Hôm nay,  

Chỉ Là Âm Mưu Buôn Bán…

15/10/201300:00:00(Xem: 7285)
Làm người không một ai có thể đứng ngoài vòng tròn sinh tử, có nghĩa rằng đã là người dù sang hay hèn, dù “thiên tài hay thiên tai” thì ai cũng phải chết. Không chết bất đắc kỳ tử, chết vô duyên vô lý thì cũng phải chết bệnh chết già và ông đại tướng Võ Nguyên Giáp của quân đội nhân dân Việt Nam, một trong những ông tướng “lừng danh” chiếu theo loa đài của đảng. Không chết trận, không chết bất đắc kỳ tử mà bị rút ống trợ sinh chết bệnh chết già. Cái chết của ông đại tướng có phần tẻ nhạt không xứng tầm, không lẫy lừng như những lời chia buồn có cánh “vô cùng thương tiếc…ca ngợi công lao…kể lể kỷ niệm vui buồn, đồng lao cộng khổ với đại tướng…” của một số người Việt, người nước ngoài, có đủ mọi thành phần xã hội, từ người vô danh đến kẻ có danh, từ anh bộ đội đến chị hộ lý, từ nhà văn, nhà thơ, nhà báo xã hội chủ nghĩa đến tướng tá quân đội nhân dân…tất cả đều hồ hởi ngồi vào bàn tiệc báo chí lề đảng oang oang hò hét ăn ké dự phần.

Nhân sự kiện “chết” của ông đại tướng, ngó nhìn đám cộm cán nổi trội của cái mớ hỗn độn, đua nhau chen lấn để được lên tiếng “vô cùng thương tiếc” ông đại tướng Võ Nguyên Giáp, thấy thấp thoáng bóng dáng ông đại tướng Trần Đại Quang, bộ trưởng bộ công an lấn sân, giành phần vụ “thương vay khóc mướn”, khóc giả vờ, lẽ ra là nhiệm vụ của ông trùm tuyên giáo Đinh Thế Huynh và có những đọan ông Quang kể công lao thời ông Giáp “nguyên là…”rất ấn tượng, chỉ bỏ sót có mỗi chức danh rất nổi tiếng “hào hùng”, thời ông Giáp nguyên là “trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch”:

“…Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, người con ưu tú của đất nước và quê hương Quảng Bình, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhà quân sự thiên tài của nhân loại, được nhân dân yêu mến, kính trọng, đánh giá cao, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân…

….Trên 80 năm liên tục hoạt động cách mạng, Đại tướng suốt đời sống, chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng đầy gian khổ, hào hùng, nhưng rất đỗi vẻ vang và tự hào của Đảng và dân tộc, đặc biệt đối với nền khoa học và nghệ thuật quân sự cách mạng Việt Nam và nghệ thuật quân sự thế giới. Dù ở bất cứ cương vị nào, Đại tướng luôn đem hết khả năng, trí tuệ và công sức, tận tâm, tận lực cống hiến cho Đảng, cho Tổ quốc và nhân dân, luôn đặt lợi ích của cách mạng lên trên hết. Cả cuộc đời Đại tướng gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Bác Hồ kính yêu và của dân tộc ta…

…Công an là của nhân dân, bảo vệ nhân dân, bảo vệ những thắng lợi của cách mạng. Nên trong mọi công tác, cần hết sức chú ý đoàn kết chặt chẽ với nhân dân. Quân đội ta là quân đội của nhân dân, quân đội ta chiến thắng kẻ địch vì luôn luôn chăm lo đến quyền lợi của nhân dân, được nhân dân ủng hộ. Công an có được thắng lợi cũng do dựa vào nhân dân, tin tưởng ở nhân dân, đoàn kết với nhân dân…

…Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa, nhưng những ý kiến chỉ đạo của Đại tướng đối với Công an nhân dân và sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự còn nguyên giá trị. Lực lượng Công an nhân dân nguyện tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện có hiệu quả trong công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng; thường xuyên phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với Quân đội nhân dân và các ngành, các cấp giữ vững an ninh, trật tự, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

…Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tấm gương sáng về nhân cách vĩ đại, trí tuệ mẫn tiệp, tính cách nhân văn, tấm lòng bao dung, yêu thương con người, biểu tượng cho tình yêu hòa bình, bác ái của nhân dân Việt Nam, mãi mãi để các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân kính trọng, học tập, rèn luyện và noi theo. Sự nghiệp, công lao và những phẩm chất cao đẹp của Đại tướng sống mãi cùng thời gian và trong trái tim của mỗi cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam.(*)

Có thể nói trong bối cảnh tranh nhau nói lời “nghìn thu vĩnh biệt”kể lể công lao trời biển của đại tướng nhưng không mấy ai quên nhắc nhở mối quan hệ quen biết nồng ấm thắm thiết chỉ có trời đất biết, nào là “…Đại tướng là biểu tượng của nhiều thế hệ người dân về ý chí kiên cường và niềm tự hào dân tộc…Đại tướng – sức lan tỏa từ một nhân cách lớn…văn võ song toàn, đức độ trọn vẹn, ít có ai được như thế…Vĩnh biệt đại tướng, anh hùng dân tộc Võ Nguyên Giáp…Hình ảnh vị tướng tài cả đời lo cho dân cho nước, hy sinh rất nhiều để người dân có cuộc sống thái bình…Sự ra đi của đại tướng để lại nỗi tiếc thương vô hạn trong hàng triệu đồng bào…”

Hầu hết những bài viết được đăng tải trên hệ thống truyền thông lề đảng, ghi lại lời chia buồn của nhiều người, nhiều giới đều đồng loạt sử dụng thừa thãi thậm từ không che dấu nhưng chắc không còn lời ca ngợi có cánh nào bay bổng, ấn tượng, hoành tráng hơn lời “vô cùng thương tiếc, nghìn thu vĩnh biệt” ông Võ Nguyên Giáp của ông Trần Đại Quang. Điều quá lố đáng quan ngại là con người thật của ông đại tướng Giáp có “giống” như những gì ông đại tướng Quang xưng tụng không?

Để có cái nhìn khách quan đa chiều, chúng ta cùng nhau đọc trích đoạn lời nhận định trong bài “ Ông Võ Nguyên Giáp Như Tôi Từng Biết” của ông cựu đại tá Bùi Tín, nguyên tổng biên tập báo quân đội nhân dân, người có cơ hội tiếp cận cũng như làm việc gần gũi với ông đại tướng Giáp nhằm có tầm nhìn rộng hơn và có cơ sở đánh giá tương đối chính xác hơn:

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và nhà báo quân đội Bùi Tín.

“…Đây là sự thật. Hồi tháng 4-1996, trong cuộc hội thảo ở trụ sở Quốc Hội Hoa kỳ, tướng Westmoreland nói với tôi rằng: «Tôi công nhận tài năng của tướng Giáp, phải có tài mới ở lâu đến hơn 30 năm chiến tranh trên cương vị tư lệnh quân sự cao nhất; nhưng phải nói thật là nếu như tướng Giáp là một viên tướng Hoa kỳ thì ông đã bị mất chức từ lâu rồi, vì Quốc hội chúng tôi, xã hội chúng tôi không thể chấp nhận những tổn thất sinh mạng của quân đội mình cao đến vậy».

Tôi nghĩ nền độc lập của đất nước, quyền sống tự do của nhân dân là vô giá, dù cho phải trả giá cao, nhưng lãnh đạo đảng Cộng sản đã không quan tâm thật sự đến tự do của nhân dân, chỉ quan tâm trước hết đến quyền lãnh đạo tuyệt đối và duy nhất của đảng, do đó mà vô vàn hy sinh… đã trở nên phũ phàng, mỉa mai, không được đáp đền một cách xứng đáng. Đây là điểm tiêu cực nhất của tướng Giáp, là tỳ vết sâu đậm nhất của một danh tướng, từng được coi là Người Anh Cả của Quân đội Nhân dân…

Tôi đã gửi 2 lá thư… nhắc ông rằng quân hàm đại tướng 4 sao của ông được mạ bằng xương máu của hàng vạn vạn chiến binh, rằng «nhất tướng công thành vạn cốt khô», mong ông hãy tham gia, ủng hộ phong trào đổi mới theo hướng dân chủ hóa thật sự đất nước; rằng ông chỉ cần ghé thăm anh Hoàng Minh Chính đang bị chính quyền đối xử rất tồi tệ, hoặc nhắn anh Đại tá Phạm Quế Dương mới ra khỏi nhà giam… cả 2 đều là sỹ quan từng dưới quyền trực tiếp của ông, ông vẫn làm ngơ, không động lòng. Đây là điểm yếu về ý chí, công tâm, nhân cách.

Nhiều người nhắc đến lá thư… của tướng Giáp gửi lãnh đạo đảng CS yêu cầu giải quyết «vụ án siêu nghiêm trọng»… và sau này là 3 lá thư… yêu cầu đình chỉ việc khai thác bauxite trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên…Nội dung lên tiếng xem kỹ ra là nặng về thanh minh cho riêng cá nhân mình, như ông bị Năm Châu, Sáu Sứ dựng lên tài liệu để vu cáo là ông có âm mưu đảo chính, hay vụ T4 là do Tổng cục II bịa ra tài liệu vu cáo ông và nhiều nhân vật khác có quan hệ với CIA của Hoa kỳ. Nói tóm lại ông chỉ trước hết nhằm bảo vệ thanh danh của cá nhân mình, cố chăm nom cho cái bộ mã của người hùng Điện Biên không bị hoen ố, cho đến khi hơn trăm tuổi.

Thái độ của ông đối với vụ khai thác bauxite cũng có phần yếu ớt, buông xuôi, so với những lá thư mạnh mẽ, lặp đi lặp lại của các tướng Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh và một số sỹ quan cấp cao khác.

Dũng khí là đức tính hàng đầu của một danh tướng… năm 1984 ông Lê Duẩn đến nói chuyện rất hẹp với cán bộ lãnh đạo báo Nhân Dân, ông Duẩn kể rằng hồi 1968, bộ trưởng quốc phòng «nhát như thỏ đế», tránh mặt ra nước ngoài. Sự thật kế hoạch quân sự Mậu Thân 1968 là do các ông Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Trần Văn Trà đề xuất, khởi thảo và chỉ đạo thực hiện. Khi chiến sự bùng nổ Tết Mậu Thân, ông Giáp đang dưỡng bệnh 2 tháng ở Hungary sau khi mổ cắt túi mật ở đó…

Ở Bộ Quốc phòng và Tổng tham mưu, các sỹ quan đều biết rằng suốt trong 30 năm, tướng Giáp rất ít khi ra mặt trận. Ngay ở Điện Biên Phủ ông gần như chỉ ở trong hang đá Mường Phăng, ngoài tầm pháo địch, suốt hơn 4 tháng trời, không ra gần hay sát nơi chiến trận. Sau khi chiến dịch toàn thắng ông mới ra duyệt binh tại chiến trường đã im tiếng súng và tìm hiểu những di tích của các trận đánh. Trước đó, các chiến dịch lớn Trung Du, Hòa Bình, Thượng Lào … ông cũng ở trên Việt Bắc, chỉ huy từ rất xa.


Từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc chiến tranh ở miền Nam… ông không hề đặt chân lên chiến trường miền Nam…Trong khi đó các tướng Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Trần Độ, Hoàng Cầm, Lê Ngọc Hiền, Chu Huy Mân, Đoàn Khuê … đều ở chiến trường miền Nam…tướng Giáp đóng góp không có gì đáng kể, so với một loạt bài tổng kết lớn của tướng Nguyễn Chí Thanh (ký tên Trường Sơn), một số bài báo của tướng Trần Độ (ký tên Cửu Long) cũng như một số tài liệu tổng kết cho Học viện quân sự cấp cao của các tướng Lê Trọng Tấn, Hoàng Cầm, Hoàng Minh Thảo và Nguyễn Hữu An …mà cán bộ học viện thường gọi là «Binh thư mới» của Quân đội Nhân dân.

Một nhược điểm của tướng Giáp là văn phong, khẩu khí của ông, nếu không thể nói là yếu kém thì có thể nói là không có gì nổi bật. Ông mất đi, để lại hàng chục đầu sách, hàng trăm luận văn, bản báo cáo, hàng chục hồi ký… rất nhiều bài trả lời phỏng vấn trong nước và nước ngoài. Có cuốn sách nào hay, những ý tưởng quân sự nào đặc sắc của cá nhân ông, để lại cho hậu thế hay không?...

Tôi từng dự nhiều buổi nói chuyện của ông tại Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, tại Học viện Quân sự cấp cao, ở trường Sỹ quan Lục quân, ở nhiều Quân khu, có thể nói ông không có năng khiếu truyền đạt, thông tin một cách bổ ích… Ông không có tài hùng biện, lôi cuốn của tướng Nguyễn Chí Thanh, không có tài kể chuyện thú vị của tướng Trần Độ, không có sự sống động dày dạn của lão tướng Lê Trọng Tấn, không có sự táo tợn bộc trực của tướng Phùng Thế Tài, cũng không có cái giọng bình dân lính tráng bỗ bã của tướng Đinh Đức Thiện.

Vốn là giáo sư sử học trường tư thục Thăng Long, tướng Giáp say mê nghiên cứu lịch sử, hiểu rõ thiên tài quân sự của Napoléon. Ông thông minh, đôi mắt sáng, có trí nhớ tốt. Nhưng cách trình bày, khoa sư phạm của ông thường lại sáo mòn, đầy những quy luật, nguyên tắc nhạt nhẽo, khô cứng, lặp đi lặp lại đến phát chán cho người nghe. Bao giờ cũng là do sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, có đường lối chính trị và đường lối quân sự đúng đắn; có Quân đội Nhân dân, quân đội của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, được nhân dân bao bọc, che chở, nuôi dưỡng…

Tướng Peter Mac Donald của Quân đội Hoàng gia Anh, từng sang Việt Nam gặp tướng Giáp viết cuốn GIÁP – Hai Cuộc Chiến Tranh Đông Dương… nhận xét: «…Những tư tưởng của tướng Giáp được ghi lại trên giấy thường là chán ngán đến chết người…Từ khi còn trẻ, tướng Giáp đã thấm nhuần lý thuyết Cộng sản. Thật đáng tiếc là trải qua mấy chục năm dài, lẽ ra trí thông minh của ông đã có thể mách bảo ông rằng cái chế độ mà ông tham gia xây dựng là sai lầm tệ hại, để từ đó tìm ra con đường khác bảo đảm hạnh phúc cho đồng bào của ông. Như một người theo Công giáo thời Trung cổ sợ hãi bị trừng phạt khủng khiếp khi bỏ đạo, ông đã mù quáng phục vụ đường lối Marx – Lénine theo như Hồ Chí Minh dẫn giải»…

Bi kịch lớn nhất của tướng Giáp khá nhiều người nhận thấy đúng là: một danh tướng, có kiến thức, thông minh nhưng lại không đủ thông minh và dũng khí để sớm nhận ra để từ bỏ một lý thuyết sai lầm tệ hại, chỉ đem lại tàn phá và tổn thất cho nhân dân, đến nay nhân dân vẫn chưa có tự do, hạnh phúc khi ông nhắm mắt.”(**)

Đọc hai bài nhận định của hai cá nhân có chức phận cao trong chế độ cộng sản Việt Nam, một người đang là đại tướng phục vụ chế độ cộng sản, một người nguyên là đại tá đã rời bỏ hàng ngũ cộng sản và nhận định khá tỉnh táo ôn tồn, có dẫn lời phê bình của hai ông tướng Anh, Mỹ của ông đại tá Bùi Tín rất gần với “tài năng, đức độ” thật sự của ông đại tướng Võ Nguyên Giáp vốn có. Riêng bài nhận định ma mãnh của ông đại tướng Trần Đại Quang không khó đễ nhận ra, đó là bài nói láo quá lộ liễu nhằm mục đích phục vụ tuyên truyền, quảng cáo rao bán xác chết của ông Võ Nguyên Giáp bởi trong cuộc đời và sự nghiệp của ông tướng Giáp được ông Quang ngợi ca đến tận cùng chữ nghĩa bưng bê là:

“…Nhà quân sự thiên tài của nhân loại…suốt đời sống, chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội…là niềm tự hào của đảng và dân tộc…là tấm gương sáng về nhân cách vĩ đại, trí tuệ mẫn tiệp, tính cách nhân văn…sống mãi trong trái tim…mãi mãi để các thế hệ cán bộ, chiến sĩ…rèn luyện, học tập và noi theo…”

Tất cả câu chữ trong bài viết của ông đại tướng Trần Đại Quang đa phần là thậm xưng, là sáo ngữ nếu không muốn nói ông đại tướng Quang nói láo... láo lem lẻm, láo lì lợm, láo không biết ngượng mồm! Dễ thấy nhất cho trò nói láo, cho thuyết âm mưu lồng trong sự kiện chết bệnh chết già của ông đại tướng Võ Nguyên Giáp là nếu như ông tướng Giáp…là thiên tài, là nhân cách vĩ đại như ông Quang và hệ thống loa đài của đảng mở hết công suất ca tụng trong lúc chết? Thế thì tại sao trong lúc ông Giáp còn sống bị Lê Duẩn, Lê Đức Thọ hạ nhục cho đi làm công tác kế hoạch sinh đẻ, đặt vòng tránh thai, ông tướng Giáp hèn nhược riu ríu vâng lời, dũng khí làm tướng của ông đâu? Khiến cho đồng đội, nhân dân bất mãn cảm thán mỉa mai rằng “…Ngày xưa đại tướng cầm quân…ngày nay đại tướng cầm quần chị em…” hay lúc ông Giáp bị cặp ma đầu Đỗ Mười, Lê Đức Anh trưng ra bản cáo trạng nội bộ có khả năng ngụy tạo thông tin, làm giả tài liệu đánh giá cá nhân ông Giáp như sau:

“1. Ông Giáp từng là con nuôi của chánh sở mật thám Đông Dương, Louis Marty.

2. Ông Giáp cầm đầu vụ án Xét Lại Chống Đảng từ năm 1957-1958.

3. Ông Giáp bán bí mật quân sự cho Đại Sứ Liên Xô Serbakov.

4. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Giáp hèn nhát, sợ chết quanh quẩn trong hầm, không dám ra ngoài. Nguyễn Chí Thanh mới chính là người chỉ huy chiến dịch.

5. Ông Giáp nhận định tình hình kém, vội vàng giải tán 80.000 quân, để khi Pháp – Mỹ trở lại thì không có đủ quân chống đỡ.

6. Tết Mậu Thân 1968 ông Giáp nhận định rằng Mỹ sẽ dùng bom nguyên tử đánh Hà Nội, nên xin đi nghỉ ở Moscow để lánh nạn.

7. Ông Giáp hèn nhát, sợ B-52 của Mỹ rải thảm, nên không đi B (chưa bao giờ dám đặt chân vào chiến trường miền Nam trước 1975).

8. Ông Giáp đã có vợ, nhưng lại ăn nằm với một phụ nữ đã có chồng. Cô này đến nhà riêng ông Giáp dạy đàn piano.”(***)

Rất lạ, trong lúc ông Võ Nguyên Giáp bị các “đồng chí” lãnh đạo đảng có động cơ không lành mạnh “nói xấu” ám hại rất cần những đồng chí trung thực dũng cảm lên tiếng bênh vực cho ông nhưng tất cả đều hèn nhát, tham sống sợ chết im như thóc, không thấy ai lên tiếng trưng ra, kể lể thảm thiết tài năng đức độ, thiên tài vĩ đại, nhân cách siêu phàm, người anh cả của quân đội nhân dân… và bây giờ ông đại tướng đã về với đất, sắp làm mồi cho giun dế, nằm bất động không thể biện hộ, không còn nghe thấy lời khen tiếng chê của bất cứ ai dù là bạn hay thù thì các “đồng chí” của ông lại xô đẩy chen lấn, tranh nhau xung phong lên phía trước dâng điếu văn bi ai, sụt sùi khóc than thảm thiết, tụng ca công đức ông Giáp lên tận trời như thế là sao, như thế họ có thực tâm thương tiếc, ngưỡng phục hay xếp hàng tranh công làm theo chỉ đạo của đảng?

Không đâu xa, gần đây nhất trước khi rơi vào hôn mê sống đời sống thực vật, là các bức thư của ông Võ Nguyên Giáp gửi lãnh đạo đảng cộng sản yêu cầu xét xử những kẻ vu cáo ông quan hệ với CIA, cầm đầu âm mưu đảo chánh và kiến nghị dừng dự án khai thác bauxite Tây Nguyên vì dự án ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc phòng có ai tôn trọng ông đâu, không một lãnh đạo đương quyền nào lắng nghe lời khuyên giải của ông, lại còn bịt mồm ông với tuyên bố khai thác bauxite là chủ trương lớn của đảng. Vậy mà khi ông chết “đảng ta” ưu ái để yên hay lệnh ngầm (?) cho loa đài của đảng ca ngợi công đức ông Võ Nguyên Giáp đủ kiểu đủ cách và còn tuyển lựa 60 “tình nguyện tướng” ngày đêm đứng hầu linh cửu... chừng như bản lãnh của ông Võ Nguyên Giáp ngang tầm với ông Hồ Chí Minh nhằm mục đích gì?

Xem xét khách quan, đúc kết tất cả những gì đảng cộng sản làm đối với cuộc đời và sự nghiệp của ông đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc còn sống cũng như khi đã chết, đủ cơ sở để kết luận rằng, những bài điếu văn, bài viết “vô cùng thương tiếc” nằm ngoài chót lưỡi đầu môi, đẩy đưa ông Giáp lên tận mây xanh trên hệ thống truyền thông lề đảng và hoạt cảnh chen lấn của các ông kẹ có máu mặt đăng ký vào danh sách tổ chức lễ tang, làm đạo tỳ khiêng hòm cho ông Giáp…Tất cả chỉ nhằm mục đích chính trị chứ không nhằm mục đích thương tiếc “một thiên tài, một vĩ nhân”không có thật và đằng sau của cả hệ thống chính trị vào cuôc tuyên truyền “thiên tài” Võ Nguyên Giáp, người anh cả quân đội nhân dân tài năng xuất chúng, văn võ song toàn, đạo đức vô song… chỉ là âm mưu buôn bán danh tiếng người hùng Điện Biên, là thủ đoạn buôn bán xác chết ông đại tướng trong cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, đúng thật với hành vi cướp giật buôn gian bán lận nằm trong máu thịt của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam.

Chú thích:

(*)http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Dai-tuong-Vo-Nguyen-Giap-Tam-guong-sang-CAND-mai-noi-theo/182359.vgp

(**)http://www.voatiengviet.com/content/dai-tuong-vo-nguyen-giap-nhu-toi-tung-biet/1763195.html

(***)http://chauxuannguyen.org/2013/10/06/su-that-ve-tuong-giap-dung-boc-phet-nua/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.