướng sĩ để hộ tống theo Tần Thủy Hoàng về Trời.  Rồi Con Đường Tơ Lụa khi xưa, dài 4.300 dặm, nối Trung đông và Phương Tây.  Cho nên it ai lấy làm ngạc nhiên khi “Ông Trời Con” này đang bỏ tiền ra cho dự án xây hạ tần cơ sở lớn nhứt chưa từng có trên thế giới này lấy tên là “Con Đường Tơ lụa Mới.”

Con đường khi xưa tạo nên sự nối kết hình thể giữa các đô thị, quốc gia và các nền văn hóa.  Tuy các thương gia và người dùng nó phải mất gần hai năm để đi trọn con đường nhưng nó thiết lập được lần đầu tiên phương tiện thương mại hữu hiệu với các xứ cách xa nhau hàng ngàn dặm.  Con đường mới hiện nay nhằm thiệt lập và đẩy mạnh thương mại cũng cùng mục đích như thời xưa, được mang tên mới là Một Vòng đai Một Con đường, với tốn phí gần 1 tỷ tỷ đô sẽ dùng các phương tiện hiện đại bằng đường bộ liên quốc gia, bằng đường xe lửa và các hải cảng để đẩy mạnh thương mại quốc tế củng cố kinh tế suốt Châu Âu và Châu Á.  Trong bài diển văn về sáng kiến này, TC Bình nói là Sáng kiến mới này dựa vào nguồn gốc lịch sử khi xưa là Con Đường Tơ Lụa nhắm vào Á châu, Âu châu và Phi châu và mở rộng cho tất cả bạn bè của Tàu.

Nhiều quốc gia trên thế giới ca ngợi quyết định mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngaòi của Tàu.  TT Ý là S. Mattarella và Thủ Tướng Pháp B. Cazeneuve đã qua viếng thăm TC hồi tháng Hai năm 2017 để tỏ sự ủng hộ có sáng kiến này.  Tờ OBOR tường thuật là: “ Tổng thống Ý nhấn mạnh quyết đinh dự phần vào dự án Con Đường Tơ Lụa Mới (CĐTLM) và việc xây dựng hạ tầng cơ sở cần thiết để thực hiện dự án này. Ô. Mattarella nhấn mạnh là hải  cảng của Ý là Genoa và Trieste còn có thể đóng một vai trò trong việc phát triển con đường hàng hải này.

Mặc dầu nhiều qouốc gia yểm trợ nổ lực này của TC nhưng những tử thách về tiếp vận và xây dựng không phải là nhỏ chút nào.

Một dự tính khổng lồ

Để tạo nên CĐTLM này, TC đang điều hợp cùng một lúc nhiều công trìng xây hạ tầng cơ sở u qua tám múi giờ vời những địa hình và khí hậu hoàn tòan khác biệt.  Không có một quốc gia nào có cùng ngôn ngữ, chính quyền hay tiêu chuẩn cho xây dựng.  Điều này cho ta thấy một khía cạnh khác của dự án Một Vòng đai Một con đường và cố tâm của TC “muốn làm chuyện lớn”.

Ta thử nghỉ xem phải mất  bao lâu để làm một con đường dù cho người dân cùnng có một ngôn ngữ, cùng tuân theo luật lệ sống trong cùng một múí giờ, có cùng khí hậu và có cùng luật lệ và quan niệm về việc xây dựng.  Chỉ riêng phần hoạch định và công trình hoá phải mất ba năm trước khi giấy phép đưực cấp và việc xây dựng bắt đầu.  Sau khi đã định được đia điểm, phải tính đến yếu tố môi trường , ảnh hưởng về mặt xã hội và tốn phí, hàng chục việc xây dựng phụ để đào xới, tạo hình, dựng lên nền của hạ tầng cơ sở.  Tíến trình thực hiện thường bị ngưng trệ vì thời tiết, luật lệ của chính quyền và những khó khăn bất ngờ gặp phải dọc theo thời gian.


Vì tầm mức quá lớn chưa từng có của dự án này, nhiều người đặt ra câu hỏi là tại sao China lại đem ra thực hiện?

Đối vợi China thì không có gì là mới lạ

Cách thực hiện hạ tầng cơ sở theo cách mới của China là chưa từng có.  Con Đường Tơ Lụa Mời không chỉ là một công trình xây hạ tầng cơ sở ở tầm cở lớn của China làm cho ta pahi đặt dấu hỏi.  Nào là không biết bao nhiêu là đô thị được xây để chứa hàng trăm ngàn hay cả triệu cư dân nằm trơ đó mà không có một người ở.  Rồi hàng dãy những nhà cất cao tầng trống trơn nằm dọc theo đường.  Dãy thương xá The New China Mall , lớn vào bậc nhứt thế giới, trống trơn, không thương gia nào mướn.  Du khách đến những đô thị này không phải để thăm chợ bán cá tôm ồn ào, đi trên xe điện ngầm chật nức hay xem những vở tùông mới nhất nhưng ... để thăm cái trống vắng của một quang cảng đô thị xây lên không biết để cho ai?

Phóng viên nhiếp ảnh Kal Cammerer từng chụp nhiều ảnh về phong cảnh “những  đô thị hoang vắng” đó, trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC cho biết: “ Ta thấy là một phần làm cho những nơi này quá là “ kỳ hoặc” là ở tốc độ mà chúng đã được xây dựng lên. Đa số những đô thị này được xây lên tỉ lệ không giống như cách thức của các đô thị ở Âu Mỹ.” Thông thường từ trước tới nay thì khi dân số, con người gia tăng thì mới xây dựng hạ tầng để đáp ứng lại sự gia tăng này. Quan niệm mới của China là làm ngược lại, “nếu ta xây dựng thì con người sẽ tìm đến” (!). Lý do được nêu ra là cho dù tốn kém tỷ tỷ để xây lên khu đại gia cư, đại đô thị thì có rũi ro đó nhưng phần lợi lại lớn hơn cho China!

Ăn thua ở chỗ nào?

China giải thích tại cuộc họp Thượng đỉnh về CĐTLM tại Bặc kinh về mục tiêu của nó là để tạo nên “một kỷ nguyên mới cho việc tòan cầu hoá.”  Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường  (MVĐMCĐ)  gồm có hai con đường chính, một đường bộ và một đường biển gần giống với con đường tơ lụa khi xưa.  Kế hoạch bao gồm 68 nước,  48 phần trăm tống sản lượng GDP trên thế giới và anh hưởng đến ba trong năm người trên trái đất. Tuy có nhiều rũi ro như vậy nhưng China nhắm vào những cái lợi lớn hơn là cho thế giới thấy uy thế và tài lực to lớn của mình khi đứng ra tài trợ cho dự án xây dựng hạ tầng cơ sở lớn nhứt trong lịch sử thế giới này. Cho dù dự án này không đem lại lợi ích về kinh tế cho mình thì China cũng có được quyền sở hữu bất động sản sau khi bỏ ra hàng tỷ đô để xây hạ tầng cơ sở và tạo việc làm tại Kyrgystan, Iran, Thổ, Nga, Ba lan, Đức, Ý, Sri Lanka, Singapore, Indonesai và tại nhiều nước khác nữa.

Nhiều nước đã tỏ ra lo ngại trước sáng kiến này của China chắc là phải có ẩn ý xấu gì đây.  Tờ Quarzt India của Ấn viết là sáng kiến này ràng buộc các quốc gia liên hệ với nhau để tạo nên một hệ thống ‘chư hầu’ yểm trợ về kinh tế và chính trị tạo ảnh hưởng cho China qua kiểu mẫu của một “chủ nghĩa thuộc địa mềm.”

Họ Tập nói rõ trong kỳ họp ĐH đảng CS năm 2017 là China đang có được chỗ đứng “cao và vững ở phương đông.”  Theo thời gian chúng ta xem sáng kiến MCĐMVĐ cho ta thấy quyền lực trên toàn cấu của China sẽ ‘cao và vững’ tới mức nào.//

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tu chánh án mang tên của Thượng Nghị Sĩ John McCain và Dân Biểu Tom Davis đã được Thượng Viện Hoa-Kỳ chấp thuận gia hạn thêm hai năm (2008 - 2009).
Tính cho đến nay con số người Việt sống bên ngoài lãnh thổ VN khoảng 4,2 triệu người, 3,2 triệu người đang sống tại Mỹ và Châu Âu và Úc châu
Có lẽ phải xin lỗi em vì tôi chưa đọc hết "Tuyển tập Trần Khải Thanh Thủy" dầy gần 400 trang này. Có lẽ tôi sẽ không đọc tiếp nữa, hoặc nếu đọc
Từ một năm nay, ông Nguyễn Minh Triết và ông Nguyễn Tấn Dũng tạo nên hy vọng cho không ít bà con ta trong và ngoài nước.
Chủ Nhật vừa qua, Thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương, gọi tắt là APEC, đã kết thúc tại Sydney của Australia
Vụ án Lê Phước Tuấn đả thương ông Nguyễn Quốc Huy, phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ CHXHCN Việt Nam
Đọc bài báo có tựa đề "Câu kết trong ngoài và mưu đồ chính trị nham hiểm" trên báo Quân Đội Nhân Dân, người đọc có hiểu biết một chút
Hồ Chí Minh lại đưa ra một quan điểm trái ngược: “Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.”
Chủ quan là nhìn một chiều theo cái muốn của cái tôi. Cái tôi nghĩ như vầy, muốn như vầy, và điều gì ngược lại hay giống như cái tôi nghĩ, cái tôi muốn, thì tạo ra rối loạn tâm tư, tạo sự bực mình hay buồn bã
Đó là ý chí quật khởi, không xu hướng mà phải “chủ hướng.” Tức không buông xuôi theo dòng thời gian mà phải nắm bắt và chủ trì thời gian. Không thụ động không bất động, mà phải hành động tiến bước
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.