Hôm nay,  

Tiền trên trời rớt xuống

08/08/201600:01:00(Xem: 9297)

Tiền trên trời rớt xuống
 

Đoàn Hưng Quốc


Ai không tin có tiền từ trên trời rớt xuống thì việc này gần xảy đến tại Nhật, Âu Châu và ngay cả Hoa Kỳ: lý do các quốc gia công nghiệp lâm vào tình trạng giảm phát quá lâu nên đang tính đến chuyện in tiền đưa dân chúng xài để tiền mất giá giúp giá cả leo thang! Chiến lược nói trên được giải Nobel kinh tế Milton Friedman gọi là Helicopter Money vào thập niên 1960 và nay có thể mang ra thử nghiệm.


Trong thực tế cho dù người đi chợ chỉ thấy hàng hoá ngày càng đắt đỏ nhưng thống kê nhà nước cho biết lạm phát ở Nhật và Âu Châu khoảng 0% còn tại Hoa Kỳ 1%, tức là rất thấp so với chỉ tiêu 2% đề ra. Lạm phát cao khiến tiền bốc hơi làm dân chúng nghèo đi, nhưng lạm phát thấp cũng nguy hiểm vì bơm lên bong bóng và làm tăng lên khoảng cách giàu nghèo (sẽ giải thích phần sau). Cho nên các Ngân Hàng Trung Ương mới đề ra một mức lạm phát “tốt” 2% trong khi kinh tế tăng trưởng 3-4%, không nhanh không chậm thật là lý tưởng.


Nhưng kinh tế Âu-Mỹ-Nhật phát triển quá chậm trong nhiều thập niên nên Ngân Hàng Trung Ương buộc phải giữ phân lời cực thấp với hy vọng giúp dân chúng dễ dàng vay mượn mua sắm và doanh nghiệp dễ dàng vay vốn đầu tư, qua đó thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng rồi lương bổng vẫn không chịu tăng, tức là dân chúng phải chấp nhận đi làm giá rẻ khi mà doanh nghiệp chưa cần nâng mức lương để thu hút nhân viên mới. Người tiêu thụ không dám ăn xài vì thu nhập còn thấp hay việc làm mới còn bấp bênh khiến doanh nghiệp lại càng không dám đầu tư do không thấy có triển vọng thêm khách hàng. Đây là cái vòng lẩn quẩn đáng sợ mà các Ngân Hàng Trung Ương tìm đủ mọi biện pháp thoát ra.


Lãi suất thấp còn bơm lên bong bóng đầu cơ. Tiền gởi ngân hàng không có lời nên nhà giàu đổ tiền mua bán địa ốc và cổ phiếu. Tình trạng này gọi là price inflation khi giá nhà đất tăng vọt khiến người đi làm càng khó mua nhà, còn thị trường chứng khoáng cũng phình ra cho dù doanh nghiệp tăng trưởng chậm. Hai quả bong bóng nói trên khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu vì ai có sẵn của cải càng thêm giàu trong khi người đi làm ăn lương bị thụt lùi. Dân chúng bất mãn khuấy động thành các hiện tượng chính trị như Brexit, Bernie Sanders hay Donald Trump.  


Riêng tại Mỹ đồng đô-la tăng giá so với euro, yen hay nhân dân tệ. Lý do vì kinh tế Trung Quốc bấp bênh, Âu-Nhật trì trệ trong khi khối các nước đang phát triển Nga-Brazil v.v. rơi vào khủng hoảng nên giới đầu tư đổ tiền sang Hoa Kỳ tìm an toàn – dễ thấy nhất là ở Việt Nam vơ vét được đồng nào thì tìm cách gởi con đi Mỹ học rồi sau đó mua nhà. Giá địa ốc, chứng khoáng và công phiếu tại Mỹ tăng cùng một lúc vì được cả thế giới ưa chuộng là tình trạng chưa từng xảy ra từ trước đến nay.


Ngân Hàng Trung Ương Âu-Nhật đã áp dụng lãi suát âm để người gởi tiền ngân hàng chẳng những không có lời mà còn bị lổ, mục đích nhằm bắt dân chúng ngừng tiết kiệm mà phải tiêu xài. Nhưng ngay cả biện pháp này cũng không mang đến hiệu quả mong muốn nên nay phải bàn đến chuyện in tiền chất vào máy bay thảy xuống.


Nếu áp dụng thì nhà nước in bạc đầu tư vào hạ tầng (xây cầu đường, internet, hải cảng, v.v…) qua đó tạo việc làm lương cao cho dân chúng. Hay chính quyền gởi thẳng cho mỗi gia đình tấm check vài chục ngàn đô-la xài chơi.


Chỉ riêng việc các Ngân Hàng Trung Ương Âu-Nhật và ngay cả Hoa Kỳ bàn đến tiền trên trời rớt xuống cũng đã là khó tưởng tượng. Nhưng nếu áp dụng mà không thành công thì các Ngân Hàng Trung Ương… hết thuốc chửa (out of ammunition).


Sau khi bàn chuyện Âu-Mỹ-Nhật thì nhắc đến Việt Nam, câu chuyện helicopter money khiến người viết nhớ lại chuyện cười dân gian kể Stalin, Mao và Hồ cùng đi máy bay. Hồ thảy xuống 1 tờ $1 và nói sẽ có 1 người mừng tối nay; Mao thảy 10 tờ $1 cho 10 người vui; Stalin thảy 1000 tờ $1 đồng cho 1000 người vui. Viên phi công nghĩ thầm nếu thảy cả ba ông này ra khỏi máy bay thì có 2 tỷ người hân hoan.

 

.
.

Ý kiến bạn đọc
10/08/201603:27:04
Khách
Tôi xin góp ý, làm rõ nghĩa đoạn văn "Chiến lược nói trên được giải Nobel kinh tế Milton Friedman gọi là Helicopter Money vào thập niên 1960 và nay có thể mang ra thử nghiệm."
Ông Milton Friedman là người theo chủ nghĩa tự do cổ điển, cổ vũ tự do kinh tế, một trong những nhà kinh tế gia "tổ sư" của trường phái tiền tệ. Ông ấy nêu ví dụ về "tiền trực thăng" để nói về sự can thiệp từ chính quyền về bơm tiền hay in tiền có thể gây lạm phát. Vì vậy, đọc đoạn trên cần diễn giải rõ ràng là ông ấy không hề cổ vũ cho chính sách "tiền trực thăng", và bất cứ ai ủng hộ tự do (kinh tế) đều hầu như rất chống lại sự can thiệp của chính phủ (ngay cả về mặt tiền tệ).
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông Trương Văn Ba, một cư dân tại Hawaii, đã trở về Việt Nam để vận động cho cuộc dân chủ hóa đất nước bằng phương pháp ôn hòa
Đại Lễ Tam Hợp Vesak trong năm 2008 cũng là dịp để một nhà sư học giả Hoa Kỳ đứng giữa lòng Hà Nội
Trong lúc chúng ta đang chuẩn bị chào đón một mùa Giáng Sinh an lành, hạnh phúc ở đây thì ở quê nhà mình hằng triệu đồng bào vẫn còn chịu đựng cảnh  bức bách
Trung Quốc sau khi đã hiện đại hoá quân sự, đang từng bước chủ trương thực hiện chính sách Đại Hán
Trong cả ngàn năm, nước Việt Nam độc lập vẫn phải khéo léo hành xử với phương Bắc theo phận nhược tiểu. Các phần tử ưu tú của nước ta
Nghe tin và thấy sinh viên biểu tình chống Trung Quốc lòng mừng trong cảm xúc tuổi trẻ ngàn sau đang tiếp nối hùng tâm đảm lược ngàn xưa
Hầu hết những vùng đông dân cư Việt Nam đều có trung tâm sinh hoạt văn hóa, trong khi cộng đồng vùng Hoa Thịnh Đốn
Từ một năm nay, dư luận Đông Á đã theo dõi vụ tranh chấp giữa tập đoàn Danone của Pháp và đối tác liên doanh tại Trung Quốc
Trong khi binh sĩ thuộc Đại Đội Charger đang diễn tập cho một công tác khác tại căn cứ của họ gần Iskanditiyah, phía nam Thủ Đô Baghdad
Nhận được lời mời thuyết trình của anh Huỳnh Quốc Văn, đại diện cho Cộng đồng Người Việt Quốc
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.