Hôm nay,  

Phim “Moonlight” thắng Giải Oscars; Trump bị chỉ trích

26/02/201722:32:00(Xem: 7220)

Phim “Moonlight” thắng Giải Oscars; Trump bị chỉ trích
 

HOLLYWOOD, Calif. (VB) – Đó là một đêm tuyệt vời, nơi để vinh danh những phim hay nhất, những tài tử xuất sắc nhất, những đạo diễn tài năng nhất, những ca khúc truyền cảm nhất…

Lễ trao Giải Oscars năm nay rất khác, hoàn toàn không giống gì với các năm trước, tuy cũng là một lễ vinh danh những tài năng xuất sắc nhất và phim hay nhất trong năm.

Khác là vì, trong thời đại của Tổng Thống Donald Trump, nhiều rào cản đã dựng lên, không chỉ ở biên giới Mỹ-Mễ mà cũng ngăn trở lối vào của nhiều quốc gia đa số là Hồi giáo. Và các nghệ sĩ làng điện ảnh Hoa Kỳ đã phản ứng rất nghệ thuật, nói lên được thái độ phản đối các chính sách của TT Trump.

 blank

 
Lần đầu làm điều hợp chương trình trao giải Oscars, Jimmy Kimmel trong phần độc thoại mở đầu đã giễu Trump: “Tôi muốn nói lời cảm ơn TT Trump. Còn nhớ rằng hồi năm ngoái, giải Oscars như dường kỳ thị [các tài tử da màu]. Năm vừa qua tuyệt vời cho phim ảnh. Người da đen đã cứu được NASA và người da trắng đã cứu nhạc jazz. Đó là cái mà ông gọi là tiến bộ.”

Khi ám chỉ Trump, Kimmel nói rằng anh “không phải là kẻ gây chia rẽ Hoa Kỳ.”
   

Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất là "The Salesman"  của Iran, hôm Chủ Nhật 26/2/2017 đã thắng giải Oscar phim ngoại quốc, nhưng đạo diễn Asghar Farhadi  không dự lễ ở Hollywood  để phản đối lệnh cấm của Trump, ngăn nhập cảnh từ 7 nước, trong đó có Iran.

Đạo diễn Farhadi – người cũng có phim "A Separation" đã thắng giải Oscar cho phim ngoại quốc hay nhất năm 2012 – đã thu xếp để cho chiếu miễn phí phim "The Salesman" cho nhiều ngàn người xem ở quảng trường Trafalgar Square của London.

Thay mặt cho Farhadi đọc diễn văn nhận giải Oscar trong đêm Chủ nhật là kỹ sư Anousheh Ansari, cũng là phi hành gia Hoa Kỳ (có sinh quán từ Iran).

 blank

 
Bà Ansari đọc từ lá thư của Farhadi, trong đó bày tỏ rất tiếc không vào Mỹ được để nhận giải, trích:

“Tôi rất tiếc không tới với quý vị hôm nay. Sự vắng mặt của tôi vì đất nước tôi và 6 quốc gia khác đã bị coi thường bởi một luật phi nhân đạo ngăn cấm di dân nhập cảnh Hoa Kỳ…

“Chia rẽ thế giới thành Hoa Kỳ và “kẻ thù của chúng ta” đã tạo ra sự sợ hãi – một cớ lừa dối để căm thù và gây chiến tranh. Những cuộc chiến này ngăn cản dân chủ và nhân quyền ở các quốc gia mà các nước này trở thành nạn nhân của gây hấn. Các đạo diễn có thể chuyển ống kính để chụp bắt các phẩm tính chung của nhân loại, và phá vỡ nhiều bức tường ngăn cách tôn giáo và quốc gia. Các đạo diễn tạo ra sự cảm thông giữa chúng ta và người khác – sự cảm thông mà chúng ta bây giờ cần hơn lúc nào khác.”
   

Trump cũng là trở ngại ngăn cản một đạo diễn khác từ Syria. Phim tài liệu “The White Helmets” (Những Người Mũ Trắng) của Syria, thắng giải Oscar về phim tài liệu ngắn. Phim dài 40 phút kể về nhóm cấp cứu thiện nguyện đội mũ trắng tại Syria, nơi mỗi ngày có hàng trăm quả bom dội xuống và làm chết cả đàn bà, trẻ em. Nhóm mũ trắng không hề mang vũ khí, gồm đủ mọi lứa tuổi, là những người đầu tiên tới sau một trận dội bom để lục tìm người sống sót. 

Trưởng nhóm cầm máy quay phim là  Khaled Khatib, 21 tuổi, không sang Los Angeles được, vì Bộ Nội An Hoa Kỳ cấm vào Mỹ, vì cớ có “thông tin không tốt” về Khalid. Không nói rõ thông tin gì.

 blank

 

Giải Oscar năm nay cũng đặc biệt: lần đầu, một người Hồi giáo thắng giải Oscar. Giải Nam Tài Tử Phụ Xuất Sắc trao cho Mahershala Ali trong phim “Moonlight.”

Ali là tài tử da đen thứ 5 thắng giải Giải Nam Tài Tử Phụ Xuất Sắc. Cũng là một lời nhắn từ Oscar tới TT Trump?

Gael Garcia Bernal, nam tài tử gốc Mexico, cũng ám chỉ TT Trump khi nói: "Làm một người lao động nhập cư, là người gốc Mexico, và là một con người, tôi chống lại bất cứ bức tường nào."

Cũng ám chỉ TT Trump, Rich Moore, một trong ba đạo diễn "Zootopia," phim thắng giải phim hoạt họa xuất sắc nhất, nói rằng phim này là về "lòng bao dung mạnh mẽ hơn sự sợ hãi người khác."

Giải Oscar lần thứ 89 nhằm vinh danh các phim hay nhất trong năm 2016, tổ chức ở rạp Dolby Theatre tại Los Angeles, California hôm 26/2/2017.
 

Sau đây là các giải Oscars trao tặng hôm Chủ Nhật 26/2/2017.

Phim Hay Nhất: Moonlight

Đạo diễn xuất sắc nhất: Damien Chazelle, của phim La La Land (Chazelle, 32 tuổi, trẻ nhất trong lịch sử thắng giải này).

Nam tài tử hay nhất: Casey Affleck, trong phim Manchester by the Sea

Nữ tài tử hay nhất: Emma Stone, trong phim La La Land

Truyện phim hay nhất: Manchester by the Sea

Truyện phim phóng tác hay nhất: Moonlight

Ca khúc hay nhất:  "City of Stars," La La Land

Nam tài tử phụ hay nhất: Mahershala Ali, Moonlight

Nam tài tử phụ hay nhất: Viola Davis, Fences

Phim ngoại quốc hay nhất: The Salesman

Phim hoạt họa hay nhất: Zootopia

Phim hoạt họa ngắn hay nhất: Piper

Thiết kế trang phục đẹp nhất: Fantastic Beasts and Where to Find Them

Trang điểm và làm tóc đẹp nhất: Suicide Squad

Phim tài liệu hay nhất: OJ: Made in America

Phim tài liệu ngắn hay nhất:  The White Helmets

Điều Chỉnh Âm Thanh Hay Nhất: Arrival

Hòa âm hay nhất: Hacksaw Ridge

Thiết kế hay nhất: La La Land

Hiệu ứng hình ảnh đẹp nhất: The Jungle Book

Biên tập phim hay nhất: Hacksaw Ridge

Quay phim hay nhất:  La La Land

Phim ngắn hành động thực tế hay nhất: Sing

Nhạc đệm hay nhất: La La Land

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.