Hôm nay,  

Lễ Phật Đản

23/05/201300:00:00(Xem: 5664)
Đức Phật nguyên là một vị Đại Bồ tát ra đời vì bản nguyện cứu độ chúng sinh, Ngài đản sanh nhằm ngày rằm (15) tháng tư âm lịch, tại vườn Lâm-tì-ni (Ấn Độ), năm 624 (TCN). Theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Nguyên tên của Ngài là Tất Đạt Đa. Họ Ngài là Thích ca, một chi nhánh của họ Kiều tất la, nên tên Ngài gọi đầy đủ là Kiều tất la Thích ca Tất Đạt Đa (Kosala akya Siddhrtha). Còn Mâu ni là đức tính trong sạch, thanh thản của Ngài. Ngài là con vua Tịnh Phạn nước Ca tỳ la vệ (Kapilavastu), mẹ Ngài là bà Hoàng hậu Ma da (Maya). Nước Ca tỳ la vệ là xứ Pipaova ở phía Bắc thành Ba la nại (Bénares) ngày nay. Ngài sinh ra vừa được bảy ngày, thì mẹ từ trần. Bà dì Ngài là bà Ma ha Ba xà ba đề nuôi nấng chăm sóc Ngài.

Trước năm 1959, các nước Đông Á, thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày 8 tháng tư âm lịch. Nhưng sau đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo (Tích Lan), có 26 nước thành viên tham dự, từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 8 tháng 6 năm 1950, đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm (15) tháng Tư âm lịch, là ngày đản sanh Đức Phật.

Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm, bởi cả Nam tông và Bắc tông. Lễ Phật đản ngày nay, người ta thường gọi là Vesak. Vesak là tiếng Sinhala từ chữ Vaishakha trong tiếng Pali, là tên gọi của tháng Hai theo lịch Ấn Độ giáo. Ấn Độ gọi lễ Phật đản là Vesak; Bangladesh và Nepal gọi là Visakah Puja (lễ hội Visakah); Thái Lan gọi là Visakha Bucha; Indonesia gọi là Waisak; Tây Tạng gọi là Saga Daw; Lào gọi là Vixakha Bouxa.

Khái quát về cuộc đời của Đức Phật:

1- Xuất gia: Thái tử Tất Đạt Đa, được vua cha thương yêu vô cùng, nhưng sau khi thấy người đời loay hoay trong vòng: Sinh, bệnh, lão, tử. Ngài suy nghiệm cuộc đời là vô thường, là bể khổ, lòng thương chúng sanh thôi thúc, Thái tử không còn vui được nữa; nên tìm đến một vị Sa môn, hỏi thăm cách tu hành để giải thoát khổ đau. Dù lúc ấy, Công chúa Gia Du Đà La, đã hạ sanh được một Hoàng tử (La Hầu La), nhưng Ngài vẫn quyết tâm xuất gia vào ngày mồng 8 tháng 2 lúc 29 tuổi. Ngài cưỡi ngựa vượt hoàng cung với người hầu cận trung thành Xa Nặc; trong khi mọi người đang say sưa giấc ngủ.

Đi sâu vào rừng đến bờ sông Anoma, Ngài cắt tóc và thay đổi y phục, bảo Xa Nặc đem về trình Phụ hoàng và tỏ rõ quyết tâm xuất gia của Ngài. Từ đấy, Thái tử dấn thân tìm đạo. Ngài đi đến thành Vương xá (Rajagriha) xứ Ma kiệt đà, tìm đến các vị Đạo sĩ Bà la môn để tham khảo phương pháp tu hành. Sau một thời gian tu luyện, Ngài thấy lối tu này khó tìm ra được chân lý. Ngài liền vào rừng Ưu lâu tần loa xứ Phật đà già da (Bouddhagaya) tu hạnh ép xác, một ngày chỉ ăn 1 hạt mè, 1 hạt gạo và suy ngẫm trong 6 năm, song vẫn thấy vô hiệu. Ngài nhận thấy lối tu khổ hạnh, không thể tìm ra giải thoát. Và sau khi nhận bát sữa của nàng Tu Xà Đề (Sujata) dâng cúng, thân thể bình phục, tâm hồn sảng khoái, Ngài đến dưới gốc cây bồ đề ngồi trên thảm tọa và phát nguyện: “Nếu không tìm ra chân lý thì thà chết ta không rời thảm tọa này”.


Trải qua một thời gian thiền quán, Ngài đã chiến thắng được tất cả những tật xấu xa của thân thể và nội tâm. Ngài cũng trừ bỏ được mọi sự phá rối của Ma vương bên ngoài.

Theo giáo lý Phật giáo: Vào canh một, Ngài chứng được “Túc mạng minh”, quán chiếu sự sanh diệt trong nhiều kiếp trước, thấy một kiếp, hai kiếp, rồi vô số kiếp... và tương lai của mình. Đến nửa đêm, ngộ được “Thiên nhãn minh”, thấy được cả vũ trụ bao la, thấy được sự sanh diệt của chúng sanh, hết thế giới này đến thế giới khác. Cuối đêm vào lúc sao mai vừa lộ dạng, Ngài ngộ “Lậu tận minh”, quán triệt nguồn gốc sanh tử luân hồi, và hoàn toàn “Giác ngộ”.

Sau khi thành đạo, Ngài đã than: “Than ôi! Chúng sanh vốn đầy đức tướng trí huệ Như lai, nhưng chỉ vì vô minh che lấp nên phải sanh tử luân hồi đấy thôi!”

3- Truyền đạo: Từ đó về sau, Đức Phật không ngừng truyền bá giáo pháp của Ngài cho chúng sanh. Từ các bậc vua quan đến những kẻ bần cùng. Trong 45 năm hoằng pháp, Ngài đem lại niềm hân hoan thoát khổ cho vô số chúng sanh. Ngài dạy chúng sanh giáo lý “Tứ diệu đế”, gồm có:

a- Khổ đế : Khổ vì sinh, lão, bệnh, tử.
b- Tập đế: Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn.
c- Diệt đế: Buông bỏ lòng tham.
d- Đạo đế: Phương pháp diệt khổ, nương theo Bát chánh đạo, trong Bát chánh đạo có 8 điều chánh, theo giáo lý đạo Phật là:
a- Chánh kiến: Giữ gìn tứ diệu đế.
b- Chánh tư duy: Suy nghĩ đúng đắn.
c- Chánh ngữ: Không nói dối hay không nói phù phiếm.
d- Chánh nghiệp: Tránh phạm giới luật.
e- Chánh mệnh: Tránh sát sinh (không giết hại).
f- Chánh tinh tiến: Làm điều thiện, diệt trừ điều ác.
g- Chánh niệm: Tỉnh giác về thân, khẩu và ý.
h- Chánh định: Định liệu, nghĩ ngợi chân chính.

4- Thuyết pháp, độ sanh: Sau đó, Đức Phật đến vườn Lộc Uyển nói pháp Tứ đế, độ cho 5 ông tỳ kheo (Kiều trần Như, Ác Bệ, Thập lục ca Diếp, Ma ha nam Câu ly và Bạc Đề). Từ đó đạo Ngài truyền khắp xứ Trung Ấn Độ và lan mãi khắp hoàn cầu.

5- Nhập diệt: Trải qua 45 năm trên đường hoằng pháp, Đức Phật đã đưa ánh đạo vàng, hóa độ chúng sanh khắp nơi. Vô số người đã được mang ơn giáo hóa của Ngài mà trở về với chánh pháp. Đức Phật nhập diệt tại rừng Ta la song thọ, để lại những nỗi thương tiếc tràn ngập lòng người. Đức Phật nhập diệt lúc 80 tuổi, nửa đêm ngày rằm tháng hai âm lịch (Ấn lịch). Với sự hy sinh liên tiếp trong vô số kiếp của Ngài, Ngài là một Đức Phật đầy đủ phước đức và trí huệ. Đến nay, ngày rằm tháng tư là ngày lễ Phật đản, mà thế giới đã công nhận.

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuần qua, Bắc Kinh hủy bỏ chuyến thăm viếng của Tổng trưởng Tài chính Đức là ông Peer Steinbruck được dự trù từ lâu cho tháng 12 tới đây
Mới đây trên tờ tuần báo The Economist số ngày 10 -16/11/2007 có một câu chuyện (China: Beware of demob) về những người lính giải ngũ của Trung quốc.
Tôi là Trần Thị Lệ, mẹ LS Lê Thị Công Nhân. Con tôi đã bị Công an thành phố Hà Nội bắt tạm giam ngày 06/3/2007 và Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Paris là thủ đô của ánh sáng,  là biểu tượng của văn minh Tây Phương,  Người Việt Nam làm quen Paris
Để thông tin cho độc giả và nhất là các quản trị mạng (webmaster) biết hầu tránh được sự cố đáng tiếc như ykien.net đã gặp, chúng tôi quyết định công bố
Bên Mỹ, bằng quan trọng nhất là bằng lái xe. Ở Louisiana thì cứ bốn năm phải lấy bằng lại, chụp hình lại, kê khai rõ nặng bao nhiêu, cao bao nhiêu, mắt màu gì
Trong cuộc đời của một con người chẳng ai lại không phải trải qua những dâu bể thường tình là những đắng cay/ngọt bùi, sướng/khổ, yêu/ghét, được/thua
Từ hồi Tháng 3, 2006, Quận Fairfax , VA đã thực hiện chương trình giao bữa ăn nấu theo kiểu Việt Nam
Khó ai biết là vì tình hình Iraq thì 10 năm nữa những gì sẽ xảy ra tại Trung Đông. Mười năm về trước, người ta cũng không biết những gì sẽ xảy ra
Khó ai biết là vì tình hình Iraq thì 10 năm nữa những gì sẽ xảy ra tại Trung Đông. Mười năm về trước, người ta cũng không biết những gì sẽ xảy ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.