Hôm nay,  

TNS Janet Nguyễn ra Tu Chính buộc các đại học nhận ngân sách chính phủ không được cấm treo cờ Mỹ

07/03/201510:41:00(Xem: 6854)

 

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn giới thiệu Tu Chính Hiến Pháp buộc các trưng đại học nhận ngân sách chính phủ không được cấm treo cờ Mỹ

Lãnh
đạo Cộng Hòa Thượng Viện Bob Huff, Thượng Nghị Sĩ Pat Bates, Dân Biểu Matt Harper, và Dân Biểu Don Wagner cùng tham gia với Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn trong công việc này

 

(Santa Ana) Sau khi Hội Đồng Sinh Viên Đại Học UC Irvine đưa ra quyết định cấm treo cờ Mỹ ở hành lang trước văn phòng của họ, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn, lãnh đạo Cộng Hòa Thượng Viện Bob Huff, Thượng Nghị Sĩ Pat Bates, Dân Biểu Matt Harper, và Dân Biểu Don Wagner ngay lập tức tìm cách bảo đảm lá cờ này phải được treo trở lại.

Nếu chuyện cấm treo cờ Mỹ tại các đại học công cộng chưa phải là vi hiến, theo luật Tu Chính Án Số 1, thì Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn và các đồng viện của bà đang chuẩn bị soạn thảo một Tu Chính Hiến Pháp ở Thượng Viện, theo đó, buộc các đại học nhận ngân sách tiểu bang không được cấm treo cờ Mỹ.

Hôm Thứ Năm, tổ chức sinh viên này ở UC Irvine đã bỏ phiếu thông qua Nghị Quyết R50-70. Nghị quyết này, do sinh viên Matthew Guevara đưa ra, ngay lập tức cấm treo cờ Mỹ, và một số chuyện khác nữa, và nói rằng lá cờ này có thể bị diễn giải tùy theo mỗi người, và có thể bị coi như là một biểu tượng không tốt của chủ nghĩa thuộc địa hóa.

“Là một cựu sinh viên đại học UC Irvine, và quan trọng hơn hết, là một người tị nạn đến Hoa Kỳ để tìm tự do và dân chủ, tôi cảm thấy đau lòng khi hội đồng sinh viên chọn giải pháp lấy lá cờ Mỹ ra khỏi hành lang trước văn phòng của họ,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn nói. “Hàng triệu người đã phải hy sinh để bảo vệ tự do và dân chủ trong hơn 200 năm qua cùng với những binh sĩ nam nữ đang ngày đêm chiến đấu quên mình để lá cờ Mỹ được tung bay một cách xứng đáng và tự hào. Tôi không thể ngồi yên khi nhìn thấy biểu tượng của tự do này bị cấm treo.”

Dân Biểu Don Wagner, hiện đại diện Địa Hạt 68 của Hạ Viện California, cũng bày tỏ sự kinh ngạc của ông đối với quyết định của sinh viên.

“Tự do ngôn luận là một trong những nguyên tắc mà lá cờ Mỹ tượng trưng, và tôi vô cùng thất vọng khi nhóm sinh viên này lợi dụng ngay quyền này để gỡ xuống một biểu tượng thiêng liêng của tự do. Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn và tôi đồng ý với nhau rằng, đây là chỉ một trò đùa, và nếu cần, chúng ta sẽ cùng nhau bảo vệ sự hiện diện của lá cờ Mỹ,” Dân Biểu Don Wagner nói.

Nếu phải đưa ra một tu chính hiến pháp để bảo đảm lá cờ Mỹ được treo trở lại, lãnh đạo Cộng Hòa Thượng Viện Bob Huff, Thượng Nghị Sĩ Pat Bates, Dân Biểu Matt Harper, và Dân Biểu Don Wagner sẽ cùng với Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn hành động ngay vào đầu ngày Thứ Hai tuần tới, và nếu được Thượng Viện và Hạ Viện thông qua, tu chính này sẽ được đưa ra để cử tri California quyết định trong cuộc bầu cử sắp tới.

 

Về Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đưc đa số cử tri Địa Hạt 34 của California bầu chọn qua một cuộc bầu cử vào năm 2014. Với chiến thắng này, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn trở thành phụ nữ đầu tiên đại diện Địa Hạt 34 và là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử được bầu vào Thượng Viện California. Bà hiện cũng là dân cử gốc Việt cao cấp nhất tại Hoa Kỳ.

Địa Hạt 34 bao gồm các thành phố Fountain Valley, Garden Grove, Los Alamitos, Santa Ana, Seal Beach, Westminster, và hai cộng đồng Midway City và Rossmoor, cũng như một phần các thành phố Anaheim, Huntington Beach, Long Beach, và Orange.

 

 

 


.
,

Ý kiến bạn đọc
07/03/201521:56:08
Khách
Tuyệt vời Janet. Hội đồng sinh viên nào mà ngu thế? nếu cảm thấy không thích thì tìm đến Iran bảo đảm không có cờ Mỹ để học.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chất phóng xạ theo định nghĩa được chia làm hai loại: phóng xạ ion hóa và phóng xạ không ion hóa. Phóng xạ không ion hóa đến từ các dạng như ánh sáng, các làn sóng điện radio hay radar
Bài báo của phóng viên Martin Wisckol ghi nhận là năm 2000 chỉ có một vị dân cử gốc Việt tại Quận Cam. Vậy mà bây giờ có tới 10 dân cử gó6c Việt, trong đó 4 người mới thắng cử
Ở Việt Nam, năm 2006 ghi nhận hai sự kiện quan trọng nổi bật. Một là, Việt Nam được gia nhập WTO. Hai là, tổng thống Hoa Kỳ George Bush sang thăm Việt Nam nhân Hội nghị APEC 14
Sáng nay tiết trời Hà nội lạnh, không khí bị phủ một lớp sương mờ, không có ánh mặt trời. Ngày đầu tiên của năm 2007
Nhưng nếu không có sự đụng chạm giữa các nền văn minh, thế giới chúng ta cũng đang đối đối đầu trước một sự đụng chạm khác. Học giả Dominique Moĩsi, một cố vấn thâm niên của
Thời gian thắm thoát trôi, mới đó mà đã 22 năm kể từ ngày các Anh vĩnh viễn ra đi. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có rất nhiều đổi thay, nhưng các anh nào có biết! Hôm nay nhân ngày giỗ
tôi mong là từ năm nay, Hà Nội nên có chính sách văn minh hơn với người dân của mình. Đó là bình thường hóa quan hệ với người Việt Nam chứ đừng chỉ có sợ người ngoại quốc...
Gerald R. Ford, tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ, lên nắm quyền sau khi Tổng Thống Richard Nixon 
Tổng thống Ford là một người tử tế. Nhưng thiếu mưu mô... Trong một số báo đầu năm, chúng ta nên nói về chuyện tử tế. Không có gì tử tế hơn là nói về nhân vật đang được quốc táng
Căn cứ Khe Sanh nằm lọt giữa một thung lũng, các ngọn đồi bao bọc chung quanh, do đó đây không hẳn là một vị trí có thể quan sát bao quát hết các vị trí địch.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.