Hôm nay,  

Đức, Liên đảng CDU/CSU và SPD thỏa thuận hiệp định liên minh thành lập Tân Chính Phủ nhưng cần sự đồng ý của đảng viên SPD

07/02/201809:01:00(Xem: 6784)
Lá Thư từ Đức Quốc

Đức, Liên đảng CDU/CSU và SPD thỏa thuận hiệp định liên minh
thành lập Tân Chính Phủ nhưng cần sự đồng ý của đảng viên SPD
 
* Lê Ngọc Châu

Sau cuộc thảo luận cứng rắn kéo dài 24 giờ, Liên đảng CDU/CSU và SPD trong cuộc đàm phán liên minh của họ vào sáng hôm nay đã đạt một bước rất đột ngột. Các nhà đàm phán đã đồng ý vào sáng thứ Tư 07.02.2018 về một hiệp định liên minh và phân phối các bộ. Bây giờ tất cả nằm trong tay của các thành viên đảng SPD, liệu có một liên minh lớn mới do Nữ Thủ tướng Angela Merkel (CDU) dẫn đầu thành hình hay không.

blank
SPD sẽ nhận sáu bộ: Trong số đó có các bộ uy tín như Bộ Ngoại giao và Tài chính cũng như Lao động và Xã hội. Thị trưởng của Hamburg Olaf Scholz (SPD) có lẽ sẽ trở thành Bộ trưởng Tài chính Liên bang. Ông Schulz Ngoài ra, Đảng Dân chủ Xã hội Đức còn nhận thêm các Bộ Gia đình, Tư pháp và Môi trường. Lãnh đạo SPD Martin Schulz muốn trở thàn Ngoại trưởng trong liên minh lớn mới với CDU/CSU. Điều đó đã được cơ quan báo chí Đức nghe biết hôm nay từ các nhóm liên minh - đầu tiên tờ Nhật báo "Bild" đã báo cáo về điều này. Theo báo SZ (Sueddeutsche Zeitung) thì thay vào đó Schulz sẽ bàn giao chức chủ tịch đảng SPD cho bà Andrea Nahles. Báo Spiegel cho biết Schulz cũng không muốn trở thành phó thủ tướng Đức. Ngay sau cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng Chín năm 2017, đảng trưởng SPD, Martin Schulz đã dứt khoát từ chối, không tham gia vào nội các của Bà Thủ tướng Angela Merkel (CDU).
Chủ tịch đảng CSU, ông Horst Seehofer sẽ từ tiểu bang Bavaria chuyển sang Berlin làm Bộ trưởng Nội vụ. Bộ của ông sẽ được mở rộng thêm với các lĩnh vực xây dựng và nhà cửa. Như vậy Thomas de Maizière sẽ không còn giữ chức vụ này nữa trong tân nội các. Ngoài ra, CSU còn nhận trách nhiệm cho Bộ Giao thông / Kỹ thuật số (Digitales) và Phát triển.

CDU, CSU và SPD đã phải vật lộn cho đến sáng thứ Tư hôm nay để chi tiết nội dung và "phân chia các bộ" của một liên minh lớn (GroKo) trong tương lai. Cho đến buổi sáng nay vẫn còn hoài nghi là cuộc đàm phán có thể thất bại. Mặc dù có một số thoả thuận nhưng y tế và chính sách thị trường lao động vẫn là vấn đề tranh chấp chính.

Ban lãnh đạo của Đảng Dân chủ Xã hội đặc biệt muốn quảng cáo cùng những thành công trong các lĩnh vực chính trị với hạ tầng cơ sở của họ cho sự chấp nhận thỏa thuận liên minh. Trong những tuần tới SPD sẽ bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu ý kiến của 463.723 thành viên SPD về hiệp ước mới giữa CDU, CSU và SPD.
Kể từ đầu năm, SPD đã thu nhận được thêm 24.339 thành viên mới. Trong SPD, đối thủ của một liên minh mới giữa màu Đen (CDU/CSU) và Đỏ (SPD) với khẩu hiệu « vào đảng, nói không» để tuyển mộ tân đảng viên. Kết quả cuộc bỏ phiếu của thành viên SPD có thể được công bố vào cuối tuần 3./4. của tháng 3.2018.

SPD muốn thoát khỏi "chăm sóc sức khỏe loại hai (Zwei-Klassen-Medizin)" của bảo hiểm tư nhân và bảo hiểm theo luật định và dự tính điều này trong tâm trí là nên có sự sang bằng lệ phí bác sĩ cho cả hai loại bảo hiểm hoặc mở một bảo hiểm y tế nữa theo luật định đối với công chức. Về chính sách thị trường lao động chủ yếu trước hết cho một sự hạn chế đáng kể về tình trạng việc làm với thời gian hạn định.

Ngành công nghiệp Đức không hài lòng với hiệp định liên minh giữa Liên đảng CDU/CSU và SPD. "Khi bạn tiêu tiền, có một sự mất cân bằng rõ ràng đối với việc tái phân phối chứ không phải là trong việc bảo vệ tương lai," chủ tịch BDI, Dieter Kempf nói. Mặc dù tình hình kinh tế tốt, trong chính sách thuế thiếu đi sự can đảm để nhìn thấy sự giảm (thuế) đáng chú ý (spürbare Entlastungen) và cải cách cơ cấu. Ở Mỹ, thuế doanh nghiệp đã được giảm đáng kể.


 

Thay lời kết: Dựa vào kết quả thỏa hiệp kể trên, người viết đưa ra vài nhận định riêng sau đây:

- Bà Merkel và CDU đã phải nhân nhượng thấy rõ trong đàm phán vì sau khi liên minh Jamaika thất bại nếu SPD rời bàn hội nghị thì xác suất bầu cử lại khó tránh khỏi, chưa đề cập đến con đường chính trị của bà Merkel nếu thất bại thêm lần nữa, không thành lập được tân chính phủ rồi sẽ đi về đâu, từ chức?.
- SPD đã áp lực CDU/CSU phải nhượng bộ để sau 136 ngày từ khi bầu cử Đức mới có triển vọng có Tân chính phủ sau khi hiệp định liên minh ký kết hôm nay.
- Điều này cũng cho thấy nhận định của giới chuyên gia chính trị Đức trước đây không sai khi họ nói, CDU chấp nhận để chỉ được "giữ chức thủ tướng Đức mà thôi (sic) bởi lẽ các bộ quan trọng đều lọt vào tay của đảng SPD. CDU ngoài chức Thủ tướng (Merkel) ra chỉ còn nắm các bô như sau: Bộ trưởng Phủ thủ tướng, Dinh dưỡng & Nông nghiệp, Giáo dục, Quốc phòng và Kinh tế & Năng lượng.
- Schulz chuyển nhượng chức đảng trưởng cho Nahles, chủ tịch khối dân biểu SPD tại quốc hội thì có lẽ Olaf Scholz, tân bộ trưởng Tài chánh sẽ đảm nhận chức Phó thủ tướng Đức.
- Đồng ý là ông M. Schulz (SPD) dẫn đầu cuộc đàm phán của SPD nhưng qua hai lần tuyên bố của ông ta là KHÔNG tham gia nội các mới, dưới quyền bà Merkel nhưng NẾU bây giờ ông Schulz sẽ trở thành Ngoại trưởng Đức thì uy tín của ông Schulz có thể nói mất nhiều ngay cả trong nội đảng, dù dân chúng không nói ra nhưng chắc chắn họ đánh giá Schulz nói riêng và SPD thấp vì tiền hậu bất nhất qua những tuyên bố công khai.

- Thăm dò ý kiến cử tri Đức vào đầu tuần trước khi hiệp định ký kết hôm nay cho thấy sự ủng hộ CDU/CSU (30,5%) và SPD (17%, mất thêm -3,5% từ kết quả bầu cử 2017) sút giảm nhiều và không còn chiếm đa số phiếu vì các đảng đối lập cộng lại cao hơn, chiếm 48,5% !.

- Tôi nghĩ rằng với hiệp định ký kết khá tốt ở trên thì vấn đề từ chối sẽ được SPD cân nhắc kỹ hơn mặc dù còn tùy thuộc vào kết quả cuộc trưng cầu ý kiến của gần 450 ngàn thành viên SPD và số phận của GroKo cũng do họ quyết định chấp nhận hiệp định hay không?. Trong trường hợp đa số đảng viên SPD bỏ phiếu chấp thuận hiệp định GroKo thì Merkel sẽ được bầu làm thủ tướng Đức lần thứ tư tại Quốc hội (Bundestag) cuối Quý I hay đầu Quý 2 năm 2018.

Và … NẾU (nếu thôi) tôi là ông Schulz và NẾU phải chọn lựa thì riêng tôi - sau khi hoàn thành trách nhiệm khách quan nói SPD qua cuộc thương thảo với kết quả rất tốt đã ký kết theo hiệp định cho SPD - sẽ tuyên bố một cách đúng đắn không do dự, chẳng vì danh vọng rằng: " Với tư cách đảng trưởng SPD, tôi (Schulz) cùng ban lãnh đạo đã chu toàn trách nhiệm, hiệp ước liên minh lớn ký xong và kể từ hôm nay tôi đề nghị SPD tìm người thay thế (đã xong: Nahles!) vào chức chủ tịch và giữ đúng lời hứa tôi đã nói ngay trong đêm bầu cử và sau đó khi đàm phán Jamaika diễn ra tôi xin rút lui, sẽ không tham chính vào nội các của Merkel".

Phải chi Martin Schulz nói/làm được như thế thì hay biết mấy!. Nhưng đằng này không như vậy làm cho người ta thất vọng về tư cách và lập trường chính trị của ông. Thật đáng tiếc !!.


* © Lê Ngọc Châu – (Nam Đức, chiều 07.02.2018)
- url: https://de.yahoo.com/nachrichten/union-und-spd-einigen-sich-auf-koalitionsvertrag-085650465.html 
- Theo internet, báo Bild, SZ, Spiegel và dpa, ngày 07.02.2018, 10.00AM.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.