Hôm nay,  

Vài Cảm Nghĩ Về Triển Lãm Tranh Của Hội Họa Sĩ VN

26/03/201300:00:00(Xem: 7060)
Từ thời các họa sĩ xa rời phong cách “chân dung” của thời Phục Hưng, nghệ thuật hội họa đã trở thành một nghệ thuật “Không thể tiên đoán”, vì sức tưởng tượng của các họa sĩ đã biến hóa vô cùng. Những trường phái Cubic, Impressionist, Modernity, Expressive Type, Utopia.. càng ngày càng đem lại những khám phá mới về vũ trụ, nhân sinh quan, tâm sự con người cũng như những liên hệ nhân quả giữa con người với nhau, khiến thế giới hội họa ngày nay như biến thành một thế giới Thứ Ba, tuy sống giữa lòng người, nhưng lại phảng phất mơ hồ trên một tần số nào đó, không có thực.

Hội Họa Sĩ Việt Nam (hoasivietnam.com) mà địa điểm giao lưu chính ở Nam California, với sự gói ghém của Họa Sĩ Vi Vi và Cát Đơn Sa, vẫn thường xuyên đưa người thưởng ngoạn nghệ thuật tới những tầng mây tưởng là gần gụi nhưng lại xa cách này. Cuối tuần lễ thứ 3 của tháng 3 năm 2013, 96 bức tranh của hơn 20 họa sĩ từ các phương trời đã được trình bầy tại Hội Trường Văn Lang, thành phố Westminster. Có những bức tranh đến từ miền cực Bắc nước Mỹ, hay từ miền Đông. Có bức lại được hoàn thành bởi bàn tay y sĩ như Bác Sĩ trẻ Huỳnh Khanh. Một số bức họa lại được tô dũa từ bàn tay của người cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh, Đèo Chính Mung, và người bạn đời của anh, Họa sĩ Lam Thủy, tốt nghiệp từ trường Mỹ Thuật Saigon. Chính Mung với “Xuân Muộn” là một cành hoa Magnolia đang từ từ khép lại giữa một khung trời tím Huế, làm cho người xem tưởng như chân mình cũng đang dừng lại và không muốn bước thêm. Bức tranh sơn mài của Lam Thủy, “Như Như Tự Tại”, là một ý niệm về Thiền rất đạt. Người thiếu nữ khỏa thân đang ngồi Thiền, nửa trắng, nửa đen, với những làn sóng cám dỗ đang cố chiếm ngự thân thể này, nhưng rồi cũng phải lãng đãng rời xa như những đám mây đang tan biến.

Nguyễn Vũ, người đã đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật năm xưa, vẫn ung dung với tranh lụa là sở trường của anh, giờ này lại dẫn người xem trở về thăm “Phố Cổ Hội An” với một thương tiếc bàng bạc, nhẹ nhàng. Trong khi đó, Ái Lan, đã dùng những chất liệu lạ như vải bố, và những chùm sơn dầu đã khô để thể hiện giấc mơ của cô trong các thiếu nữ xuân thì, khỏa thân với bộ ngực trong suốt như ngọc, làm liên tưởng đến những phim thần thoại. Người bạn đời của cô, Trương Đình Uyên, với phấn tiên, đã ghi lại chân dung của Ái Lan trầm mặc, xa xăm, một thiếu phụ trẻ nhưng suy tư trùng trùng.

Cũng khắc khoải như Ái Lan, nhưng căng thẳng về cuộc đời hơn là Hoàng Ân với “Trắng Lạnh”, một thiếu nữ khỏa thân trắng nõn, ngực hướng về những mảng mầu co cụm, quẩn quanh, giăng giăng mù mịt.

Bên cạnh đó, Nhà giáo Đặng Ngọc Sinh, có lẽ suy tư về cuộc đời nhiều quá, nên tranh của ông, “Soi bóng”, thật bàng hoàng với những nét cọ lớn, đẩy bóng nọ sang bóng kia, hư vô, không tưởng. Còn người họa sĩ lão thành Nguyễn Văn Bẩy, người đã đoạt giải danh dự của Thượng Viện California năm trước, vẫn đưa người xem đến một nỗi buồn lê thê. Bức tranh “Ánh Sáng và Niềm Tin” ghi lại những khuôn mặt đăm chiêu bên các chiếc nón lá đặc thù của Việt Nam đã sáng lên dưới các ngọn nến trước Thánh Đường Saigon, đang tin tưởng vào một sự chuyển hóa sẽ bùng lên rưc rỡ, đem lại cho dân tộc một liều thuốc hồi sinh. Cũng với phong cách điềm đạm của người đã quá trung niên, nhưng tâm hồn trẻ trung thì không đổi, Huy Dũng đã làm người thưởng ngoạn thấy lạ lùng vì những bức tranh của ông đều là tên và dòng nhạc quý mến năm xưa. “Đành quên sao em” (Sao em nỡ đành quên..), “Phố Vắng Em Rồi” (Mưa rơi hắt hiu xuyên qua mành..), và “Con đường xưa em đi”.. Phong cách Impressionist của ông đã thể hiện tuyệt vời trong bức “Đành Quên Sao Em” với những nhân vật buồn, cô đơn, gượng gạo. Em cúi đầu đi lặng lẽ, chấp nhận không quay đầu nhìn lại, để cho anh nhón bước theo sau, u sầu, tuyệt vọng.

Và, cuối cùng là những bức tranh của hai nhân vật tổ chức chính của buổi triển lãm này, Cát Đơn Sa, tức ca sĩ Diễm Châu và Vi Vi, làm người xem thật ngạc nhiên. Khi Cát Đơn Sa, lấy tên theo đia phương “Đơn Sa” nơi cô sinh ra và lớn lên, hồn nhiên với Sen Đồng, Ôm Mẹ, và Đi Chợ Mùa Xuân, gợi cho ai đó những cảm xúc nhẹ nhàng nhớ lại thời niên thiếu, thì Vi Vi đã làm cho thế giới hội họa rùng mình vì sức mạnh âm thầm trong mỗi bức tranh của anh. Người thưởng ngoạn phải suy nghĩ, tìm tòi từng nét cọ, từng mầu sắc để thấy đàng sau những bức tranh im lặng đó, là cả một núi lửa gầm gừ, chờ giờ bật tung. Đạo diễn Nguyễn Tiến Đức, sau khi chiêm ngưỡng bức “Tự Do và Nữ Thần Tài” đã thốt lên: “Đây chính là một Green Politic!”. Các loại đồng tiền của thế giới tự do (không có tiền của Cộng Sản) đã được anh ghi lại thật công phu, bay lượn quanh tượng Nữ Thần Tự Do, nhưng chân của Nàng lại dẫm lên quả cầu thế giới để lộ ra dáng chữ S của nước Việt dịu dàng và ngón chân Nàng, ngón chân của Tự Do, lại đạp lên nước Trung Hoa, kẻ thù của dân tộc! Thật hùng tráng! Các bức “Dáng Sen” và “Samson Delilah” của anh là một pha trộn giữa huyền thoại Đông Phương và hiện thực Tây Phương, những chiếc lá sen, lông công bao quanh những thân thể khỏe mạnh, ngọc ngà như Nữ thần Ái Tình Venus làm người xem tưởng như đang chu du lồng lộng khắp bầu trời tưởng tượng.

Hội họa ngày nay như đang tiến vào một kỷ nguyên sắc mầu mới, lạ lùng và mênh mông, đưa tầm nhìn của con người lên một tầng cao hơn là những vật dục, phù du chóng nở, sớm tàn. Các Họa Sĩ Việt Nam hiện nay là những chuyến tầu chở chúng ta trong một hành trình đến chỗ vĩnh cửu: Hội Họa, vì Con Người có thể mất đi, nhưng hội họa sẽ còn mãi mãi.

Chu Tất Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.