Hôm nay,  

Thanh Quang, Phóng Viên RFA Phỏng Vấn Trần Bình Nam: Thấy Gì Qua Chuyến Công Du Đông Nam Á Của TT Obama?

24/11/201200:00:00(Xem: 9772)
(Phát sóng 9:00PM Thứ Năm 22/11/2012 giờ Việt Nam tức 6:00AM giờ thủ đô Hoa Kỳ lễ Thanksgiving)

Thanh Quang: Thưa ông Trần Bình Nam, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa hoàn tất chuyến công du Đông Nam Á – chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi ông tái đắc cử tổng thống. Theo ông chuyến thăm Á Châu của Tổng thống Obama lần này có ý nghĩa gì?

Trần Bình Nam (TBN): Vừa rồi, sau khi Tổng Thống Barack Obama tái đắc cử thì ông đi công du Châu Á. Cuộc công du này cho chúng ta thấy một điều là Tổng Thống Obama đặt trọng tâm chính sách ngoại giao của chính phủ Hoa Kỳ trong những năm tới vào Châu Á-Thái Bình Dương. Vừa đắc cử, và trong khi trong nước đang có nhiều vấn đề cần quan tâm như vụ Benghazi được khơi lại, vụ từ chức của ông giám đốc Trung Ương Tình Báo David Petraeus, vụ Hamas và Do Thái pháo kích và oanh kích nhau qua biên giới Gaza thế mà ông vẫn đi chứng tỏ - như tôi đã nói ở trên - là ông đặt sự quan tâm về Đông Á trong những năm tới. Và khi nói tới Đông Á thì chúng ta hiểu tổng thống quan tâm đến sự bành trướng của Trung quốc tại Châu Á-Thái Bình Dương.

Chúng ta cũng thấy cái đặc biệt khác là mặc dầu nghị trình của Đại Hội 18 Đảng cộng sản Trung Quốc đã định sẽ khai mạc ngày 8/11 tức 2 ngày sau ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, nhưng sự xuất hiện của tập thể lãnh đạo mới tại Trung Quốc cũng là điều làm cho Tổng Thống Obama quan tâm. Cho nên tôi nghĩ chuyến đi này, ngoài những công tác đã xác định liên quan tới những nước mà ông sẽ thăm viếng thì còn có hàm ý nhắn gởi những người lãnh đạo mới của Trung Quốc về đường lối của Hoa Kỳ.

Thanh Quang: Như vậy thưa ông, sự nhắn gửi đó của Hoa Kỳ dành cho Bắc Kinh là như thế nào ạ?

TBN: Trước khi đi vào nội dung câu hỏi của ông, tôi xin nói qua những nét đặc biệt của Đại Hội 18 của Đảng cộng sản Trung Quốc sau khi đã bế mạc. Nét đặc biệt không phải là ở hai nhân vật lãnh đạo mới, vì hai nhân vật lãnh đạo là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường thì đã được Đảng cộng sản Trung Quốc chấm định 5 năm rồi, nhưng dàn lãnh đạo lần này của Ban Thường Vụ Chính Trị Bộ thay vì 9 người thì họ chọn 7 người mà thôi, tức là nó gọn gàng nhanh chóng trong việc lấy quyết định hơn. Và trong 7 người đó, ngoài 2 ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường 5 người mới là những nhân vật nói chung còn trẻ dày kinh nghiệm về lãnh đạo và cai trị, trình độ học vấn nghiêm túc, đặc biệt về chuyên môn thì có một vị nắm vững hiểu biết về vấn đề vũ khí và kỹ thuật không gian. Nét đặc biệt thứ hai là bài diễn văn nhậm chức ngắn nhưng rất đầy đủ và nhiều ý tứ của ông Tập Cận Bình cho ta thấy Trung Quốc là một địch thủ đáng ngại của Mỹ.

Trong bối cảnh đó, chuyến đi của Tổng Thống Obama là một nhắn nhủ với Trung Quốc rằng quan hệ giữa hai nước sẽ có những vấn đề mà nên cùng nhau đem lý trí để giải quyết thì mới tốt cho nền hòa bình thế giới.

Thanh Quang: Thưa ông, còn chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Tổng Thống Obama , tức gồm Thái Lan, Miến Điện và Campuchia, thì ông nghĩ nước nào là quan trọng nhất và lý do tại sao?

TBN: Trong 3 nước Thái Lan, Miến Điện và Cambodia mà Tổng Thống Obama đã tới tôi nghĩ việc thăm viếng Miến Điện là quan trọng nhất mặc dù ông chỉ dừng lại tại thủ đô cũ của Miến Điện trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Tại sao? Trước hết, Thái Lan là một đồng minh lâu dài của Hoa Kỳ cho nên trong một chuyến thăm viếng nhiều nước Đông Nam Á như vậy ghé lại một chút thăm bà thủ tướng trẻ tuổi Thái Lan để gắn chặt thêm tình thân giữa hai nước, và đồng thời làm Thái Lan yên tâm trước áp lực quân sự của Trung quốc trong vùng cũng là nhất cử lưỡng tiện. Quay qua Cambodia thì Tổng Thống Obama đến Cambodia tuy có gặp thăm nhà lãnh đạo Hun Sen nhưng chuyến đi chính yếu là để tham dự hai hội nghị thượng đỉnh, đó là Hội nghị thượng đỉnh Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á với Hoa Kỳ và hội nghị thứ hai là hội nghị Đông Á.


Thành ra chuyến đi Miến Điện là quan trọng nhất. Miến Điện là một nước đang chịu áp lực mua chuộc của Trung Quốc và những người lãnh đạo tại Miến Điện cũng đang mở cửa để hướng về Tây Phương, dùng Tây Phương làm cái thế chống lại áp lực và ảnh hưởng của Trung Quốc. Một vị tổng thống Hoa Kỳ nhất là vừa tái đắc cử vẻ vang đến thăm Miến Điện lúc này không gì thích hợp bằng.

Dư luận trong giới nhân quyền cho rằng Tổng Thống Obama đến Miến Điện quá sớm vì tại Miến Điện vấn đề nhân quyền chưa được như ý muốn. Nhưng tôi nghĩ sự đòi hỏi đó là quá đáng. Cần đến để khuyến khích các tướng lãnh cầm quyền, cần đến để nâng uy tín của bà Aung San Suu Kyi, cần đến để mang một không khí mới cho nhân dân Miến Điện. Trong diễn văn đọc trước các sinh viên tại một đại học ở thủ đô cũ của Miến Điện tổng thống Obama đã đưa ra rất nhiều tư tưởng mới và rất nhiều gợi ý về vấn đề tự do và dân chủ, và đó là một thông điệp rất tốt cho giới trí thức tại Miến Điện cũng như những người đang lãnh đạo nước Miến Điện.

Tóm lại, trong 3 nước mà Tổng Thống Obama vừa thăm viếng thì tôi nghĩ chuyến viếng thăm Miến Điện là quan trọng nhất đó anh Thanh Quang.

Thanh Quang: Liên quan tới Việt Nam, thưa ông, trong tình hình hiện nay khi mà Hoa Kỳ xem chừng như cương quyết quay trở lại Châu Á, khi mà Miến Điện chứng tỏ ngày càng cởi mở, khi mà nhiều nước Đông Nam Á (ngoại trừ Campuchia) tỏ ra bất hợp tác với tham vọng bành trướng của Bắc Kinh…, thì Việt Nam có thể có lợi như thế nào không trước hiểm họa từ Phương Bắc?

TBN: Vâng. Sự thay đổi chính sách của Hoa Kỳ đối với vùng Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt có vấn đề Biển Đông và vấn đề quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam hẳn là một vấn đề quan trọng. Và vấn đề này đã kéo dài lằng nhằng trong mấy năm qua. Tôi nghĩ Việt Nam cần nắm lấy thông điệp của chuyến đi này của Tổng Thống Obama. Từ năm 2000 đến nay với những chuyến thăm viếng của Ngoại Trưởng Hillary Clinton, của Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta và của một số nhân vật quan trọng khác nữa đến Việt Nam thông điệp Hoa Kỳ thay đổi chính sách đối với Việt Nam đã rõ cho nên lần này mặc dầu tổng thống Obama không ghé tới Hà Nội, chuyến đi Đông Nam Á của tổng thống Obama cũng làm cho thông điệp của Hoa Kỳ trở nên mạnh hơn là Hoa Kỳ sẽ đứng về phía Việt Nam trong việc tranh chấp với Trung quốc về Biển Đông.

Tuy nhiên, Việt Nam ở vào một vị trí rất tế nhị. Việt Nam không thể ngã theo Hoa Kỳ một cách dễ dàng dù Hoa Kỳ có đưa bàn tay ra. Việt Nam cũng không thể để rơi mình vào đôi cánh tay rộng mở của Trung Quốc được. Việt Nam phải chọn một thế ngoại giao khôn khéo, mà người ta thường gọi là thế đu dây. Việt Nam khéo léo trong chính sách ngoại giao đó được chừng nào thì càng có lợi cho sự bảo đảm an toàn của Việt Nam chừng đó.

Nhưng vấn đề là Việt Nam ngã về Hoa Kỳ hay ngã về Trung Quốc cũng chỉ là thứ yếu. Việt Nam muốn bảo vệ nền độc lập của mình cũng như bảo vệ Biển Đông thì thượng sách là Đảng Cộng Sản Việt Nam phải nghĩ tới vấn đề cải tổ chính trị và cố gắng huy động sự ủng hộ của quần chúng, huy động nội lực của nhân dân.

Hiện tại đảng Cộng sản Việt Nam đang tính tu chính hiến pháp. Tôi hy vọng rằng nhân dịp này Đảng cộng sản Việt Nam không còn cứ phải nói những lời tuyên truyền nữa, mà làm một sự thay đổi tích cực, tạo một cơ hội để dân chủ hóa Việt Nam và huy động nội lực của nhân dân. Đó là phương cách tốt nhất để Việt Nam có thể duy trì nền độc lập của mình và bảo vệ Biển Đông trước sức lấn ép của Trung Quốc.

Thanh Quang: Cảm ơn ông Trần Bình Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nghĩa trang quân đội Biên Hòa là một chứng tích lịch sử của quân lực VNCH còn sót lại sau cuộc chiến tranh Việt Nam
Kể từ năm 2003, giá dầu thô trên thế giới bắt đầu tăng dần từ khoảng 25 Mỹ kim/thùng đến 70 Mỹ kim/thùng vào tháng 6, 2006. Hiện tại giá dầu đang giao động khoảng 60 Mỹ kim
Chỉ một việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân công du Âu châu sẽ đến Vatican gặp đức Giáo hoàng Benedict XVI cũng trật lên trật xuống. Vào khoảng ngày 10/1 Hà Nội thông báo
Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó
Là nước thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân Việt Nam chịu nhiều đau khổ do thực dân Pháp đô hộ và giai cấp phong kiến áp bức bóc lột. Các tầng lớp nhân dân
Đảng Cộng sản Việt Nam đang tự chui đầu vào thòng lọng cửa quyền quyền lãnh đạo bằng các giải pháp dân chủ giả tạo mà cứ nghĩ đó là cách tốt nhất để đưa Việt Nam thoát khỏi đói nghèo
Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân
CSVN âm thầm đem tượng Hồ Chí Minh vào trong chùa, tưởng rằng để cho dân chúng thờ lạy như cúng Phật. Dân chúng Việt Nam nghĩ khác. Đồng bào nói với nhau rằng Hồ Chí Minh
Chúng ta biết rằng đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN lúc đầu lấy tên gọi là đảng CS Đông Dương) ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 đến nay đã 76 năm. Nhưng do các quan điểm sai lầm như
Đây là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc…tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.