Hôm nay,  

Vai Trò Của Nhà Nước Trong Khủng Hoảng Kinh Tế

16/04/201300:00:00(Xem: 9261)
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2007 kéo dài đến nay cho thấy nhà nước nắm vai trò chủ động giúp nền kinh tế phục hồi sớm hay chậm. Tuy nhiên áp dụng các biện pháp nào, cho những mục tiêu gì, và mức độ can thiệp sâu hay cạn vẫn là những đề tài tranh luận sôi nổi của giới hoạch định chính sách và chuyên viên kinh tế.

Trọng tâm vẫn là làm thế nào để vai trò của nhà nước không cản trở sinh hoạt lành mạnh của nền kinh tế trong đó luật đào thải các doanh nghiệp yếu kém là một trong các nền tảng căn bản nhất của thị trường tự do.

Gần đây có hai cụm từ rất chính xác và dễ hiểu được áp dụng vào kinh tế là “ỷ thế làm liều” (chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa) và “con dại cái mang” (tác giả Nguyễn Văn Thạnh), mỗi cách nói nhắm vào một góc cạnh trong việc tìm hiểu đâu là vai trò và giới hạn của nhà nước trong thị trường tự do.

Trước hết chúng ta cần minh định rỏ sư khác biệt giữa nhà nước và doanh nghiệp tư nhân: mục tiêu của doanh nghiệp là gây lợi nhuận, trong lúc chức năng chính của nhà nước nhằm bảo đảm an sinh của mọi tầng lớp dân chúng.

Một thí dụ dễ hiểu là doanh nghiệp có quyền sa thải các nhân viên kém cỏi để tăng tính cạnh tranh. Còn trong một quốc gia có người già, người khuyết tật là những thành phần phi sản xuất nhưng không vì vậy mà chính quyền có thể lơ là không chăm sóc.

Khi nền kinh tế sinh hoạt bình thường thì nhà nước làm trọng tài thực thi các quy định bảo vệ người lao động, môi trường và tính cạnh tranh (không gian lận, hợp đồng phải tôn trọng, v.v…). Trong hầu hết quốc gia chính quyền còn đóng thêm vai trò tích cực khi đặt ra mục tiêu chiến lược để phát triển nền kinh tế, bằng những cách như kiểm soát giá hối đoái, khuyến khích đầu tư nước ngoài, nâng đỡ phát triển các công nghiệp mũi nhọn v.v…Chức năng của nhà nước trong hoàn cảnh này được đồng ý rộng rãi mà không có nhiều tranh luận (cho dù vẫn có ngoại lệ như trường hợp không ít các chuyên gia phân tách về vai trò của nhà nước tại Hoa Lục.

Nhưng khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trầm trọng như trong những năm 2007-12 khiến nhà nước trực tiếp nhảy vào can thiệp – khi đó không còn là trọng tài hay người điều khiển cuộc chơi nhưng đã trở thành một tác nhân chủ động trong nền kinh tế, thì các tranh cải lại rất sôi nổi về mục tiêu, biện pháp và giới hạn của nhà nước.

Trước hết là ngành ngân hàng, nếu cho vay cẩu thả để thua lổ thì nhà nước có nên cứu giúp hay không, do bởi được nâng đỡ lần này lại sẽ “ỷ thế làm liều” tái phạm trong tương lai?

Bài học thực tế khi chính phủ Mỹ để mặt cho Lehman Brothers phá sản vào tháng 9/2008 nhằm cảnh cáo giới ngân hàng đầu tư, nhưng sau đó lại khiến thị trường tài chánh sụp đổ dây chuyền là ít có nhà nước nào còn dám không can thiệp. Tiền tệ là huyết quản của thị trường, khi hệ thống ngân hàng bị bế tắc cũng giống như nghẽn mạch máu thì cần ngay luồn điện bên ngoài giúp bắp thịt tim co giãn mạnh nếu không sẽ chết ngay tức khắc.

Bộ Tài Chánh sau đó tung hàng ngàn tỷ USD để mua lại nợ xấu và trái phiếu của các ngân hàng cùng hai cơ quan đầu tư địa ốc Fannie Mae và Freddie Mac (các cơ quan này trước đây mua lại nợ địa ốc của ngân hàng). Nhưng sau đó thị trường tín dụng vẫn bị siết chặt bởi các ngân hàng giống như chim sợ ná không dám cho vay khi sổ sách vẫn chưa rõ rệt là nợ xấu bao nhiêu. Điều này khiến các doanh nghiệp nhỏ không vay được tiền nên không thể phát triễn làm ăn, dẫn đến thất nghiệp cao, tiêu thụ giảm. Cho nên Quỹ Dự Trữ Trung Ương mỗi tháng phải bơm vào kinh tế hàng chục tỷ USD, nhờ đó mà thị trường dần dần khôi phục.

Câu hỏi đặt ra là tiền đổ ra ào ạt như vậy nhưng sau nước Mỹ vẫn vay mượn được với giá cực rẽ (tiền lời khoảng 1%) và không bị lạm phát? Lý do nhờ Hoa Kỳ có hai lợi thế độc đáo: (1) họ vay bằng đô-la, thì họ có thể in đô-la trả nợ (2) tình hình thêm bắp bênh thì các nước càng gởi tiền cho Mỹ vì đây vẫn là nơi an toàn nhất. Nhưng do Hoa Kỳ đang lạm dụng hai ưu thế này nên cũng sẽ có ngày trả giá rất đắt.

Trở lại việc “ỷ thế làm liều”, để tránh việc cho vay cẩu thả trong tương lai nên Quốc Hội chuẩn bị nhiều dự luật giám sát khắc khe nhằm giới hạn môi trường đầu tư của ngân hàng để giảm bớt rủi rọ. Cuộc tranh luận trở nên vô cùng phức tạp và chuyên môn vì đụng chạm đến quyền lợi của các đại gia tư bản; đồng thời kiểm soát quá chặc chẻ sẽ triệt tiêu năng lực sáng tạo của thị trường tài chánh khi đi đầu tư gieo mầm trong các sinh hoạt kinh tế nhiều triển vọng nhưng cũng lắm bất trắc.

Một nhận xét ngắn về lịch sử: nền kinh tế giống như quả lúc lắc giữa hai chu kỳ mỗi 30-40 năm: sau một cuộc khủng hoảng thị trường bị giám sát chặc chẻ, ổn định rồi thành trì trệ; để thúc đẩy phát triễn nhà nước phải nới lỏng quy định, kinh tế tăng trưởng dần dần dần đến khủng hoảng. Trạng thái cân bằng không thể có ngày nào mà còn các sáng tạo về khoa học, kỷ thuật hay trong môi trường buôn bán (chẳng hạn như toàn cầu hoá) là những tác động kích thích con lắc phải lung chạy.

Sang đến thị trường địa ốc, trong nhiều năm chính quyền Hoa Kỳ cũng có các biện pháp giúp đỡ mua nhà nhưng không mấy hiệu quả. Nhưng giá nhà hiện tăng vọt kể từ năm 2012, có lẽ vì nền kinh tế dần ổn định nên đây là cơ hội để mua khi tiền lời còn cực thấp.

Nhưng nước Mỹ đã bỏ rất nhiều tiền cứu vớt đại công ty bảo hiểm AIG, cùng những hảng xe hơi Ford và GM, vốn bị liên lụi trực tiếp hay gián tiếp bởi ngành ngân hàng. Lý do là các doanh nghiệp này sụp đổ sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu hoặc hàng chục triệu dân chúng trong hoàn cảnh nền kinh tế đang suy sụp càng khiến tình hình thêm phần nghiêm trọng. Điều may mắn là những công ty này đều phục hồi vào trả lại gần hết số nợ của nhà nước. Đây là thí dụ điển hình về “con dại cái mạng”

Những biện pháp nói trên áp dụng ở Mỹ và các nền kinh tế thị trường. Những vấn đề tại một nền kinh tế phi thị trường lại khác rất nhiều, cho dù bề ngoài có nhiều biện pháp giống nhau nhưng mục tiêu nhằm cứu vãn thị trường hay để duy trì lợi ích và quyền lực bè phái.

Hai yếu tố chính để kiểm soát sự can thiệp của nhà nước, là tự do báo chí và tự do bầu cử. Phải có báo chí và những chuyên gia phân tích từ cả cánh tả lẫn cánh hữu mới thấy điều hơn lẽ thiệt của mỗi chính sách. Nhưng cho dù khuyên can thế nào mà một chính quyền không sợ bị thay đổi thì họ vẫn có thể bỏ mặt ngoài tai.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.