Hôm nay,  

Cuối Đời, Cuối Năm

23/12/201100:00:00(Xem: 8797)
Cuối Đời, Cuối Năm

Nguyễn thị cỏ May
Người ta thường nói ở tuổi cuối đời ai được sống an lành là người có phước. Cựu Tổng thống Jacques Chirac ở tuổi 79, ngày 15 tháng 12, vừa bị Tòa án Paris tuyên án phạt Ông 24 tháng tù treo về tội «lạm dụng tín nhiệm, biển thủ công quỹ, thủ lợi bất hợp pháp» trong vụ án «nhân viên ma» của Tòa Đô chánh Paris trong thời gian Ông làm Đô trưởng . Ông nhận bản án và không chống án . Ông vẫn khẳn định là Ông hoàn toàn vô tội.
Bản án hình sự của Cựu Tổng thống Chirac là một bản án lịch sử và đầu tiên của nền Đệ V Cộng Hòa Pháp . Đúng hơn từ Chánh phủ Vichy !
Phiên Tòa lịch sử
Toà vừa tuyên bố bản án 2 năm tù treo cho Cựu Tổng thống Chirac, nhiều người lấy làm tức giận vì đã không làm gì có thể ngăn chặn trước . Họ không thể chấp nhận một phán quyết như vậy cho Ông Chirac được .
Ông Chirac không tới hầu Tòa . Trong phòng xử, có để sẳn cái ghế bọc nhung đỏ sẩm, trên chổ dựa cày miếng giấy ghi tên Jacques Chirac . Khi Tòa tuyên án, nhìn chiếc ghế đọc bản án .
Trong lúc đó, Ông Chirac theo dỏi phiên Tòa . Tại Văn phòng của Ông ở đường Lille do Chánh phủ cấp, không xa chổ ở của Ông lắm, những người thân của Ông tụ hợp nhau chung quanh Ông: Claude, con gái của Ông, Đổng lý Văn phòng của Ông, Bertrand Landrieu, người bạn thân Maurice Ulrich và một nhóm những người thân cận từng phụ tá Ông trong Chánh quyền .
Vào trưa ngày 15 tháng 12, tại phóng xử, Ông Chánh án Dominique Pauthe tuyên phạt Ông Chirac 2 năm tù treo về tôi “lạm dụng tín nhiệm”, “biển thủ công quỉ ” và “thủ lợi trái phép”.
Con gái của Ông Chirac phản ứng ngay “Phải kháng cáo mới được” vì “ nếu ta không kháng cáo thì người ta sẽ không hiểu tại sao ”.
Ba vị trạng sư của Ông Chirac thuộc hàng nổi tiếng ở Paris thảo luận với nhau “Nếu kháng cáo, ta hi vọng được gì ? Bao giờ ? Trong một năm ? Trong hai năm ? Với ai xử án ? ” .
Cuộc thảo luận diển ra. Ông Chirc theo dỏi . Đôi khi Ông gật đầu, có lúc Ông cao mày tỏ vẻ thắc mắc . Rồi Ông im lặng. Vẻ mệt mỏi hiện ra .
Cuộc thảo luận dẩn tới ý cụ thể là nên tìm một lối thoát danh dự. Với lập luận “Không kháng cáo, chính là một cách làm chủ lấy số phận của mình ” .
Qua buổi chiều, nhóm thân cận với Ông Chirac họp lại . Có thêm con rể của Ông Chirac, nguyên Tổng thư ký Tổng thống phủ, và vị Giáo sư Trường Luật, trong lúc đó, Ông Chirac vắng mặt . Bà bernadette Chirac đi về Corrèze nơi Bà Đại diện, qua điện thoại, Bà theo ý kiến “ không kháng cáo” .
Tới tối,Văn phòng Cựu Tổng thống Chirac phát hành một thông cáo gởi cho báo chí : “Cựu Tổng thống ghi nhận phán quyết của Tòa án”, không khỏi bị “tổn thương ” và “ buồn ”nhưng“ Ông quyết liệt phản đối nội dung bản án” . Vì thế, Ông không kháng cáo . Ông nói “Tôi, rất tiếc, không còn sức lực cần thiết để theo đuổi với các phiên Tòa để bênh vực sự thật nữa . Sự tôn trọng những cơ chế của chúng ta để cho mọi việc được lắng dịu …Tôi tin tưởng ở đồng bào của tôi biết tôi là ai : một con người lương thiện .”
Cái khó của Tòa án
Theo hồ sơ, Ông Chirac là người có sáng kiến và vai chánh trong vụ “ lạm dụng tín nhiệm, biển thủ công quỉ và thủ lợi trái phép” trong vụ “nhơn viên ma” được Tòa đô chánh trả lương mà làm việc nơi khác, như làm việc cho đảng RPR của Ông . Nói tới “ nhơn viên ma ”, bạn đọc chắc còn nhớ thời Việt nam Cộng hòa ta cũng có đầy “lính kiển”, “lính ma” nhưng không thấy có mấy ai ra Tòa.. Càng không có Tổng thống ra Tòa vì Tổng thống là người bất khả xâm phạm ! Nhưng “ lính kiển ”, “ lính ma ” hoàn toàn khác với “ nhơn viên ma” ở đây vì “lính kiển” là lính có mặt nhưng không làm việc thật sự, “lính ma” là lính có tên, có lảnh lương nhưng không thấy hiện diện ở đơn vị hay nhiệm sở bao giờ . Còn “nhơn viên m ” làm cho Ông Chirc bị 2 năm tù treo là người không làm việc ở cơ quan chủ quản của mình mà đi làm việc cho nơi khác .
Ông Chirac đã chi trả lương cho “nhơn viên ma” do Ông dựng lên làm thâm thụt hết lối 1 400 000 euros của ngân sách Tòa Đô chánh Paris .
Khi luận án, Tòa không thể không cứu xét những yếu tố quan trọng như vụ “ nhơn viên ma ” đã được Tòa Đô chánh Paris, kế nhiệm, không đứng đơn dân sự và chấp nhận Ông Chirac hoàn trả khoảng tiền trên cho Tòa Đô Chánh ( Ông Chirac trả 1/3, đãng UMP, hậu thân của RPR, lảnh trả 2/3 ), thâm niên phục vụ nước Pháp, Ông Chirac không lấy tiền đó bỏ túi, tình trạng sức khỏe của Ông sa sút . Nhưng Ông vi phạm luật khi Ông quản lý công quỉ làm thiệt hại quyền lợi của dân Paris dưới trách nhiệm của Ông . Vì vậy Tòa phải buộc tôi Ông . Trong vụ này, có 7 người liên hệ, 5 bị án tù treo, 2 người được miển tố .
Khi bản án tuyên bố, phe Tả phần lớn đều đón nhận với sự hoan hỉ như “ kẻ chiến thắng ” . Tuy Ông Chirac không còn là đối thủ nhưng vẫn là “ phe địch ” theo biện chứng Ta / Địch muôn thuở !

Vài giai thoại về Ông Chirac
Lúc Ông Chirac đang tại chức, vụ “ nhơn viên ma ” đã bùng nổ nhưng Ông không bị dính miểng vì hưởng quyền miển nhiểm của Tổng thống theo điều 67 của Hiến pháp . Ông Alain Jupé, Thủ tướng và Tổng trưởng của Ông bị 1 năm tù treo và 2 năm mất quyền ứng cử . Mản hạn, Ông Jupé trở lại ứng cử và tái đắc cử Thị trưởng thành phố Bordeaux . Hiện nay, Ông làm Tổng trưởng Ngoại giao và nhơn vật số 2 trong Chánh phủ của Ông Fillon
Lúc đó, nhiều người Pháp nói đùa trong Cà-phê “Khi Ông Chirac thôi làm Tổng thống, Ông phải đi ghi tên xin việc làm ở văn phòng tìm việc của Bộ Lao động (vì suốt đời, Ông chỉ làm Dân biểu, Thị trưởng hoặc Thủ tướng và Tổng thống), Ông lâm cảnh không nhà ở (vì suốt đời Ông ở nhà Chánh phủ cấp ) và ra hầu Tòa . Nay thực tế cho thấy Ông mất việc vì không làm những chức vụ củ nửa, ra hầu Tòa và bị án tù treo 2 năm. Không có nhà cũng đúng vì tới nay, gần 5 năm, Ông vẫn chưa tìm mướn được cho Ông và Bà vợ một nơi ở theo ý muốn . Hiện Ông Bà phải ở tạm căn Appartement của gia đình Hariri,cố Thủ tướng Liban, cho mượn . Thật tình phải nói là quá tội nghiệp cho Ông Chirac . Thân phận của Ông ngày nay rât ứng nghiệm vào lời bông đùa của một số dân chúng trong lúc trà dư tữu hậu . Mới hay miệng đời ăn phó-mác, uống rượu chác nói đâu, có đó !
Nhưng Ông Chirac ở nhờ căn Appartement của bạn cho mượn tạm cũng khá hơn 90 % dân Pháp có nhà . Căn Appartement nằm trên Bến Voltaire, Quận VII Paris, một mặt trông ra sông Seine, mặt kia nhìn qua Bảo tàng viện Louvre. Tuy phía bờ sông Seine có hơi ồn vì nhiều tiếng xe chạy nhưng chiều xuống, ngồi trên bao lơn, nhìn xuống sông Seine êm đềm trôi thì cũng đáng lấy làm nên thơ lắm .
Căn Appartement cho 2 Ông Bà Chirac ở tạm từ gần 5 năm nay rộng 396 m2, gồm 8 phòng, có garage và sân trong cho xe đậu, chớ không phải chỉ có 180 m2 như nhiều người nói .
Căn Appartement này có lịch sử lâu đời vì nó xây cất vào thế kỷ XVII . Nhưng nó không có giá trị lịch sử vì đã một lần sửa chửa gần như xây cất lại mới hoàn toàn . Trong thời gian từ năm 1695 – 1710, Bà Louise Renée de Penancoet de Keroualle, tình nhơn của vua Charles II của Anh, ở tại đây . Bà là người có tiếng tham tiền nên tìm cách thu về cho bà những đồ vật có giá trị như bàn ghế, tủ, giường, tranh ảnh, …
Sau năm 2000, nhà thời trang LVMH (Louis Vuiton, Moet, Hennessy) bán lại cho gia đình cố Thủ tướng Liban bị ám sát tháng 2 năm 2005 với giá 21 triêu quan Pháp (=3 triêu euros) vì nhà thời trang thấy không thích hợp để làm xưởng làm việc . Gia đình Hariri muốn mua chỉ vì nhắm cái sân trong làm chổ đậu được nhiều xe . Khi để cho Ông Bà Chirac ở tạm chờ kiếm nhà, gia đình Hariri làm lại 2 cánh cửa lớn, đúng theo mẫu củ, bằng gổ sồi với mở đóng tự động . Sự thay đổi này làm cho những gia đình ở trong khu đó thấy dể chịu nên họ đều cảm ơn Ông Chirac . Ngoài ra, họ còn được hưởng ké sự bảo vệ an ninh vì luôn luôn ngày đêm đều có 1 xe cảnh sát đậu ngay trước cửa canh gát .
Gia đình Hariri cảm ơn Ông Chirac vì lúc làm Tổng thống, Ông đón nhân gia đình Hariri ở lại Pháp và còn cho bảo vệ an ninh chống lại sự khủng bố của Syrie thường xuyên hăm dọa .
Luật cứng rắn nhưng là luật
T.T Sarkozy đón nhận tin Ông Chirac bị 2 năm tù treo nhưng không có lời bình luận. Ông chỉ nói “ Sự việc này không nên làm cho mọi người quên đi sự dấn thân trường kỳ của Ông Chirac đóng góp phục vụ đất nước, điều đó xứng đáng và còn xứng đáng mải mải để Ông được dân chúng quí trọng .”
Trước sự nghiệp lớn của Ông Chirac, sự quí mến của đại đa số dân Pháp dành cho Ông, Tòa án đã thấy khó phán quyết sự vi phạm luật của Ông . Nhưng luật pháp của chế độ pháp trị không cho phép vượt qua nguyên tắc căn bản của chế độ dân chủ “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật ” .
Phiên Tòa sử Ông Chirac gồm những người “ độc lập ”, tức thành phần không do Chánh phủ bổ nhiệm trước đây .
Ông Chirac bị phạt tù tuy không bị giam giử, và nhứt là không bị quản chế như ở Việt nam, nhưng cũng là một tổn thương lớn của một vị Tổng thống ở cuối đời . Con người ta sống trọn vẹn trong lành cho tới ngày cuối là một điều mà mọi người mơ ước .
Buồn cho Ông Chirac, đã được ở trong Chánh quyền suốt đời, đó cũng là cái phước lớn hơn người, mà còn bất hạnh là không ở trong Chánh quyền Việt nam xã hội chủ nghĩa . Nếu Ông làm Chủ tịch nước Việt nam thì chắc chắn chẳng bao giờ Ông bị Tòa phạt, mặc dầu Ông có lấy làm của riêng hằng tỉ dô-la đi nữa .
Ai không tin, cứ đi hỏi Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, và các Ủy viên TW đảng…sẽ được trả lời .
Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.