Hôm nay,  

Những Ngôi Sao Mới của Cộng Hòa

02/04/201300:00:00(Xem: 7596)
...Cộng Hoà sẽ vẫn còn phải lò mò tìm hướng đi, cũng như tìm giải pháp cho tất cả các vấn đề...

Như đã có dịp bàn qua trên cột báo này, đảng Cộng Hòa sau hai lần thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống, đang bù đầu tìm cách ngoi đầu lên lại.

Vấn đề ở đây là nguy cơ thất bại … lâu dài, chứ không phải chỉ thất bại trong hai kỳ bầu cử vừa qua. Hai cái thất bại này đã đưa ra ánh sáng những sai lầm hay thiếu sót cơ bản của Cộng Hòa, mà nếu không thay đổi hay có cách nào cải tiến, thì đảng Cộng Hòa sẽ còn lận đận lâu dài.

Tình trạng này làm người ta nhớ lại tình trạng của đảng Dân Chủ trước đây.

Sau khi TT John Kennedy bị ám sát, PTT Lyndon Johnson lên thay thế. Ông làm tổng thống đến hết nhiệm kỳ của TT Kenndy, rồi ra tranh cử chính thức vào năm 1964. Đại thắng với số phiếu cao nhất lịch sử, hạ ứng viên cực hữu của Cộng Hoà Barry Goldwater. TT Johnson ngồi tại Tòa Bạch Ốc vỏn vẹn có năm năm và không ra tranh cử lại năm 1968. Nhưng ông lại là tổng thống để lại một gia tài cấp tiến lớn nhất trong lịch sử cận đại Mỹ. Ông là người ký các sắc luật thành lập các chương trình y tế Medicare cho người già và Medicaid cho người nghèo. Quan trọng hơn nữa, ông cũng ký luật “giải phóng” dân da đen, cho họ đầy đủ quyền công dân như dân da trắng, thay đổi hẳn bản đồ chính trị Mỹ. Nhưng đồng thời ông cũng là người bành trướng cuộc chiến tại Việt Nam đến độ tự cài mình vào thế bí, không lối thoát đến độ phải không ra tranh cử lại nữ. Ông cũng là người chủ trì một thời kỳ hỗn độn nhất trong lịch sử cận đại Mỹ. Những năm 1966-67-68 là những năm đại loạn của Mỹ với cuộc nổi loạn của giới trẻ hippies cũng như sinh viên đại học, trong cuộc “cách mạng tình dục” –sexual revolution- cũng như trong chuyện chống chiến tranh Việt Nam, kèm với các cuộc bạo động đốt nhà, cướp của, giết người của dân da đen khắp nơi từ Chicago đến Atlanta, và từ Los Angeles tới New York. Năm 1968 cũng là năm ứng viên tổng thống Robert Kennedy và lãnh tụ da đen Martin Luther King bị ám sát cách nhau hai tháng.

Dân Mỹ ớn tới xương sống sự thất bại không ổn định được rối loạn trong và ngoài nước. Và họ quyết định bầu cho một tổng thống bảo thủ, chủ trương tái lập trật tự xã hội và chấm dứt chiến tranh Việt Nam: Richard Nixon.

Chiến thắng của ông Cộng Hòa Nixon mở màn cho cuộc thống trị của tư tưởng bảo thủ Cộng Hòa kéo dài hơn hai thập niên, từ 1968 đến 1990, với bốn tổng thống Nixon, Ford, Reagan, và Bush (cha), tuy bị gián đoạn nhất thời bởi bốn năm của TT Jimmy Carter. Ngay cả TT Clinton tuy là đảng Dân Chủ, nhưng vẫn bị chi phối mạnh bởi tư tưởng bảo thủ, khi ông tuyên bố chế độ Nhà Nước bao đồng đã cáo chung (the era of big government is over). Rồi đến phiên ông bảo thủ Cộng Hòa Bush con. Có thể nói tư tưởng bảo thủ Cộng Hòa đã chỉ thực sự chấm dứt với sự đắc cử của TT Obama năm 2008, tức là tư tưởng đó đã được duy trì trong suốt 40 năm.

Đảng Cộng Hòa bây giờ nhìn vào cái gương đó và quyết định không thể chấp nhận bị lép vế trong bốn thập niên tới. Và họ loay hoay tìm đường đi.

Tuần vừa qua, đảng Cộng Hòa họp đại hội. Cuộc tranh luận nội bộ của họ đã được báo chí phơi bày trọn vẹn. Và điểm nổi bật nhất lôi cuốn sự chú tâm của thiên hạ là cảm tưởng đảng Cộng Hòa đang bị khuynh hướng bảo thủ mạnh chi phối, trong khi các ông bà Cộng Hòa bảo thủ tương đối ôn hòa có vẻ im hơi lặng tiếng. Quan trọng hơn thế, đây không phải là lần đầu tiên khuynh hướng bảo thủ mạnh nổi lên chiếm thế thượng phong trong đảng Cộng Hòa.

Từ khi TĐ Mitt Romney ra tranh cử tổng thống, người ta đã thấy rõ vai trò ngày một lớn mạnh của các chính khách trẻ, thế hệ 40-50 tuổi, được sự hậu thuẫn cuồng nhiệt của các nhóm Tea Party. Không phải là tình cờ khi TĐ Romney chọn dân biểu 42 tuổi Paul Ryan ra đứng cùng liên danh tranh cử chống liên danh Obama-Biden.

Rồi gần đây, tiếng tăm của thượng nghị sĩ Marco Rubio của Florida nổi lên như cồn, với tạp chí Time đưa hình ông lên trang bià cùng bài viết thổi ông Rubio lên hàng lãnh đạo tương lai của đảng Cộng Hòa. Rồi đến đại hội của đảng Cộng Hòa mới đây thì một nhân vật mới nữa lại nổi lên. Đó là thượng nghị sĩ Ron Paul. Cả ba ông thượng nghị sĩ trẻ này đều là những ngôi sao mới nổi của Cộng Hòa, cả ba đều có tham vọng và hy vọng tranh cử tổng thống năm 2016. Dĩ nhiên không ai đoán được tương lai của các ông này ra sao, chỉ biết là ta sẽ còn nhiều dịp nhắc đến tên tuổi của ba ông này. Trong những ngày tháng tới, ta sẽ còn nghe nhắc nhiều đến họ, cũng như nghe thêm vài tên tuổi nữa trong phe Cộng Hòa như thợng nghị sĩ Ted Cruz của Texas, hay Thống Đốc Chris Christie của New Jersey.

Họ là những ai? Ta hãy xét lại xem.

Dân biểu Paul Ryan thì ta đã có dịp bàn qua khi ông mới được đưa vào liên danh tranh cử tổng thống với TĐ Romney.

DB Ryan là Chủ Tịch Ủy Ban Ngân Sách Hạ Viện, người có thể nói là nắm hầu bao chi tiêu của Nhà Nước Mỹ hiện nay. Mặc dù còn tương đối trẻ, nhưng với quan điểm bảo thủ nặng, và nhất là cách lý luận vững chắc, và sự hiểu biết tường tận của ông về các vấn đề ngân sách cực kỳ phức tạp, ông đã mau chóng leo lên vai trò lãnh đạo trong đảng, ít nhất cũng là lãnh đạo tư tưởng bảo thủ trong Hạ Viện. Ông Ryan cho rằng Nhà Nước Mỹ đang tiến lên một cách vững chắc và mau lẹ trên con đường ... phá sản cả nước, vì những chi tiêu mút mùa của TT Obama, cũng như vì những chi phí của các chương trình an sinh xã hội như Medicare, Medicaid, và Social Security. Ông quả quyết nếu không chấm dứt thâm thủng ngân sách thì cả nước sẽ phá sản, và nếu không cải tổ nhanh thì các chương trình an sinh xã hộ sẽ xập tiệm trong vòng nhiều lắm là một thế hệ nữa. Tức là cùng lắm, trong vòng ba chục năm nữa thì người già sẽ hết Medicare, người nghèo sẽ không còn Medicaid, và tiền hưu trí quý độc giả đang è cổ đóng cho Nhà Nước sẽ tiêu tan thành mây khói. Nếu không xập tiệm hẵn thì tối thiểu, những trợ cấp đó sẽ bị cắt giảm mạnh.

Đây là những sự thật chứ không phải là những trò hù dọa của ông Ryan. Tất cả các chuyên gia cả hai đảng đều biết sự thật là thu nhập của mấy quỹ an sinh này ngày càng ít đi so với chi tiêu ngày càng lớn, vì sự thay đổi trong cấu trúc dân số Mỹ. Người già ngày càng nhiều trong khi giới trẻ ngày càng ít sanh để. Người nghèo thì theo cái đà phát trợ cấp của TT Obama cũng như việc số người nhận Medicaid sẽ tăng vọt mạnh với luật Obamacare, quỹ Medicaid sẽ hết tiền mau hơn nữa. Vấn đề là không có một chính khách nào có đủ can đảm tuyên bố một câu gì về nhu cầu cải đổi hệ thống trợ cấp an sinh trong khi ai cũng la hoảng về tình trạng vỡ nợ của các quỹ an sinh đó. Cũng chẳng ai có khả năng kéo tay TT Obama khi ông không ngừng vung tiền qua cửa sổ, trên căn bản là để “giúp đỡ người nghèo và phục hồi kinh tế”, nhưng trên thực tế, có vẻ như là hình thức hữu hiệu nhất để mua phiếu cử tri trong ngắn hạn mà không cần biết hậu quả lâu dài.

Việc TT Obama tái đắc cử trong lúc tỷ lệ thất nghiệp dai dẳng ở mức 8%, kinh tế phát triển ở mức 1%-2%, công nợ leo lên mức kỷ lục hơn 16 ngàn tỷ, thâm thủng ngân sách trung bình mỗi năm một ngàn tỷ, chỉ làm thiên hạ càng nghi ngờ nhiều hơn về sách lược tung tiền mua phiếu.

DB Paul Ryan thất cử không làm phó tổng thống được, nhưng vẫn tái đắc cử dân biểu, và tiếp tục là Chủ Tịch Ủy Ban Ngân Sách. Trong thời gian vừa qua, ông đã đưa ra đề nghị ngân sách mới của Cộng Hòa dựa trên căn bản cắt giảm gần một ngàn tỷ chi tiêu, và đề nghị này đã được Hạ Viện do Cộng Hòa kiểm soát thông qua. Nhưng cũng chỉ có ý nghiã tượng trưng vì ngay sau đó, Thượng Viện do Dân Chủ nắm đa số, đã cho thông qua một ngân sách khác, hoàn toàn trái ngược lại, dưa trên căn bản tăng hơn một ngàn tỷ thuế. Cả hai khối đang chơi trò tháu cáy cao cấp, ra giá thật cao trước khi ngồi lại mạc cả.

Nhà Nước trong 5 năm qua đã không thông qua được một ngân sách quốc gia nào hết, chỉ vì tranh cãi giữa hai phe bảo thủ chủ trương cắt chi tiêu, và cấp tiến chủ trương tăng thuế. Cho đến nay, vẫn chưa ai nghĩ ra được một giải pháp trung dung nào có thể có được hậu thuẫn để đủ phiếu thông qua quốc hội hết.

Vai trò của DB Paul Ryan hết sức then chốt trong cuộc chiến này. Đai khái, ông là người đưa các con số của khối bảo thủ cho cấp lãnh đạo Cộng Hòa đi trả giá với TT Obama. Hiển nhiên, kết quả cuộc chiến đó sẽ có ảnh hưởng lớn lên tương lai chính trị của ông Ryan.

Ông Marco Rubio là tân thượng nghị sĩ liên bang của Florida, đắc cử năm 2010, sau khi loại được cựu thống đốc Charlie Crist, bị tố là quá thân thiện với TT Obama, khiến ông này phải bỏ đảng Cộng Hoà, chạy qua phe Dân Chủ luôn.

Ông Rubio năm nay 41 tuổi, gốc gia đình Cuba cư trú bất hợp pháp tại Nữu Ước, sau đó được điều chỉnh tình trạng và hợp thức hoá. Ông tham gia chính trị và đắc cử dân biểu tiểu bang Florida năm 2000, và bẩy năm sau được bầu làm Chủ Tịch Hạ Viện Florida.

Ông có quan điểm bảo thủ, rất hãnh diện vì thành tích tự túc tự cường, từ con cháu di dân nghèo túng tay trắng leo lên mà không lệ thuộc vào những giúp đỡ của Nhà Nước. Nổi tiếng vì trẻ tuổi, có tướng, nói năng rất lưu loát, được đảng Cộng Hòa lựa ra để đọc bài diễn văn đáp lại bà Báo Cáo Tình Trạng Liên Bang của TT Obama hồi tháng Hai vừa qua.

Đảng Cộng Hòa đang tìm mọi cách đánh bóng hình ảnh ông Rubio, phần lớn vì nhu cầu với tay qua khối dân Mỹ gốc La-Tinh sau những thất bại nặng nề của hai ông John McCain và Mitt Romney, chỉ thu được khoảng hơn một phần tư phiếu của khối dân này. Chủ trương này chưa chắc sẽ mang lại kết quả như ý muốn. Trong khối dân Mỹ gốc La-Tinh, cộng đồng Cuba đứng riêng một mình. Phần lớn họ qua đây để tỵ nạn chính trị, tương tự như khối dân tỵ nạn Việt. Phần lớn thuộc thành phần khá giả hay trung lưu, trí thức hay tư bản có tiền, chạy trốn Fidel Castro. Trong khi đó, đại đa số dân Mỹ gốc Nam Mỹ qua đây vì lý do kinh tế, kiếm đất mưu sinh vì quá nghèo khổ và thất nghiệp ở xứ gốc của họ, đại đa số là thành phần ít học và lợi tức thấp. Trên quan điểm chính trị, khối dân Cuba giống như khối dân tỵ nan Việt, nói chung bảo thủ và chống cộng, trong khi khối dân gốc Nam Mỹ khác, vì nhu cầu an sinh, ủng hộ đảng Dân Chủ và có quan điểm cấp tiến.

Hai khối này không có cảm tình với nhau. Do đó, đưa ông Rubio ra không có gì bảo đảm thu được phiếu của khối dân gốc Nam Mỹ này.

Một lý do nữa khiến đảng Cộng Hòa muốn đưa ông Rubio ra ánh sáng liên quan đến vấn đề di dân bất hợp pháp. Chẳng những ông Rubio có cha mẹ là dân gốc bất hợp pháp, mà ông lại còn có quan điểm cởi mở trong vấn đề này. Đảng Cộng Hòa hy vọng ông Rubio sẽ là biểu tượng của sự kiện đảng Cộng Hòa sẵn sàng đón nhận dân bất hợp pháp, với điều kiện là họ chấp nhận luật pháp của xứ này, và làm đầy đủ thủ tục để hợp lệ hóa tình trạng cư trú của họ.

Ông Rubio cũng là người nổi tiếng gần đây vì đã đưa ra một kế hoạch quy củ để hợp thức hóa tình trạng di dân bất hợp pháp. Giải pháp của ông Rubio được nhiều người ca ngợi là thực tế và có thể được mọi khuynh hướng chấp nhận được, kể cả những người bảo thủ cực đoan nhất trong đảng Cộng Hòa. Kế hoạch của TNS Rubio được đưa ra ít hôm sau khi TT Obama đưa kế hoạch của ông ra, và ngay sau đó, đề nghị của TNS Rubio đã mau chóng làm phai mờ đề nghị của TT Obama, bị coi như quá dễ dãi, thiếu thực tế, sẽ không được đa số dân Mỹ chấp nhận.

Thượng nghị sĩ Rand Paul cũng là một chính khách mới. Đắc cử vào Thượng Viện năm 2010. Năm nay, 50 tuổi, ông nổi tiếng là bảo thủ cực đoan, rất gần với tư tưởng Tự Do tuyệt đối (Libertarian) của ông bố, dân biểu Ron Paul của Texas, trước đây là ứng viên tổng thống của Cộng hoà, nhưng bị TĐ Romney hạ.

Ông Paul có quan điểm chủ yếu là chống lại vai trò vú em ngày càng lớn của Nhà Nước Obama. Đây là tư tưởng cơ bản của các nhóm Tea Party. Cách đây ít tuần TT Obama đề cử Cố Vấn Chống Khủng Bố, ông John Brennan làm giám đốc CIA. Vì ông Brennan dính dáng đến chuyện sử dụng máy bay không người lái bán giết khủng bố bên Trung Đông, nên TNS Paul quyết định dùng việc Thượng Viện phải phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Brennan để làm cớ cắt giảm bớt quyền của Hành Pháp. Ông đòi hỏi TT Obama phải khẳng định CIA sẽ không dùng máy bay này để bắn giết công dân Mỹ dù bộ trưởng Tư Pháp Eric Holder khẳng định là tổng thống có quyền này, cũng như bắt TT Obama phải báo cáo đầy đủ về các phi vụ bí mật này tại Trung Đông hiện nay.

Chính quyền Obama bác bỏ đòi hỏi. TNS Paul sử dụng thủ thuật “filibuster” của thượng viện để ngăn cản việc phê chuẩn ông Brennan. Kết quả TT Obama chịu thua, chấp nhận cả hai đòi hỏi của TNS Paul.

Sự thành công bất ngờ của TNS Paul đã mang tên tuổi ông lên hàng đầu trong khối bảo thủ Cộng Hòa. Trong khi ông chống TT Obama kịch liệt trong vấn đề này thì các thượng nghị sĩ lớn tuổi, uy tín nhất của Cộng Hoà như TNS Jonh McCain lại chê trách ông là quá khích, đòi hỏi quá đáng. Sau khi TT Obama chấp nhận điều kiện, phe bảo thủ có lý do để đả kích các lão đồng chí là quá ôn hoà, để TT Obama xỏ mũi từ năm năm qua, đưa đến kỷ lục nợ, kỷ lục thâm thủng ngân sách, và sắp tới là kỷ lục thuế.

xxx

Cả ba ông Cộng Hòa trên đều là những ngôi sao sáng mới nổi của đảng Cộng Hòa. Nhưng câu hỏi nêu lên là hình như mỗi ông lại chỉ chuyên vào một vấn đề, có ông nào có giải pháp cho tất cả các vấn đề trọng đại của đất nước không? Điển hình, ông Ryan là chuyên gia về ngân sách, ông Rubio là chuyên gia về di dân bất hợp pháp, và ông Paul chú tâm vào vai trò của Nhà Nước.

Có điều chắc chắn nhất là trong những ngày tháng tới, đảng Cộng Hoà sẽ vẫn còn phải lò mò tìm hướng đi, cũng như tìm giải pháp cho tất cả các vấn đề, và tìm một ngôi sao bắc đẩu, có khả năng và sự thú hút để lãnh đạo toàn đảng. Không tìm ra được gì thì sẽ còn mối nguy ngồi chơi bên hành lang chính trị Mỹ trong một thời gian dài nữa, biết đâu 40 năm không chừng? (31-03-13)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.