Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Mạc Đĩnh Chi Và Câu Đối

12/02/201300:00:00(Xem: 5085)

MẠC ĐĨNH CHI (1272- 1346)
Mạc Đĩnh Chi, quê làng Lũng Động, huyện Chí linh, Hải Dương, nhà nghèo, cha mất sớm, ở với mẹ luôn hiếu hạnh và hầu hạ thầy là Chiêu Quốc Công rất chu đáo. Ông có hình hài nhỏ nhắn, nhưng lanh lẹ, rất thông minh. Tương truyền ông sinh nhằm ngày thân, tháng thân, năm thân, trông dáng dấp ông giống khỉ. Năm 1304, ông thi đậu Trạng nguyên (34 tuổi), nhưng vua Trần nhìn tướng xấu xí, nên không hài lòng. Ông dâng lên vua bài: “Ngọc tỉnh liên phú” (tự ví mình như hoa sen trong giếng ngọc):
Giống quý ấy ta đây có sẵn
Tay áo này ta chứa đã lâu
Phải đâu đào, lý thô màu
phải đâu mai trúc dãi dầu tuyết sương
Cũng không phải tăng phường câu ký
Cũng không là lạc thúy mẫu đơn
Cũng không là cúc là lan
Chính ta sen ở giếng vàng đầu non
Vua thấy văn hay chữ tốt, cho ông đậu Trạng nguyên và coi sóc văn khố quốc gia, sau đấy được phong chức Tả bộc xạ (như thượng thư). Ông đã đi sứ qua Tàu hai lần, lần nào cũng đối đáp câu đối, hoặc làm văn thơ rất lưu loát và luôn gìn giữ thể diện cho Đại Việt.
1- Năm 1308, Mạc Đĩnh Chi đi sứ qua Tàu, đến cửa khẩu bị trễ giờ, quan giữ ải bắt phải chờ đến sáng hôm sau, mới được qua. Thấy sứ bộ ta cứ biện bạch, quan phụ trách cửa ải bảo đối được câu đối, thì được qua ải ngay, ra đề: “Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan”. Nghĩa là: “Tới cửa ải trễ, cửa ải đóng, mời khách qua đường cứ qua”. Một vế ra hóc búa đến 4 chữ quan và 3 chữ quá; rất khó, nhưng Mạc Đĩnh Chi nhanh nhẹn đối lại:“Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối”. Vế đối của ông có 4 chữ đối và 3 chữ tiên, rất chỉnh với đề đã ra. Quan giữ ải nghe xong, rất phục tài của ông, liền mở cửa ải, để sứ bộ của Mạc Đĩnh Chi qua biên giới.
2- Mới đến Tàu, Trạng cỡi lừa ngắm cảnh kinh thành, vô tình đầu lừa chạm phải đuôi ngựa một quan Tàu đang cỡi phía trước, quan Tàu bực mình và xem thường ông, liền ra câu đối: “Xúc ngã kỵ mã, Đông di chi nhân dã, Tây di chi nhân dã?”. Nghĩa là: “Chạm ngựa ta đang cỡi, là rợ phương Đông, hay rợ phương Tây”, câu này lấy ở sách Mạnh Tử, dùng chữ Đông di để chỉ kẻ mọi rợ. Trạng cảm thấy bị xúc phạm trắng trợn, nên nghĩ phải dằn mặt bọn quan lại Tàu, liền đối lại: “Át dư thừa dư, Nam phương chi cường dư, Bắc phương chi cường dư?” Nghĩa là: “Ngăn lừa ta cỡi, hỏi người phương Nam mạnh, hay người phương Bắc mạnh”. Quan Tàu vừa phục vừa tức, vì Trạng lấy chữ Nam phương trong sách Trung Dung, lời lẽ hào hùng, có ý bảo rằng chưa chắc người phương Bắc mạnh hơn người phương Nam.
3 - Khi vào triều đình Tàu, vua Nguyên nghe tài ông, vua ra câu đối: “Nhật hỏa, vân yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thố”. Nghĩa là: Mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy mặt trăng. Vua Nguyên tự ví mình là mặt trời, Việt Nam là mặt trăng. Ông ung dung thẳng thắn đối lại: “Nguyệt cung, tinh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô”. Nghĩa là: Trăng là cung, sao là đạn, chiều tối bắn rơi mặt trời. Vua Nguyên vừa thẹn vừa giận, nhưng không trách được.

4 - Từ đó, các quan Tàu vừa phục tài, vừa căm giận ông, nên trả đũa, ra câu đối: “vy, ly, võng, lượng tứ tiểu quỷ”. Nghĩa là: “Quỷ vy, quỷ ly, quỷ võng, quỷ lượng là 4 thằng quỷ”. Với 4 chữ này đều có chữ quỷ, có ý chê ông như quỷ và rất khó đối lại. Nhưng Trạng vẫn giữ điềm đạm, mỉm cười đáp ngay: “Cầm, sắt, tỳ, bà bát đại vương” Nghĩa là: Ta chẳng kém ai, cũng là bậc đại vương.
5 - Các quan Tàu, đuối lý, còn cách làm mất mặt Trạng là chê giọng nói của Đại Việt, may ra mới thắng, họ ra câu đối: “Quých tập chi, đầu đàm Lỗ Luận, tri tri vi tri chi, bất tri vi bất biết”. Nghĩa là: “Chim đậu đầu cành, đọc sách Lỗ Luận, biết thì bảo là biết, chẳng biết bảo chẳng biết, đó là biết đó”. Quan Trạng cảm thấy bị xúc phạm đến danh dự nòi giống, bọn quan lại Tàu chơi âm tri tri, để chỉ tiếng nói của ta ríu rít như chim. Nên Trạng thẳng thừng đối lại : “Oa minh trì thượng độc Châu Thư, lạc dữ độc lạc nhạc, lạc dữ chúng lạc nhạc, thục lạc”. Nghĩa là: “Chẫu chuộc trên ao đọc sách Châu Thư, cùng ít người vui nhạc, cùng nhiều người vui nhạc, đằng nào vui hơn”. Trạng đã dùng âm lạc nhạc, để nhạo lại người Tàu, có giọng nói ồm ộp như chẫu chuộc. 6 - Gặp lúc Công chúa của vua Nguyên mất, họ mời Trạng đọc một bài văn tế, các quan Tàu lại chơi hiểm, đưa giấy cho ông có 4 chữ “nhất” là 4 chữ “một”. Ông không lúng túng mà ung dung hạ bút:
Nguyên văn: (Nghĩa là:)
Thanh thiên nhất đóa vân (Trời xanh một đám mây.)
Hồng lô nhất điểm tuyết (Lò hồng một giọt tuyết.)
Ngọc uyển nhất chi hoa (Vườn thượng uyển một cành hoa.)
Giao trì nhất phiến nguyệt (Cung quảng hàn một vần nguyệt.)
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa Than ôi! Mây tán! tuyết tiêu, hoa
tàn, nguyệt khuyết! tàn, trăng khuyết!.
7 - Có một lần, Thừa tướng của Tàu mời ông viếng nhà, ông thấy chim sẻ đậu trên cành trúc, giống y như thật, giơ tay chụp bắt, nhưng đấy là chim thêu trên bức trướng. Thừa tướng và các quan phá lên cười ồ, Mạc Đĩnh Chi, biết bị lầm, nhưng không bối rối, lấy bức trướng ném xuống đất, giải thích: “Cành trúc tượng trưng người quân tử, chim sẻ tượng trưng kẻ tiểu nhân, chim sẻ đậu trên cành trúc, có hàm ý kẻ tiểu nhân đứng trên người quân tử, không hợp với đạo lý, nên ta phải bỏ nó đi”. Các quan Tàu biết Trạng biện bạch, nhưng đều phục tài.
8 - Lần khác, sứ giả các nước cùng vịnh bài “phiến minh”. Ông nhìn theo quản bút sứ Triều Tiên mà hiểu ý hai câu:“Nóng nực oi ả, thì như Y Doãn, Chu Công” (người được trọng dụng) “Rét buốt lạnh lùng, thì như Bá Di, Thúc Tề” (người bị ruồng bỏ). Ông nhanh trí viết: Chảy vàng, tan đá, trời đất như lò, người bấy giờ là Y-Chu đại nho. Gió bấc căm căm, mưa tuyết mịt mù, người bấy giờ là Di-Tề đói xo. Ôi, được dùng thì làm, bỏ thì nằm co, chỉ ta cùng người là thế ru!”. Vua Tàu xem bài của ông vừa nhanh vừa hay, tặng ông chức “Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Ông làm quan thanh liêm nên vua quan đều hâm mộ.
Cảm phục: Mạc Đĩnh Chi
Tạo hóa sản sinh, Mạc Đĩnh Chi
Hiếu trung gìn giữ, miệt mài thi
Văn chương lỗi lạc, dâng liên phú
Luận thuyết rõ ràng, chứa lễ nghi
Đi sứ, Trạng luôn lưu loát ý
Phục tài, Tàu phải nể nang lời
Thanh liêm tận tuỵ, lo non nước
Lưỡng quốc trạng nguyên, sử sách ghi.
Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau đây là thư ngỏ của cô Nguyễn Thanh Nhiên gửi phó tổng biên tập báo An Ninh Thế Giới CSVN Nguyễn Như Phong.
Theo cơ quan Tín Vụ Á Châu thì ơn gọi linh mục và tu sĩ ở Trung Cộng đang tăng tiến, bất chấp việc tuyền truyền chủ nghĩa cộng sản vô thần
Mùa Thu ở Hoa Thịnh Đốn kéo dài ba tháng, bắt đầu từ 21 Tháng 9 đến 21 Tháng 12. Mỗi năm cứ sau Halloween
Có một số độc giả nêu thắc mắc về một bản tin trên Việt Báo nói rằng Giáo Hội PGVNTN đã "tan vỡ," và cho rằng chữ này không chính xác.
Một tuần vận động thành công và nhu cầu cần thiết: Dịch các lá thư CS “chửi” Hoa Kỳ, để nộp cho QH, BNG và Hội đồng An Ninh Quốc Gia
Theo nhận xét từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Institute of Directors, một tổ chức qui tụ các công ty thương mại của người Anh
Tôi tên là Nguyễn Phương Anh , giới tính : Nam, ngày  sinh : 11/9/1972 , số giấy chứng minh nhân dân : 011537150 , ngày  cấp 13/10/2004 do công an Hà nội cấp
Kỳ nhông (hay cắc kè giông, caméléon) là một loại bò sát có đặc tính đổi màu da (các lớp vảy) tùy môi trường: giữa đám lá nó biến thành sắc xanh
Còn đúng một năm nữa, Hoa Kỳ sẽ có tổng tuyển cử để dân chúng bầu lên các cấp lãnh đạo của chính quyền liên bang và tiểu bang
Hoà Thượng Thích Quảng Độ thuật lại chuyến viếng thăm của phái đoàn Hoa Kỳ USCIRF... Đó là bản tường trình của nữ sĩ Ỷ Lan
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.