Hôm nay,  

Hạ Lào Ngày Ấy - Khi Những Người Lính Bị Bỏ Quên - Đỗ Xuân Tê

04/07/201100:00:00(Xem: 8151)
Hạ Lào Ngày Ấy - Khi Những Người Lính Bị Bỏ Quên

Đỗ Xuân Tê
Bốn mươi năm nhìn lại, cũng một mùa hè khó quên tôi trở lại Huế, một thành phố chứng nhân của biết bao biến đổi lịch sử nổi trôi theo vận nước mà sau này khi nhắc đến người ta thường chỉ nhớ với danh xưng buồn ‘Huế Mậu Thân’. Khác với những lần trước, lần này tôi chỉ ở Huế có một ngày vì được chỉ định dẫn đoàn nhà báo trong và ngoài nước từ Sàigòn ra tham dự lễ mừng chiến thắng Hạ Lào, một chiến dịch có tên Lam Sơn 719 được phát động đầu năm 1971.
Tôi không hiểu nhiều về lãnh vực chiến thuật, chỉ biết đây là một cuộc hành quân vượt biên giới đánh thẳng sang Tchépone nhằm cắt đường tiến quân của bộ đội Bắc Việt xâm nhập và giải tọa áp lực đè nặng trên chiến trường Trị Thiên. Trung tướng Hoàng xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn I/Quân khu I, người chịu trách nhiệm chỉ đạo chiến dịch với lực lượng bao gồm các Sư đoàn Bộ Binh nằm trong lãnh thổ vùng giới tuyến cùng sự tăng cường của các lực lượng Tổng trừ bị chủ yếu là Dù, TQLC, BĐQ, Thiết giáp, Pháo binh…và Không quân. Đáng chú ý là cuộc hành quân này dường như muốn thử sức cho kế hoạch Việt nam hóa chiến tranh, nên người Mỹ đã không can dự và ngầm để hai người anh em ‘cùng mẹ khác cha’ quần thảo nhau trong rừng già Trường Sơn, tránh xa nơi đất mẹ đã bảy năm nội chiến từng ngày mà Trị Thiên quan ải địa đầu luôn gánh chịu những tổn thất mất mát nặng nề nhất cho cả binh sĩ lẫn thường dân..
Chính vì sự thiếu vắng phần yểm trợ phi pháo từ không lực Mỹ cùng lần đầu tiên hành quân trên đất lạ với lực lượng dàn trải quá mỏng, lại gặp sức kháng cự mãnh liệt của các sư đoàn chính qui Bắc Việt áp đảo về quân số đang trực sẵn, chiến dịch Lam sơn 719 đã mất thế chủ động chiến trường và phải kết thúc sớm hơn dự liệu. Phần tổn thất nặng nề của cả hai bên cho đến giờ vẫn là điều bí ẩn về con số nhưng hệ lụy lại trở thành bi thảm cho các số phận tham gia chiến dịch về phía quân lực VNCH khi những người lính bỏ xác tại trận hoặc bị bắt làm tù binh bên kia biên giới hầu như bị lãng quên kể từ khi rừng già im tiếng súng.
Lễ mừng chiến thắng được tổ chức muộn màng cả vài tháng sau. Địa điểm hành lễ là khán đài lộ thiên nằm trên khu đất vắng bên hữu ngạn sông Hương gần trung tâm thành phố. Quan khách từ trung ương ra gồm đủ mặt văn võ bá quan, đứng đầu là Tổng thống Nguyễn văn Thịệu. Tôi có dịp dẫn báo chí tham dự nhiều lễ mừng chiến thắng, nhưng buổi lễ hôm nay thấy sao tẻ nhạt, không khí căng thẳng đượm buồn lộ trên khuôn mặt từ các nhân vật tham dự đến các cá nhân và đơn vị được tưởng thưởng. Các diễn văn và đáp từ trong buổi lễ nội dung có phần gượng ép, hình như ai cũng muốn ngắn gọn cho xong thủ tục và chóng kết thúc. Về phía nhà báo họ không hứng khởi cho lắm vì các tin tức về chiến dịch họ đã nắm từ lâu, tham dự chủ yếu vì có tổng thống Thiệu cùng các yếu nhân quan trọng đối với báo giới ngoại quốc thì biết đâu có thể là dịp khai thác phỏng vấn được gì chăng khi cuộc chiến Việt nam đang đi vào bước ngoặt. Sau buổi lễ có một tiệc trà ngắn. Nửa giờ sau, các quan khách bay thẳng về Sài-gòn. Phái đoàn báo chí đi và về bằng một phi cơ vận tải riêng. Tôi được chỉ thị không nên cho các phóng viên tiếp xúc nhiều, đặc biệt tránh tiếp cận các vị lớn,và không để họ ra ngoài phạm vi hành lễ, dù nhiều phóng viên quốc tế có yêu cầu tôi cho đi một vòng thăm thànhphố cố đô trước khi ra phi trường Phú Bài trở lại Sàigòn. Tôi đã không làm tròn nhiệm vụ khi để một nhà báo của truyền hình Mỹ tiếp cận được ông Thiệu và hỏi một câu làm Tông tông đỏ mặt, “xin Tổng thống cho biết chiến dịch này có thực sự là một chiến thắng không"” Tổng thống mình xưa nay vốn lì, ông đốp chát lại bằng tiếng Mỹ, “tất nhiên là có, nên mới có ngày hôm nay”, và đi thẳng ra xe.

Ngồi trên chuyến chuyên cơ trở lại Sàigòn, lòng tôi nặng trĩu một phần để xảy ra vụ việc không hay, phần khác vì thấy các quan lớn nhà ta có phần vô cảm. lặng lặng đến lặng lẽ đi, không một lời thăm hỏi quà cáp cho đại diện các thân nhân tử sĩ, mà các giải khăn sô còn phủ trắng trên đầu vơ con những người lính nơi hậu cứ trong Thành nội của Sư đoàn 1Bộ Binh, đơn vị mũi nhọn và tổn thất nặng nề nhất, cùng các Thương bệnh binh tại quân y viện Nguyễn tri Phương nằm bên kia sông khi vết thương của họ vẫn còn rỉ máu sau khi thoát hiểm nhờ các phi vụ trực thăng cảm tử của các phi công đồng đội của mình. Tôi suy nghĩ nhiều về câu hỏi của nhà báo Mỹ, nó ám ảnh tôi cho đến gần đây khi đọc một cuốn sách nằm trong thư viện của một tác giả người Mỹ mang tựa đề “Partners in Power” (Những Đối tác trong Quyền lực) viết về hai nhân vật Nixon và Kissinger. Ít nhất là có 5 trang viết về cuộc hành quân Hạ Lào mà bi hài thay tổng thống Nixon cũng muốn thấy đây là một chiến thắng của VNCH để tự nó biện minh cho kế hoạch Việt nam hóa chiến tranh của ông, để làm tiền đề cho chương trình tái cử trong năm kế tiếp, nhưng rút cục Nixon có phần bực dọc khi các tư lệnh chiến trường miền Nam đã không chứng tỏ được điều này, dù cho cuộc rút quân về bên này biên giới có hỗn loạn, nhưng chính ông than thở là nếu chỉ cần chụp được vài tấm ảnh “cắm được lá cờ ba sọc trên một căn cứ của VC nơi rừng già hoặc bắt về mấy tên tù binh xâm nhập” rồi đem quảng bá trên truyền hình Mỹ thì cũng là điều an ủi cho chính cha đẻ của cái gọi là Việt nam hóa chiến tranh!
Trở lại chiến trường Trị Thiên, một năm sau đó là Mùa hè đỏ lửa 72, cường độ ác liệt của cuộc chiến gia tăng, vô hình chung người ta chẳng còn nhắc đến cái chiến dịch ngắn ngày Lam sơn 719, thậm chí ba năm sau khi có hiệp định đình chiến Paris, các cuộc thương lượng trao đổi tù binh giữa hai phe cũng chẳng đả động gì đến các chiến sĩ của ta bị bắt làm tù binh tại Hạ Lào 71. Phía Cộng sản họ nói những người này bị bắt ngoài lãnh thổ Việt nam, trước mắt chỉ giải quyết chiến trường nội địa. Phía VNCH chẳng chịu can thiệp đến cùng khiến Đại tá Nguyễn văn Thọ, một lữ đoàn trưởng của sư đoàn Dù, người có cấp bậc cao nhất bị bắt làm tù binh cùng đồng đội của ông thuộc các đơn vị liên quân không hề có tên trong danh sách trao đổi tù binh hai bên. Trải theo năm tháng, những xương khô thì ở lại, những người sống sót bị lãng quên, số phận họ đưa đẩy thế nào chẳng ai biết cho đến khi tàn cuộc chiến.
Mùa hè 76 -lại mùa hè khó quên- chúng tôi được chuyển ra miền Bắc cải tạo tại Yên Bái. Những tháng đầu họ thả chúng tôi đi từng đội, rồi tẻ ra từng cá nhân, mỗi người một con rựa cán dài, chui vào các khu rừng bương, tre, nứa, tự chặt rồi vác về trại theo tiêu chuẩn đã giao để làm vật liệu xây dựng các lán trại mới cho hàng chục ngàn tù cải tạo từ phía nam chuyển ra.
Cũng trên địa bàn lao động heo hút này, ta hãy nghe tác giả Xuân Đỗ tình cờ kể lại, “Có một lần tạm nghỉ bên suối, tình cờ chúng tôi gặp một toán ăn mặc rằn ri đang tải thực phẩm qua suối. Hỏi ra mới biết là anh em ta thuộc đơn vị Dù của Đại tá Thọ bị bắt từ chiến dịch Hạ Lào (1971). Vì có cán bộ áp tải nên chuyện liên hệ là điều cấm kỵ, anh em chia tay chẳng nói được nhiều. Bỗng một chú nhỏ tuổi nhất trong đám có lẽ là hạ sĩ quan, nói với lại một câu,”các ông thầy cứ nhớ kỹ lời Tông Tông”. Tôi vốn tinh ý nên hiểu ngay câu nói của TT Thiệu, đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm…” (trích truyện Viên trại trưởng và người tù cải tạo)
Tưởng chẳng bao giờ còn dịp gặp lại nhóm người này, thì do tình hình bất ổn ở biên giới Trung quốc, nhóm tù binh Hạ Lào chuyển trại xé lẻ nhập với đoàn chúng tôi. Họ mất qui chế tù binh, đổi thành tù cải tạo và được thả dần trong vòng mười năm sau. Đại tá Thọ ở lại cuối cùng cho đến khi ông được đi định cư tại Úc vào đầu thập niên 90 thì tính ra ông đã ăn khoai sắn và lao cải tại miền Bắc gần …hai chục năm! Dầu vậy ông vẫn còn may mắn hơn các đồng đội, thuộc cấp của ông - những bộ hài cốt bị bỏ quên vĩnh viễn nằm lại trong rừng già cứ điểm Tchépone.
Đỗ xuân Tê

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.