Hôm nay,  

Dòng Văn Tâm Thanh!

31/10/201100:00:00(Xem: 7322)
Dòng Văn Tâm Thanh!

letamanh
Hình như trong ký ức tôi, có vài lần xem truyện ngắn của một tác giả người Việt Nam tại Na Uy có cái tên Tâm Thanh trên các trang Web. Truyện của anh rất sống động, lôi kéo người đọc rất kỳ lạ. Ở đâu đó, thoáng trong tôi những ý nghĩ ngồ ngộ về anh chàng Việt Nam ngồi trên chòi gác “máy bay”… Tôi tiếu lâm hóa câu chuyện của anh ta không bằng chính anh ta tự hóa thân vào khung cảnh trong truyện “Trích Tiên”. À! Phải rồi anh chàng có phong thái một chuyên gia, một sinh viên, một con người luôn thi vị hóa đời!
Nghĩ như thế, nhưng tôi chưa có ý nghĩ tìm cho rỏ chàng là ai và cũng mới chỉ đọc tác phẩm của anh qua loa chưa sâu. Nhưng một ngày đẹp trời, vào trang Songdinh.com, cái tên Tâm Thanh nằm chính ình trong danh sách những tác giả; tôi lẹ làng mở cửa phòng nhà anh! Đây rồi, nhìn gương mặt vui, đầy nét đàn ông. Không biết những năm học Vỏ Tánh – Nha Trang, tôi và anh có biết nhau hay không ; nhưng nhìn sao quen quen. Có thể thấy sang bắt quàng làm họ cũng nên!
Mới đây, anh có gởi cho Ban Biên Tập Sông Dinh mấy truyện ngắn. Tôi tò mò đọc trước khi BBT cho lên khuôn. Ngạc nhiên với truyện ngắn ”Em Gái Tôi Và Con Dê Đen”, mà trong hành văn, anh dùng rất “rành rẻ”, “nhuần nhuyễn” những từ ngữ mang tính xã hội đang được “xài” trong nước sau 1975. Tôi chăm chú đọc:
…Gia đình tôi không có công với Cách mạng, nên sau khi giải phóng Miền Nam, anh em tôi không được chia chác một tí chiến lợi phẩm nào. Biết vậy tôi đã chẳng thèm đi ăn cắp vặt, mà đi làm cách mạng. Trễ còn hơn không, tôi quyết tâm bỏ làng, bỏ em, một mình vào Nam, tự vớt vát. Tôi chuồn lên cái toa chở súc vật, lượt xuôi nam bỏ không, nực mùi phân. Vừa đánh một giấc thức dậy, tôi thấy con Thín – vâng em gái tôi tên Thín – nằm ôm con dê bên cạnh. Cả hai đứa thi nhau ngáy. Tôi dạy con Thín không được, mà nó dạy con dê ăn cắp và ngáy thành tài!
Vào Sài Gòn như bay lên thiên đàng. Người Nam Bộ khờ khạo, chúng tôi giải phóng bóp tiền, giầy dép, thức ăn của họ dễ như móc đồ trong túi mình. Nhưng nguy hiểm – cán bộ, công an chìm, công an nổi, trộm cắp băng đảng, cũng đi làm ăn như mình, đụng nhau mình chết. Tôi lên Quảng Ngãi tìm vàng. Tôi lọt vào một đạo quân ô hợp tìm vàng. Vàng chẳng thấy, những tay biết thời vụ – lại là dân Bắc như tôi, do bài học lịch sử cận đại – quay ra bóc lột nhau bằng mở sòng bài, quán ôm, chòi chọi. Xuýt thấy con Thín sa vào chòi chọi. Giải cứu được nó, tôi nghĩ đã đến lúc phải gả nó đi. Tôi đưa nó vào Định Quán, lúc đầu làm rừng, sau làm rẫy. Kinh tế tương đối. Con Thín cũng trổ mã, nhờ nước da trắng. Lúc diện quần bò nom cứ như con gái Sài Gòn. Tuy nhiên nhìn kỹ, nó vẫn nhếch nhác, đứng gần nghe mùi dê pha với hành mỡ chiên. Đặc biệt đầu óc càng ngày càng lệch lạc, suy nghĩ không giống ai, nói năng câu trước chửi câu sau. Đố ai sống lâu với một con giở người giở ngợm!
So với lời văn trong các truyện ngắn khác như: “Quà Cho Em” – “Đám Mây Bên Kia Hồ”- “Cổ Thành”… thì truyện “Em Gái Tôi Và Con Dê Đen” khác xa một trời một vực! Thông thường thì phong thái và văn phong khó có thể lệch đi, đổi khác đi,trong cùng một cây bút! Nhưng khác lạ là nhà văn Tâm Thanh đã thể hiện được một sự chuyển hoá “hơi hướng” rất điệu nghệ, rất tuyệt vời trong t ác phẩm của chính anh! Quả tác giả có tài điều khiển ngòi bút “biến ảo khôn lường” để diễn đạt trọn vẹn mọi t ần số rung cảm của mình! Nói theo cách của người trong nước bây giờ là “Đã Đạt Đỉnh Điểm”! Tôi không quen khen quá lời hay đưa nhân vật mình thích lên tận mây xanh; nhưng thật là không phải, nếu không đề cập đến những ý tưởng “sâu” và cách hành văn “xa” của Tâm Thanh! Ta hãy đọc tiếp những câu văn đầy “ấn tượng” trong đoạn tả người và việc rất “tới”:
Ba trăm đô bằng một năm thu nhập béo của tôi, tôi đâu còn đường nào để mà cân với nhắc nữa" Vừa tống của nợ đi vừa có tiền! Tuy nhiên mặc cảm bán rẻ em gái và nghĩ đến lúc chia tay, tôi hơi bất nhẫn. Để khỏi nghĩ ngợi linh tinh, tôi xuống xóm tìm tươi mát. Sớm quá, các em còn ngủ. Mụ cai gà – tương đối trẻ – kéo tôi ngồi uống cà phê đợi. Mụ bấm điện thoại cầm tay bảo lính chở tới một em. “U16 đấy, chịu khó đợi nhá,” mụ quay sang tôi nói. “Dưới 16, anh sẵn sàng chờ cho em lên 17 cũng chẳng sao,” tôi đùa, tự thấy nhạt nhẽo. Khoảng nửa giờ sau, một thằng ma cô đèo honda hai em tới, trông thoáng biết ngay là gái dạt từ Cửa Lò, Sầm Sơn về (bây giờ là cuối tháng chín, ngoài biển vắng khách). Tôi cụt hứng, lắc đầu. May hai em tương đối hiền, không chửi rủa tôi mở hàng phá thối. Các em tót lên honda đi rồi, mụ lại móc điện thoại bấm.
“Khách Việt kiều khó tính. Nhớ U16 đấy!” mụ cố ý nói to cho tôi nghe.
Mụ tắt điện thoại, tôi nói:
“Này em, có thật U16 không đấy" Em đừng nói điêu nhá" Thật thì anh chờ, không anh đi chỗ khác đây. Cứ như hai em gái dạt ban nãy, thà anh quan hệ với em.”
“Anh thử quan hệ em đi" Anh không máu em không lấy tiền.”
Cái mồm mụ này có bùa, tôi xiêu lòng. Mụ đánh thức một lính ra canh động, rồi dắt tôi vào buồng. Mụ tác nghiệp đúng như ý tôi muốn, không cần chỉ đạo từng bước.
Đang nửa mùa thì có tiếng oang oang ngoài cửa. Tôi nghe đúng là giọng thằng Nẫm.
“Động tiên gì mà vắng hoe tối tăm thế này"”
Tiên sư cái thằng có bốn vợ mà còn vác dế tới đây! tôi rủa thầm. Không lẽ nó biết tôi ở đây nên tới dò xét. Tôi ghì đầu mụ xuống và nói khẽ vào tai:
“Đừng rên nữa, mặc dù em giả đò.”

Mụ đáp lại vài câu tục tĩu và cứ rên la. Bên ngoài thằng Nẫm nói chõ vào buồng:
“Ban ngày ban mặt mà làm khiếp thế" Thôi, không làm phiền, anh chỉ đến báo cho em biết là chuyến này đủ người rồi. Thứ bảy em không cần tới dạ vũ giao lưu. Chờ chuyến sau nhá!” Nói xong nó ra Honda biến nhanh, tuồng như sợ mụ cai đuổi theo.
Quan hệ xong, tôi càng thêm bức xúc. Trả tiền, rồi đi thật nhanh ra khỏi xóm. Vậy là thằng Nẫm khốn nạn tính kế hoạch để em tôi thế chỗ cho con đĩ này" Tôi nghĩ và ruột gan sôi lên.
Không hẳn là tác giã đã “đi thực tế” về Việt Nam, không hẳn là đã”mục sở thị” hay “nhập vai”; nhưng đoạn mô tả trên đây rất sống động rất chi là…”đạt”! Còn nữa, tác giả đã “lột” được bộ mặt thật xã hội băng hoại từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở sau cuộc đổi đời, từ Bắc vô Nam sau 30-4-1975:
Trước sự ngạc nhiên của tôi, anh xe ôm kể anh biết hết đường đi nước bước của tôi và em gái tôi. Anh khuyên tôi nên đưa em gái vào Nam ngay và đừng bao giờ liên hệ với bọn thằng Nẫm. Chúng nó không những chỉ làm giầu riêng, mà còn kết thành một mạng lưới tay sai cho Trung Quốc trong hết mọi lãnh vực từ buôn bán, ngân hàng, tới sản xuất nông nghiệp, khai thác rừng, cát, kể cả bao thầu điện nước cả vùng. Tôi hỏi no nê như vậy, hà cớ gì họ phải làm hại chúng tôi. Anh ta nói nếu cô Thín không đi làm dâu Trung Quốc thì tụi đầu gấu sẽ làm cho tàn mạt suốt đời. Còn đi thì “Tôi khuyên không nên. Con gái tôi sống giở chết giở bên đó... Vúc vách có tai, tôi không nói nữa đâu.”
“Tại sao anh tốt với em tôi"”
“Nói chung tại cô em thủ trưởng tốt với tôi. Cô ấy đã cho tôi tiền. Sáng nay tôi đã chở cô đi thăm mộ ông bà cụ, cô ấy hỏi gia cảnh, tôi kể tình thực, và cô ấy cho tiền. Cô moi hết tiền bạc cô ấy có trong bóp, nói để tôi chuộc con gái tôi. Tôi hỏi tại sao cô làm vậy" Cô nói vì thủ trưởng dạy trước hết phải thương lấy con người, mọi thứ khác là giả, Đảng chỉ là đảng cướp.”
Trong một xã hội mà tình thương yêu không còn nữa, chỉ còn những tính toán, những mánh mung, những giả dối; cô con gái ôm con dê đen và tình yêu rất “con người” đã làm cho ta phải suy nghĩ!
“Anh ăn cơm chưa"”
“Chưa,” tôi nói dối, rất nhanh. Thín mừng rỡ đứng dậy, nói:
“Em chờ cơm. Đói quá!”
Tôi giấu xúc động – sự xúc động nhỏ, nhưng tôi không quen – bằng cách vuốt lưng con dê, nói:
“Mày gầy quá!”
“Tại nó không ăn.”
“Người ta không cho nó ăn à"”
“Không phải. Tại nó nhớ em.”
Tôi lấy rau muống luộc đút cho con dê. Con Thín nhìn, chảy nước mắt – có thể là những giọt nước mắt ban nãy nó cầm lại. Nhưng cũng có thể là vì nó linh cảm điều gì.
“Thín!”
“Dạ"”
“Ai dạy mày là trước hết phải thương con người"”
“Anh chứ ai"”
“Tao dạy bao giờ"”
“Hôm lụt, khi em và con dê ngồi trên thúng chai, anh ngoi dưới nước lạnh lắm!”
Tôi nghẹn lời, không hỏi còn những điều khác – “tất cả các thứ khác là giả, Đảng là đảng cướp” – tôi dạy nó bao giờ" Nếu anh xe ôm không phịa thì điều này phải là do con Thín. Con Thín nghĩ ra và gán cho tôi. Ngay tình thương cũng là nó mặc cho tôi. Tôi đứng lên, vuốt tóc nó – mớ tóc nhím đã thay bằng mớ tóc mây từ bao giờ. Đó là lần đầu tiên kể từ hai mươi năm nay tôi chạm vào ruột thịt mình, không bằng đấm đá. Thoạt đầu nó giật mình, sau như mê sảng, nói lảm nhảm, tôi nghe nó nhắc đi nhắc lại câu “em thương anh lắm”.
Thật ra, nhà văn Tâm Thanh, trong truyện ngắn trên, đã hóa thân thành một chứng nhân của một xã hội chia rẽ đầy bạo lực và vô nhân tính! Đây cũng là một việc làm có ý nghĩa, nói lên thực tế tội ác cần phải dẹp bỏ; để người VN quét dọn và vươn lên…. Nhưng khi anh viết sang những truyện khác về xứ Na Uy, nơi đã cưu mang hàng bao nhiêu Thuyền Nhân tị nạn Cộng Sản, thì ngòi bút của anh lại linh động vui tươi và chan hòa hạnh phúc! Đọc truyện ngắn “Mùi Trần” ta thấy tác giả có một sức sáng tác khác người, đầy sáng tạo. Câu chuyện xoay quanh bức tượng trình bày trước Phân Khoa Toán, Viện Đại Học Oslo, bức tượng một Thiên Thần bị mất một bàn tay… Thế mà nó đã trở thành một câu chuyện đầy hấp dẫn – Dưới đây là lời “nói đầu” trước khi vào chuyện:
Trước Phân khoa Toán Viện Đại học Oslo ở Blindern có một pho tượng thiên thần bị gẫy một bàn tay. Ông quản lý của đại học nói đó là do một tai nạn khi di chuyển tượng từ nhà vận động Domus Athletica về, vào năm 1996. Chỉ có hai người biết nguyên do thật sự...
Đọc Tâm Thanh, ta thấy trong anh những khám phá đầy tưởng tượng hấp dẫn và vô cùng xuất sắc ít ai – trong thời buổi Thế Kỷ 21 – thời của những thực tế cần”quan tâm”, thì tác giả lại hướng tâm hồn về cõi mộng thật đáng yêu! Biến chuyện tầm thường như một pho tượng thiên thần hoang đường thành một chuyện tình linh động là một sáng tạo vô cùng thích thú!
Truyện của nhà văn Tâm Thanh, có thể đã được đăng trên nhiều trang web, trên nhiều bào chí hải ngoại và được nhiều người ưa thích. Nhưng nếu ta vào trang ww.songdinh.com để xem kỷ gương mặt phong sương của tác giả, với cái nhìn hiền lành ấy, ta không thể ngờ trong anh có một kho tàng tưởng tượng khác người! Cũng trong trang giành cho anh, chúng ta sẽ thích thú đọc không chán những câu chuyện tuyệt vời! Cảm ơn Tâm Thanh (mặc dù chưa hân hạnh gặp mặt, nhưng hình như đã quen biết ở đâu đó từ lâu rồi). Anh đã cho tôi những ý tưởng thích thú. Anh cũng đã dắt tôi tham quan Na Uy đầy tuyết và những con người và những “tấm lòng”… Mặc dầu tôi chưa hân hạnh đặt chân đến xứ sở thần tiên ấy.
letamanh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhân chuyến viễn du sang tận miền tây Canada nhằm trao giồi kinh nghiệm  cho các sinh viên của Đại Học Montreal -Quebec trong chương trình
Vấn đề chính danh được đặt ra nhân bài trao đổi ý kiến giữa một cơ quan truyền thông của Chính Phủ Hoa Kỳ là Đài Á Châu Tự Do
Trong các ngày 24 và 25 tháng 8 năm 2007, đài Tiếng nói Việt Nam, báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN
Bài phát biểu sau đây của Giáo sư Nhật Bản Teruo Tonooka được ông trình bày trong Đêm Hội Ngộ tại Nhà hàng Emeral Bay Seafood
Có người hay "ví von" rằng Cộng Đồng người Việt hải ngoại nói chung, ở Quận Cam nói riêng, giống như những con cua bị nhốt chung trong một cái giỏ
Trong các loại hàng tiêu thụ, thì chỉ số tăng giá đã lên cao nhất cho lương thực, thực phẩm và dịch vụ ăn uống, là mặt hàng cần yếu cho đa số người dân
Hồi đó tôi chưa đủ 50 kí lô, lại hay bị xây xẩm bất ngờ, trong khi thấy các sư huynh, sư muội quật nhau rầm rầm, nên hơi hoảng.
Vào ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới tức World Trade Organization (WTO).
Từ xưa cho tới nay, đại đa số dân "sồn sồn" đều thích xem phim chưởng với những kiếm sĩ, võ sĩ Trung Hoa bay lượn như chim
Ngày 17/3/2003 tổng thống Bush ra lệnh tấn công lật đổ Saddam Hussein. Chiến trường Iraq chưa êm tiếng súng các nhà quan sát Tây phương
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.