Hôm nay,  

Câu chuyện Tình Cầm: Nếu anh còn trẻ.....

08/03/201700:02:00(Xem: 7304)

Câu chuyện Tình Cầm

 Nếu anh còn trẻ.....
 
Kính thưa thân hữu.
 Năm Đinh Dậu, cá nhân tôi bước vào tuổi 85. Cơ quan IRCC qua năm thứ 41, cộng đồng Việt Nam trải qua 42 năm. Chúng tôi cố gắng tổ chức mỗi tháng một chương trình hay một công tác.. Tháng giêng 2017 dựng lại cột cờ cũ bị phá bỏ tại đường Capitol từ 1999, đồng thời kỷ niệm 25 năm dọn cơm Homeless.Tháng hai góp phần đem triển lãm Viet Museum đến hội Tết sinh viên. Tháng 3 là kỳ tổ chức về văn hóa. Tháng tư lễ giỗ các anh hùng tuẫn tiết và tháng 5 sẽ có đại hội về Nghĩa Trang quân đội Biên Hòa. Bây giờ xin quý thân hữu gần xa tại Bắc CA đến với chúng tôi một ngày văn hóa có tính cách tình thân gia đình. Nguyên do chúng tôi có gia đình cô Kiều Loan là con gái bác Hoàng Cầm và con đỡ đầu bởi ông Phạm Duy. Có gia đình Phạm Duy Hùng là con trai của nhạc sĩ Phạm Duy. Hai ông Duy và Cầm có mối duyên văn nghệ và tình bằng hữu hết sức đặc biệt. Cùng với hai gia đình chúng tôi tổ chức tưởng niệm và đặt danh hiệu nhẹ nhàng là chiều tưởng nhớ. Xin gửi thư này để mời các bạn vui lòng tham dự. Tất cả vì tình văn nghệ. Tất cả đều miễn phí. Địa điểm của chính phủ đã cho phép. Các nghệ sĩ đều là thân hữu và thân quyến trong gia đình. Vào cửa theo thơ mời. Xin vui lòng đọc thư mời với chi tiết đầy đủ phía dưới. Thơ Hoàng Cầm có thể đã phố biên giới hạn vì sáng tác dưới chế độ cộng sản. Nhưng nhạc Phạm Duy thì gần như ai cũng là thính giả . Phần ca sĩ thì ai cũng từng hát nhạc Phạm Duy. Dù các bạn chỉ nghe hát, chỉ hát tài tử hay chuyên nghiệp, tất cả xin đến để một lần thắp nến hương lòng cho người nhạc sĩ số một của dân tộc. Trước khi về Việt Nam, nhạc sĩ Phạm Duy đã nói với chúng tôi một câu tỏ hết tấm lòng bằng gan ruột của con người."Về chỉ để chết trên quê hương.                                                                              

Bây giờ Xin nói đôi lời về Hoàng Cầm.               
Năm 13 tuổi, cậu bé Hoàng Cầm thương nhớ nhìn theo đám cưới cô chị đi lấy chồng đã ghi lại kỷ niệm trong lời thơ Cỗ bài Tam cúc, thì năm đó tôi mới ra đời. Rồi khi lớn lên, Hoàng Cầm, Phạm Duy đi làm văn nghệ kháng chiến thì tôi đi học đánh trống ếch trong đội thiếu nhi Kim Đồng. Khi các văn nghệ đàn anh đi tìm lá Diêu Bông, một hình ảnh ẩn dụ của lý tưởng không có thực thì tôi cũng bỏ tuổi thơ miền Bắc mà vào miền Nam. Dù sống trong QLVNCH những máu văn nghệ Bắc Kỳ vẫn theo dõi công cuộc phản kháng tù đầy của Nhân Văn Giai Phẩm và rung động với Màu tím hoa Sim. Cùng con sông Đáy nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ. Cũng mơ về Kinh Bắc và nghe tiếng hát sông Lô của một mùa Thu ngày xưa khi toàn quốc kháng chiến chống Pháp. Và sau cũng đã rỏ nước mắt cùng Hoàng Cầm thương em bé địa chủ mồ côi. Như tấm lòng cô cán bộ "Sao thương con kẻ thù ?  Giá ghét được đứa bé Lòng thảnh thơi bao nhiêu                                 

 

Bây giờ xin nói về Phạm Duy.
 Để tổ chức Chiều tưởng nhớ, chúng tôi đã mời những tiếng hát hết sức tình cảm tại địa phương San Jose. Mỗi người lựa chọn một bài. Ý nghĩa nhất của tác giả và mang tâm tình riêng của ca sĩ. Những bài ca về quê hương mà văn giới từng bình luận rằng Phạm Duy đã đem tình yêu nước lên bàn thờ tổ quốc.. Rồi đến phần các bản đồng ca được lựa chọn. Trong phạm vi cho phép, chúng tôi chọn bài Giọt mưa trên lá. Bà ca diễn tả ông trời khóc cho một đất nước lầm than. Bài ca mà các nghệ sĩ Hoa Kỳ hết sức yêu mến, thông cảm và tán thưởng. Để kết thúc chương trình sẽ là bài ca Việt Nam, Việt Nam. Đây chính là bài tự ca của dân tộc. Xin các bạn đến với chúng tôi để nghe những người con trai và con gái của Hoàng Cầm và Phạm Duy hát Tình Cầm gọi hồn thân phụ về lại cõ trần.. Để nghe con dâu và con rể của người đi xa tỏ lòng với người ở lại. Để nghe Duy Hùng hát bài ca di chúc của Phạm Duy hứa hẹn kiếp sau trở lại với cuộc đời. Mỗi bài ca là một thông điệp gửi lại trần gian từ một thi sĩ nổi danh và một nhạc sĩ nổi tiếng đã làm cho cuộc đời của chúng ta thêm biết bao nhiêu là thi vị. Xin đến để cảm thông, đến để chia xẻ và đến để ngậm ngùi. Ngậm ngùi cho thân phận của người làm thơ, viết nhạc. Những người mất đi để lại cả gia tài vẫn nghệ với rất nhiều thương tiếc.   


Xin nói thêm về sự kết hợp tưởng nhớ đôi bạn văn nghệ. Hoàng Cầm và Phạm Duy là những nghệ sĩ sinh tử đồng thời. Hoàng Cầm (1922-2010) và Phạm Duy (1921- 2013). Cùng trưởng thành trong thời loạn ly. Theo tiếng gọi của non sông lấy lời thơ tiếng nhạc để cùng toàn dân chống Pháp. Khi nhận ra con đường cờ đỏ không phải là chân lý, Phạm Duy đã may mắn về được bến Tự Do. Hoàng Cầm ở lại đã không tìm thấy lá Diêu Bông lại còn bị đầy ải trong phong trào Nhân Văn, Giai Phẩm.. Sau cùng cả hai, kẻ trước người sau, kẻ Nam người Bắc cũng nằm trong lòng đất quê Mẹ. Trong cuốn hồi ký vĩ đại của Phạm Duy, ông đã dùng riêng một chương để viết về đời người bạn thi sĩ Hoàng Cầm. Rồi nhạc sĩ đã về Hà Nội gặp lại bạn thời niên thiếu và sau cùng đưa tiễn Hoàng Cầm về nơi yên nghỉ sau cùng ở miền Bắc. Phần ông, Phạm Duy hai năm sau ông chết và chôn tại miền Nam.

Xin xem phần dưới là thiếp mời cùng với lời thơ Hoàng Cầm, và đặc biệt PPS Tình cầm của Vũ Công Hiển thực hiện cho ngày Tưởng nhớ tại San Jose.
 

 THIỆP..MỜI                                 
Cơ quan IRCC, Inc. Dân Sinh Media ,Việt Museum
cùng thân quyến hai gia đình Hoàng Cầm Phạm Duy
xin trân trọng kính mời quý vị quan khách và thân hữu vui lòng đến tham dự. 
"chiều tưởng nhớ"  Hoàng Cm & Phm Duy          
1 giờ chiều chủ nhật 26 tháng 3-2017                            
Hội trường Santa Clara County                                          
70 W Hedding San Jose.     (Góc đường số 1)
 

 Thi sĩ Hoàng Cầm và nhạc si Phạm Duy là thân hữu và thân quyến của chúng tôi, đồng thời cũng là những nghệ sĩ  văn hóa ra đi đã để lại các tác phẩm quý giá cho đời sau. Xin chân thành gửi lời mời đến quý quan khách tham dự chương trình tưởng nhớ trong buổi họp mặt gia đình rất văn nghệ, thân hữu, trang trọng và hết sức đặc biệt.

 
Trân trọng kính mời:  
Vũ văn Lộc IRCC, Inc. Phạm Phú Nam Dân Sinh Media.  Kiều Loan, gia đình Hoàng Cầm và  Phạm Duy Hùng, gia đình Phạm Duy.
*************
Nhưng tác phâm sẽ trình diên
*************

tình cầm

Tác giả: Hoàng Cầm

Nếu anh còn trẻ như năm cũ 
Quyết đón em về sống với anh 
Rồi những chiều vàng phơ phất lại 
Anh đàn, em hát níu xuân xanh 

Nhưng thuyền em buộc bên sông hận 
Anh chẳng quay về với trúc tơ 
Ngày tháng Tỳ Bà vương ánh nguyệt 
Mộng héo bên song vẫn đợi chờ 

Có mây bàng bạc gây thương nhớ 
Có ánh trăng vàng soi giấc mơ 
Có anh ngồi lặng so phím cũ 
Mong chờ em hát khúc xuân xưa 

Nếu có ngày nào em quay gót 
Lui về thăm lại bến thu xa 
Thì đôi mái tóc không xanh nữa 
Mây bạc, trăng vàng vẫn thướt tha...

 

lá diêu bông

Tác giả: Hoàng Cầm

 

Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm. Đồng chiều. Cuống rạ

Chị bảo  Đứa nào tìm được Lá Diêu bông
Từ nay ta gọi là chồng
Hai ngày Em tìm thấy Lá
Chị chau mày  Đâu phải Lá Diêu bông

Mùa đông sau Em tìm thấy Lá . Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông
Ngày cưới Chị .  Em tìm thấy Lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim

Chị ba con .  Em tìm thấy Lá
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn
o0o

Từ thuở ấy Em cầm chiếc Lá
đi đầu non cuối bể.  Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời......ới Diêu bông...!

Cỗ bài tam cúc

Tác giả: Hoàng Cầm

Cỗ bài tam cúc mép cong cong 
Rút trộm rơm nhà đi trải ổ. Chị gọi đôi cây! 
Trầu cay má đỏ. Kết xe hồng đưa Chị đến quê Em 

Nghé cây bài tìm hơi tóc ấm 
Em đừng lớn nữa Chị đừng đi 
Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa 
Ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì 

Đứa được . chinh truyền xủng xoẻng

Đứa thua . Đáo gỡ ngoài thềm 
Em đi đêm tướng điều, sĩ đỏ 
Đổi xe hồng đưa Chị đến quê Em 

Năm sau giặc giã 
Quan Đốc đồng áo đen, nẹp đỏ 
Thả tịnh vàng cưới Chị 
võng mây trôi 
Em đứng nhìn theo, Em gọi đôi.

Tình Cầm (VCH) (11:35am, March 7, 2017)
.
Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.