Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Ngô Văn Sở

21/09/201511:05:00(Xem: 3957)
NGÔ VĂN SỞ 
(? – 1795)
                        
Ngô Văn Sở còn tên là Ngô Hồng Chấn, Ngô Văn Tàng; quê huyện Tây Sơn, Bình Định. Năm 1771, anh em Tây Sơn khởi nghĩa, ông đã tham gia với Tây Sơn từ lúc khởi binh.
Năm 1775, ông cùng Nguyễn Huệ đã đánh tan hơn 2 vạn quân của chúa Nguyễn, do tướng Tống Phúc Hiệp trấn giữ tại Phú Yên. Năm 1787, ông được cử làm Tham tán quân vụ cùng Vũ Văn Nhậm trấn thủ Bắc Hà. Năm 1788, Bắc Bình Vương nghe tin Vũ Văn Nhậm làm phản, Vương ra Bắc Hà, bắt giết Vũ Văn Nhậm xong, cử ông làm Đại Tư Mã trấn thủ Thăng Long cùng Tả thị lang Bộ lại Ngô Thì Nhậm.
Năm 1788, Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh. Nhà Thanh (Tàu) cử Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị thống lãnh trên 20 vạn quân Tàu tiến qua nước ta. Ngô Văn Sở hợp các tướng để tìm kế sách chống đỡ. Nguyễn Văn Dụng nói: “Khi xưa quân Minh sang nước ta có bọn Hoàng Phúc, Mộc Thạnh, Liễu Thăng, đều là tướng hiệt kiệt của Tàu, bấy giờ Lê Thái Tổ khởi nghĩa ở Lam Sơn, thế lực còn yếu nên dùng mưu, lúc mai phục, khi đánh úp. Lấy ít đánh nhiều. Vây Vương Thông bến Đông Độ, giết Liễu Thăng ở núi Mã Yên, võ công tuyệt lạ, ngàn thuở được khen. Nay quân Thanh ở xa đến đây, ta lấy khoẻ đánh mệt, phục trước các nơi xung yếu, cho quân núp sẵn để chờ, cứ làm theo kế này làm gì không thắng (Hoàng Lê Nhất Thống Chí: HLNTC, tr. 351-352)”.
Ngô Thì Nhậm nghe vậy thì phân tích: “Không phải thế, ông chỉ biết một mà không biết hai. Việc thiên hạ tình tuy giống nhau, mà thế lại khác nhau, sự đắc thất do đó cũng khác hẳn. Xưa kia nước ta bị Tàu đô hộ, quân Tàu tàn bạo, người cả nước ai cũng muốn đuổi chúng đi. Cho nên Lê Thái Tổ chỉ gọi một tiếng thì xa gần hưởng ứng, hào kiệt theo về như mây tụ. Mỗi khi đánh nhau với giặc, dân mình lo quân ta bất lợi, mỗi khi nghe tin thắng trận ai nấy đều vui. Lòng người như thế nên hễ chỗ nào có quân mình mai phục, thì dân giữ kín không cho giặc biết. Nên thắng được giặc là vậy. Ngày nay, bề tôi nhà Lê đâu đâu cũng có, nghe quân Thanh qua, họ luôn ngóng trông. Quân ta mai phục ở đâu, quân số bao nhiêu, địa thế ra sao,
họ sẽ báo cho
giặc biết trước. Quân cơ đã bị lộ, tự nhiên ta bị bất lợi, ấy là tự mình hãm mình vào chỗ chết (HLNTC)”. Phan Văn Lân: “Tôi xin lãnh 1000 quân đến sông Như Nguyệt, ngăn giặc”, nhưng giặc đông như kiến, quân của Phan Văn Lân bị bại.
Ngô Thì Nhậm đắn đo, rồi thẳng thắn nói: “Chỉ còn cách, sớm truyền thuỷ quân chở lương đầy các thuyền, giương buồm ra biển, đến Biện Sơn tạm chờ. Quân bộ thì sửa soạn khí giới, lui về giữ Tam Điệp. Hai mặt thuỷ bộ liên lạc với nhau giữ chỗ hiểm yếu, rồi cho người về bẩm Chúa công”. Ngô Văn Sở cho rút quân về núi Tam Điệp, để giặc tự kiêu căng, ta dễ tiêu diệt.
Khi Vua Quang Trung dẫn quân đến núi Tam Điệp (Ninh Bình giáp ranh Thanh Hóa). Tư mã Sở ra đón, xin chịu tội đã rút quân khi giặc đến Thăng Long. Vua nói: “Rút quân theo kế của Ngô Thì Nhậm là đúng, không có tội”. Ngô Văn Sở theo vua Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà giải phóng Thăng Long.
Sau khi đánh tan tác quân Thanh, ông được vua Quang Trung phong tước Ích Quốc công và cho Trấn thủ Bắc Hà. Tháng Giêng năm 1790, Phạm Công Trị (giả vương) giả Vua Quang Trung, Ngô Văn Sở cùng đi sứ sang nhà Thanh.
Năm 1792, Vua Quang Trung băng hà, Cảnh Thịnh nối ngôi, thăng ông chức Đại đổng lý, tước Quận công, tiếp tục trấn thủ Bắc Hà. Vua còn nhỏ tuổi nên Thái sư Bùi Đắc Tuyên lộng quyền.
Năm 1795, Đại đô đốc Võ Văn Dũng dùng kế bắt Thái sư Tuyên và con là Bùi Đắc Trụ rồi làm chiếu chỉ giả triệu Ngô Văn Sở về Phú Xuân vì nghi Ngô Văn Sở là người cùng phe cánh với Thái sư Tuyên. Cả ba bị nhốt vào cũi sắt, đem dìm xuống sông Hương cho đến chết?!.
Lưu ýXin đừng lẫn Ngô Văn Sở (trùng tên) từng theo quân Tây Sơn làm đến chức Đô úy, sau đầu hàng Nguyễn Ánh, năm Kỷ Mùi (1799) theo Võ Tánh trấn giữ thành Bình Định.
Cảm mộ: Ngô Văn Sở
Ngô Văn Sở, dũng tướng Tây Sơn!
Chiến trận hiểm nguy, vẹn sắt son!
Chính sự nghi ngờ, gây lủng củng
Đớn đau dìm nước, gẫm hàm oan?!
Nguyễn Lộc Yên 
.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.