Hôm nay,  

Đấu đá giữa cung đình: ai nắm chuôi thanh Kiếm báu?

22/09/201200:00:00(Xem: 15172)
Câu chuyện Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng (PCTN) đang là chuyện tranh chấp nhau khá là quyết liệt giữa các phe nhóm trong cung đình Hà Nội.

Cuộc tranh chấp khởi đầu từ sau khi cuộc họp ban chấp hành trung ương đảng CS lần thứ 5 (khóa XI) giữa tháng 5/2012 quyết định chức vụ Trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng lập ra từ năm 2006 do thủ tướng làm trưởng ban sẽ được chuyển cho Tổng bí thư đảng CS.

Suốt 4 tháng nay vấn đề này chưa được thực hiện vì bị vướng mắc bởi các văn kiện và thủ tục hành chính không rõ ràng, chồng chéo nhau của chính phủ, quốc hội và đảng CS.

Một mặt ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tự cho rằng từ nay ông ta là trưởng ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng, người trực tiếp chỉ đạo và quyết định cuối cùng mọi công việc của cơ quan có nhiều quyền lực này.

Trong khi đó về phía chính phủ, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng nghị quyết trung ương 5 chưa đủ giá trị thực tế theo hiến pháp và luật pháp, cần bàn thảo kỹ hơn, cho nên hiện ông vẫn là người cầm đầu có đủ uy quyền, là trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng.

Sự tranh chấp quyết liệt về việc ai là Trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng (PCTN) biểu hiện rõ trong các sự kiện vừa qua, phía nào cũng nhận là mình đang nắm quyền hành, rằng mình đã quyết định việc bắt giữ bị cáo Nguyễn Đức Kiên – Bầu Kiên, truy bắt Dương Chí Dũng, tạm giam một số nhà kinh doanh kinh tế - tài chính Lý Xuân Hải, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Duy Hưng, Nguyễn Thị Bích Trang, đang đe dọa truy tố một số người khác như Hồ Hùng Anh, Lê Hùng Dũng, Trầm Bê…, toàn những tỷ phú có máu mặt hiện nay.

Việc tranh chấp trở nên quyết liệt đặc biệt khi trong bộ chính trị đang chia ra thành các nhóm lợi ích khác nhau, có khi đối lập nhau tranh dành lợi ích và quyền hành, khi Ban chỉ đạo trung ương có qưyền hành quyết định đối với số phận của mỗi công dân, mỗi nhà kinh doanh bị coi là phạm pháp.

Có thể coi Ban chỉ đạo PCTN là một thanh kiếm sắc nhằm trừng phạt, chém đầu những kẻ tham nhũng lớn, hiện có 4 vị trong bộ chính trị đều muốn có quyền nắm chắc trong tay chiếc cán kiếm để tỏ rõ vị trí, quyền uy vững chắc của mình, đồng thời che chở cho phe cánh của mình.

Trước hết là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng viện lý do là đảng CS là thế lực lãnh đạo được Hiến pháp công nhận, lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, thường xuyên đất nước, nên bộ chính trị trung ương đảng nắm chắc Ban chỉ đạo PCTN là lẽ đương nhiên, do đó tổng bí thư đứng đầu bộ chính trị làm Trưởng ban chỉ đạo là điều tự nhiên và tất yếu. Ông Trọng còn dựa vào ưu thế là không bị mất uy tín vì tham nhũng, không bị tai tiếng gì nặng nề về mặt này.

Hai là ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng lăm le nuôi tham vọng cầm cán thanh kiếm PCTN, ông ráo riết vận động nâng cao thêm quyền hạn chủ tịch nước trên các lĩnh vực An ninh, Quốc phòng, Ngoại giao, tuy hiên thế của ông còn yếu, chân tay bộ hạ lưa thưa, uy tín cũng thấp, đành phải kết liên minh với ông Trọng, tuy kẻ Nam, người Bắc.

Ba là ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Ông đang ráo riết huy động ủy ban tư pháp và ban thường vụ của Quốc hội đưa ra ý kiến là việc quy định ai có quyền là trưởng ban chỉ đạo PCTN phải được bàn cãi kỹ trong một phiên họp toàn thể của quốc hội vào cuối năm, nếu cần phải thông qua thành Luật, hoặc quốc hội phải sửa đổi Luật PCTN hiện hành, hoặc phải bổ xung Luật về chức năng của chính phủ, của viện kiểm sát tối cao, toà án nhân dân tối cao...


Thứ tư, nhưng lại là nhân vật năng động nhất, là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đang ráo riết tìm cách nắm chặt cán thanh kiếm PCTN trong tay mình, như trong suốt 6 năm qua, với cái lý là thủ tướng đứng đầu chính phủ có đầy đủ quyền hành PCTN có hiệu quả, có trong tay quân đội, bộ công an, bộ tư pháp…không cần thay đổi gì cả.

Thủ tướng và chủ tịch quốc hội đang gắn bó chặt chẽ nhằm chí ít cũng là trì hoãn việc thanh kiếm rơi vào tay tổng bí thư được chủ tịch nước ủng hộ.

Sau cuộc họp của ủy ban tư pháp và của ban thường vụ quốc hội ngày 18/9 vừa qua, do chưa đạt được thống nhất ý kiến, nên 3 phương án khác nhau về vai trò quyền hạn của trưởng ban chỉ đạo về PCTN sẽ được đưa ra trình quốc hội trong phiên họp cuối năm.

Phương án 1 là giao cho tổng bí thư đảng chủ trì Ban chỉ đạo về PCTN, ban nội chính trung ương đảng sẽ là cơ quan thường trực của ban chỉ đạo ấy. Để thực hiện việc này quốc hội cần bổ sung Luật về PCTN, xác định rõ trách nhiệm của chính phủ, của viện Kiểm sát nhân dân tối cao, của Toà án nhân dân tối cao và các cơ quan nhà nước khác trong mối quan hệ phụ thuộc dưới quyền Trưởng ban chỉ đạo về PCTN.

Phương án 2 là gần như để như trước, chính phủ chịu trách nhiệm điều hành việc PCTN, tổng bí thư và bộ chính trị tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, vì thủ tướng cũng đã ở trong bộ chính trị rồi. Cần bổ sung một số điều khoản của Luật PCTN, như việc kê khai tài sản cán bộ những cấp nào, có kê khai tài sản của vợ, con, cháu ruột, anh, chị em ruột không ? việc không được di chuyển cán bộ đang bị cáo tội tham nhũng; ở các cấp tỉnh thành, huyện, ngành, ban chỉ đạo PCTN do người cầm đầu đảng bộ hay cầm đầu chính quyền làm trưởng ban.

Phương án 3, rất đơn giản, tổng bí thư nắm quyền trưởng ban chỉ đạo về PCTN, tất cả mọi sự liên quan đều do bộ máy đảng giải quyết, dựa vào điều 4 của hiến pháp.

Việc ai cầm chuôi cán của thanh kiếm như vậy là còn treo lại cho đến cuối năm để cho 500 ông bà nghị tha hồ thảo luận, với chính kiến có vẻ phân tán, khó đạt đồng thuận, trong khi đó 2 phe nhóm chính là phe nhóm 2 ông Trọng + Sang đối đầu dai dẳng với phe nhóm 2 ông Dũng + Hùng, cặp tổng bí thư cùng chủ tịch nước chọi lại cặp thủ tướng cùng chủ tịch quốc hội.

Nhóm Trọng + Sang dựa vào quyền uy của đảng, nhóm Dũng + Hùng dựa vào ưu thế của chính quyền và của đồng tiền. Chưa có bên nào vượt trội hẳn nên có thể dễ thỏa hiệp với nhau để cùng tồn tại và cùng ăn chia, 2 bên cùng thắng, kiểu win-win.

Cả 2 nhóm trong thời kỳ còn chưa phân định rõ ràng đều tự nhận mình có quyền nắm kiếm đằng chuôi để trừng phạt tay chân của nhóm đối lập, do đó diễn ra chuyện cả 2 nhóm đều bị thương vong.

Sự chia rẽ trong chính phủ và trong quốc hội cũng như trong trung ương đảng cũng diễn ra chưa từng có và ngay trong từng bộ như bộ công an, bộ quốc phòng cũng diễn ra sự phân hóa. Điều này thể hiện rõ khi lấy ý kiến các bộ trưởng về chuyện ai nên làm Trưởng ban chỉ đạo PCTN, vì các bộ trưởng phần lớn cũng là ủy viên trung ương đảng.

Bi kịch tranh dành thanh bảo kiếm để chém đầu kẻ tham nhũng nằm ở chỗ cả 2 phía đều tham quyền lực, tham tiền bạc như nhau, do đó chỉ làm đầu đề cho những chuyện đàm tiếu mỉa mai trong dân gian.

Bùi Tín

Blog Bùi Tín / VOA

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dù chế độ VN hiện giờ là một chế độ "pháp quyền" (chứ không phải "pháp trị" như ba tên phản động ở hải ngoại đòi), ta vẫn có thể phớt lờ đi chuyện BCT không có trong Hiến pháp vì
Quan niệm đúng đắn về phát triển bền vững cũng như nhu cầu năng lượng cần thiết cho phát triển là hai vấn đề cấp thiết mà nhân loại cần phải lưu tâm trong những năm sắp đến
Khi Việt Nam bắt đầu bước ra sân chơi toàn cầu, nhiều người đều vui mừng nói đến triển vọng kinh tế của sự hội nhập ấy. Tuy nhiên, có một lãnh vực lại ít được chú ý, đó là lao động
Ngoài năng lượng mặt trời, năng lượng gió là một năng lượng thiên nhiên mà loài người đang chú trọng đến cho nhu cầu năng lượng trên thế giới trong tương lai. Hiện nay, năng lượng gió đã
Tiếp theo Chỉ thị mang số 37/CP của ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam phổ biến vào ngày 26 tháng 10 năm 2006 nhằm chỉ thị Bộ thông tin văn hóa và các ủy ban
Ngoài phần tin tức và bình luận khá dài trên các báo, ngày 8-1-2007 các kênh truyền hình CNN và BBC còn chiếu nhiều hình ảnh liên quan tới sự kiện này
Tôi được một số bạn gửi bài của Luật sư Nguyễn quốc Lân về Nghị viên Janet Nguyễn đăng trên Việt Báo
Với một hạnh nguyện suốt đời đến xứ Phật để giúp đỡ cho các trẻ mồ côi thiếu cơm, thiếu áo, thiếu cả tình thương, hòng xoa dịu ít nhiều cơ cực ở đất nước quá nghèo nàn, thầy Linh Quang đã cúng
Bài lên tiếng của Ông Dương Đại Hải đại diện cho Văn Phòng Tranh Cử của Nghị Viên Janet Nguyễn liên quan
Nếu đài BBC không loan tin, có lẽ ít người biết đến một quyết định mới của Hà Nội là “chuyển mục đích sử dụng khu nghĩa trang” mà dân chúng miền Nam gọi là Nghĩa trang Quân Đội ở Biên Hoà
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.