Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Phan Thanh Giản

22/04/201600:01:00(Xem: 5859)
PHAN THANH GIẢN
(1796 -1867)
.
Phan Thanh Giản, hiệu Lương Khê, biệt hiệu Mai Xuyên, quê huyện Ba Tri, tỉnh Vĩnh Long. 
.
    Năm 1825, ông đậu Cử nhân. Năm 1826, đỗ Tiến sĩ thời vua Minh Mạng. Ông làm quan trải ba triều: Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.
- Dưới triều Minh Mạng, ông giữ các chức vụ: Lang trung bộ Hình (1827), Tham hiệp tỉnh Quảng Bình (1828). Kinh lược trấn Tây (1835), Tuần phủ Quảng Nam (1836)... 
.
- Dưới triều Thiệu Trị, ông làm Phó đô ngự sử Đô sát viện.
.
- Dưới triều Tự Đức: Ông giữ chức Thượng thư bộ Lại (1849). Năm 1850, ông vào trấn nhậm miền Tây Nam Kỳ cùng với Nguyễn Tri Phương, sau đó, làm Kinh lược sứ Nam Kỳ. Năm 1856-1859, vua cử ông làm Chánh tổng quốc sứ quán, chỉ đạo biên soạn: Khâm định việt sử thông giám cương mục.  
  .
     Ngày 5-6-1862, ông và Lâm Duy Hiệp ký hoà ước Nhâm Tuất tại Sài Gòn, giao 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường cho Pháp, triều đình phải bồi thường chiến phí cho Pháp và Tây Ban Nha là 4 triệu piastre. 
    Năm 1863, vua Tự Đức cử ông làm trưởng phái đoàn cùng Phạm Phú Thứ và Nguỵ Khắc Đản sang Pháp để điều đình chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ nhưng Pháp không đồng ý.       
.
    Khi ông về nước, vua Tự Đức bổ nhiệm chức Kinh lược sứ Vĩnh Long. Ông điều đình với Pháp để giữ lại 3 tỉnh miền Tây nhưng không kết quả. Pháp còn chuẩn bị chiếm cả Hà Tiên và An Giang. 
.
    Ngày 20-6-1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long, còn gửi thư yêu cầu ông bảo các quan thủ thành An Giang và Hà Tiên buông súng đầu hàng. Trước sức mạnh quân sự áp đảo của Pháp, nghĩ không thể giữ nổi An Giang và Hà Tiên, nếu đánh vẫn bị thua mà dân chúng bị chết chóc khổ sở, ông quyết định trao thành, yêu cầu Pháp bảo đảm an toàn cho dân chúng?! Thế là chỉ trong 5 ngày (20-24 tháng 6-1867), Pháp chiếm trọn 3 tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn. 
.
    Sau khi thành mất, ông tuyệt thực suốt 17 ngày, dặn dò con cháu không được làm tay sai cho Pháp! Ông uống thuốc độc quyên sinh ngày 4-8-1867, hưởng thọ 72 tuổi. Ông mất, đồng bào ngậm ngùi thương tiếc; nhưng triều đình Huế lại khinh bỉ vì một quan lớn, giặc tới chưa đánh mà đã khiếp nhược đầu hàng?!.
 .
Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị: Việt sử thông giám cương mục (chủ biên); Minh Mệnh chính yếu (chủ biên); Tây phù nhật ký; Lương Khê thi thảo; Sứ Thanh thi tập...  
 .
 *- Thiết nghĩ: Cuộc đời Phan Thanh Giản đã ở trong bối cảnh phức tạp và ngặt nghèo của lịch sử. Đối với những nhân vật này, việc đánh giá và bình luận gặp rất nhiều khó khăn vì có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau. 
.
     Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp đã ký hòa ước Nhâm Tuất năm 1862, dâng 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Tiếp đến, ông là Kinh lược sứ lại đầu hàng giặc khi chúng đánh tỉnh Vĩnh Long, rồi nộp thành cho giặc, còn viết thư bảo quan Tổng đốc ở mấy thành khác dâng thành cho Pháp. Vì thế rất khó bào chữa cho ông?! Nhìn chung, đồng bào miền Nam mến mộ ông, họ biết ông là người liêm khiết, yêu nước thương dân. Họ luôn ghi nhớ ông nói: “Tôi không bao giờ chịu sống trong thành mà trên nóc có lá cờ tam tài”. 
.
     Muốn đánh giá chính xác về ông phải dựa trên thực tế đời sống và những tài liệu về đất nước và dân tộc có liên hệ đến ông. Nên xét rạch ròi, thẳng thắn để có kết luận thật công bằng là công hay tội. 
    Tôi nghĩ rằng: Ông không phải người tham sống sợ chết, nếu sau khi dâng thành cho Pháp, ông vẫn sống để vinh thân phì gia thì đáng trách nhưng ông đã quyên sinh, tức là đã giũ sạch những lỗi lầm nếu có?!. 
.
Cảm niệm: Phan Thanh Giản
 .
Phan Thanh Giản, có tội hay công?!
Đi Pháp điều đình, thấp thỏm lòng!
Sáu tỉnh Nam kỳ, nghèo ngặt mất?!
Một thân Kinh lược, não nùng vong!
Độc len lỏi, quẩn quanh tâm nhĩ
Hồn vấn vương, lưu luyến núi sông!
Quả đất đang quay, ngưng tức tưởi!
Tội công lẫn lộn, nghẹn ngào trông?!!!
.
Nguyễn Lộc Yên  

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại sao lại gọi đó là “cái gọi là Hiến Pháp” " Bởi vì đây không phải là một bản hiến pháp hiểu theo quan niệm phổ quát – một văn kiện pháp lý có gía trị tối ca
Chuyện ngụ ngôn thời xưa kể lại có người Cha già muốn dạy các con bài học “HIỆP NHẤT”: “DDOÀN KẾT THÌ SỐNG, CHIA RẼ THÌ CHẾT…”
The New Economics Foundation (NEF) của Anh, đã đưa ra khái niệm Happy Planet ln "Tốc độ của cả hạm đội không phụ thuộc vào con tàu nhanh nhất
Tôi được sinh ra và lớn lên một phần tư thế kỷ trong xã hội không cọng sản. Tôi được đi học mà chẳng biết “hiến chương nhà giáo” là gì
Thời gian từ đầu năm 2007 cho đến nay tất cả các cơ quan truyền thông báo đài trên cả nước Việt Nam tập trung ráo riết tuyên truyền cuộc vận động
Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa, thế giới của những người yêu dân chủ VN, lai được chứng kiến phiên tòa phúc thẩm xét xử hai công dân dân chủ ưu tú
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ về phần thứ hai của loạt bài diễn giải Tâm Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa, nói về Sắc và Không.
Hiện có 161 đồng bào VN tỵ nạn kém may mắn, còn lưu lạc gần  hai mươi năm ở Phi Luật Tàn
Ngày nay Little Sàigòn đã trở thành thủ phủ của người Việt mà khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam
Hàng năm người Hoa Kỳ dành ngày Thứ Năm trong tuần lễ cuối của tháng Mười Một để cử hành lễ Tạ Ơn.  Ngày lễ Tạ Ơn cũng còn được gọi là "Ngày Gà Tây"
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.