Hôm nay,  

Pháp và Mỹ vẫn cách xa một Đại dương

04/06/201100:00:00(Xem: 5609)

Pháp và Mỹ vẫn cách xa một Đại dương

Nguyễn thị Cỏ May

Sau vụ ông Dominique Strauss-Kahn bị truy tố về tội hình sự : tấn công tình dục, toan cưỡng hiếp, bắt giữ một phụ nữ làm phòng cho khách sạn Sofitel ở Nữu ước, các bà Phụ nữ Pháp một hôm đứng lên bảo nhau rằng «những hành vi kiểu đàn ông khát tình mà họ phải chịu đựng bấy lâu tại sở làm như đá lông nheo, sờ soạng, buông lời cợt nhã là không thể nào chấp nhận được . Phải truy tố ra trước pháp luật » . Đàn ông thì vẫn cứ không hiểu sao chuyện này lại quan trọng đến như vậy vì có mất mác gì đâu . Nhưng rồi luật pháp đã ban hành qui định rỏ những thứ « xách nhiễu tình dục, tấn công tình dục, toan cưởng hiếp » đều thuộc tội hình sự .

Nước Pháp xưa nay là nơi người đàn ông có thế lực vẫn giử truyền thống coi chuyện làm tình với bất kỳ người đàn bà nào là quyền của họ và đã triệt để sử dụng quyền đó khi thấy có nhu cầu .

Phá vở im lặng

Sau nhiều lần nghe ông Dominique Strauss-Kahn và bà vợ của ông cực lực lớn tiếng chối bỏ mọi lời buộc tội ông, phụ nữ Pháp xuống đường đồng loạt hằng ngàn người phản ứng dử dội . Nicole Bacharan, một chuyên gia khoa học chính trị, nói lên thân phận người phụ nữ Pháp trước giờ để đánh động thêm dư luận : " Tại Pháp, nếu có một phụ nữ than phiền vì bị xách nhiễu tình dục thi người đó sẽ bị gán cho tội quấy rối và còn bị chế diểu đó là một kẻ sống chay tịnh chỉ vì không có nhan sắc hấp dẫn và quyến rũ . Cuối cùng, phụ nữ chỉ nói với nhau những gì xảy ra cho họ và các bạn gái của họ, về chuyện sách nhiễu tình dục là gì, và khi nào thì người ta mới nên đi khiếu nại ."

Trong vụ DSK, người ta thấy báo chí và một số chánh khách Pháp có khuynh hướng làm lu mờ tính nghiêm trọng của tội hình sự mặc dầu ông DSK đã bị Tòa án truy tố và tống giam . Phải chăng vì xã hội pháp vẫn còn bị thế lực đàn ông chế ngự " Trong việc làm, mức lương và chức vụ của phụ nữ thấp hơn đàn ông. Trong Quốc Hội, chưa có tới 20 % nữ Dân biểu . Nên có những kẻ ủng hộ Strauss-Kahn quả quyết rằng ông là nạn nhân của những lời buộc tội vô căn cứ . Vào ngày 17 Tháng Năm, triết gia Bernard-Henry Lévi, bạn thân của ông DSK từ ba mươi năm nay, bày tỏ cảm nghĩ của ông trên Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp ( RFI ) : " Có khi nào quý vị nghĩ, cho dù là một giây thôi, chúng ta sẽ còn là bè bạn nếu quý vị đã cho rằng DSK là một tay hiếp dâm dữ dằn, một kẻ thô lỗ, loại đàn ông chuyên rình mò và chụp giựt bất cứ phụ nữ nào mà ông ta gặp hay không" ". Lời phát biểu của ông Bernard Henry-Levy có tác dụng gieo thêm nghi ngờ vào tính phạm tội của DSK và sự truy tố của Tòa án huê kỳ . Ông DSK và luật sư vẫn giử lập luận vô tội . Họ bỏ ra một số tiền khổng lồ mướn những nhà điều tra tư tới tận quê hương của nạn nhơn, mướn phòng ở khách sạn Sofitel để lân la với nhơn viên khách sạn cố tìm một vài chi tiết về đời tư của nạn nhơn trước đây khả dĩ giúp họ tạo dư luận làm giảm thiểu tội trạng của DSK . Như nạn nhơn có một lần nói dối,luật sư sẽ chứng minh là ngày nay người đó cũng nói dối. Sức mạnh tiền bạc được dùng không phải để tìm sự thật, mà để kéo những kẻ cô thế xuống bùn sâu nếu công lý không vững mạnh .

Đồng thời với dư luận nhằm làm lu mờ tính nghiêm trọng của vụ việc DSK, ở Pháp có người đặt câu hỏi liệu có phải DSK bị gài bẩy vì một âm mưu chánh trị đảng phái hay có bàn tay lông lá can thiệp " Khi đưa ra lập luận này, người ta than oán sự tàn nhẫn của hệ thống Tư pháp Huê kỳ khi để cho công chúng thấy nhân vật DSK bị còng tay, y phục sóc sếch bị lôi ra trước Tòa án . Trong lúc đó lại không có mấy người nghĩ tới thân phận của nạn nhân, ngoài Bà Bộ Trưởng Môi Trường Pháp Nathalie Kosciusko-Morizet: "Khi chúng ta đề cập tới vụ án này, chúng ta phải nói đến sự thể có một nạn nhân " và Bà Martine Aubry, Đệ nhứt Bí thư Đảng Xã Hội Pháp, đồng chí của ông DSK, kêu gọi dư luận hãy biểu lộ " lòng kính trọng " đối với cô công nhân khách sạn .

Nhưng những quan điểm nhằm bênh vực ông DSK lại làm bùng nổ nhiều vụ xăm phạm tình dục mà từ lâu bị bỏ quên do không có điều kiện thuận lợi để tố cáo . Hôm tuần rồi, ông Georges Tron, đương kim Bộ trưởng Công vụ của Chánh phủ Fillon bị 2 nữ nhơn viên củ của Thị xã Draveil nơi ông làm Thị trưởng tố cáo bị ông xách nhiễu tình dục . Hồ sơ đã bị Tòa án xếp lại vì thiếu yếu tố buộc tội, nay vụ việc được hâm nóng và ông Georges Tron đã phải từ chức trong Chánh phủ để chờ ngày hầu Tòa nếu kết quả điều tra của cảnh sát hình sự xác nhận ông có tội .

Theo đơn thưa của 2 cựu nũ nhơn viên Thị xã Draveil thì ông Georges Tron từ năm 2007 đến 2010, nhiều lần « xách nhiễu tình dục » dưới hình thức làm « thầy xoa bốp chân », xoa bốp từ ngón chân lên tới phần trên của 2 bà . Ông Georges Tron khai ông có đủ bằng cắp xoa bốp . Tức muốn nói "ông xoa bốp thật sự có bằng cấp ". Việc xoa bốp chân tới nay mới được hai bà đem ra tố cáo vì vụ ông DSK ở Nữu ước bị truy tố và bị nhốt đã thúc đẩy hai bà dạn dỉ thưa ông xếp cũ của mình . Một " nạn nhơn " trong vụ ông Georges Tron nói với báo chí " Qua vụ DSK, khi tôi thấy một phụ nữ nhỏ bé làm phòng khách sạn dám thưa một người đầy quyền thế, tôi tự bảo tại sao tôi không tố cáo người đã xách nhiễu tình dục tôi vì ở Pháp này dù sao cũng có một chế độ pháp luật bênh vực công lý chớ " . Và hôm nay ở Pháp những nạn nhân từng im lặng trước kia bắt đầu lên tiếng . Cũng nhờ có vụ DSK .

Các Tổ chức tranh đấu nữ quyền ở Pháp cho rằng thế giới sau vụ DSK đã phải thừa nhận tiếng nói của giới phụ nữ . Họ lên tiếng kêu gọi : «Phụ nữ Phi châu bị hiếp dâm, phụ nữ a-phú-hản bị xử ném đá, phụ nữ Âu châu bị làm nhục, phụ nữ Pháp bị khống chế, giam cầm, tra tấn, xách nhiễu, bị xem như món đồ chơi, DSK hôm nay đã giải phóng tất cả phụ nữ! Chào mừng tự do của phụ nữ . Chào mừng người phụ nữ . Tình yêu muôn năm . Sự kính trọng người phụ nữ xuất hiện.…»

Khoảng cách của Đại dương

Vụ án Dominique Strauss-Kahn đã làm bùng nổ ra nhiều vấn đề quan trọng như người Pháp bắt đầu xét lại quan hệ quyền lực và tình dục, xã hội pháp vẫn bị đàn ông khống chế, . Nhưng đặc biệt hơn hết là phản ứng của giới trí thức pháp trước vụ DSK ra Tòa do cách thi hành luật pháp của hai nước Pháp và Huê kỳ không giống nhau . Nhưng sự khác biệt này có quá lớn như khoảng cách của hai bờ Đại Tây dương hay không "

Thật ra, về nguyên tắc pháp lý, Mỹ và Pháp đều giống nhau, vì đều là những chế độ dân chủ lâu đời. Cả hai đều chủ trương chỉ có một nền công lý chung cho mọi công dân . Trong quá khứ, cả hai nước đều đã đổ máu để đòi hỏi quyền con người . Của bên nguyên cũng như bên bị đều phải được tuyệt đối tôn trọng . Cái khác nhau là hai xã hội vẫn có những tập quán và thủ tục khác biệt về nhiều vấn đề liên quan đến việc áp dụng công lý.

Báo chí Pháp cho rằng khi còng tay DSK và tung hình ảnh ấy ra khắp nơi, nền công lý Mỹ đã xử DSK có tội trước phán quyết của Tòa . Họ còn nhắc lại hình phạt « treo cổ » không cần xét xử thời Viễn Tây ở Mỹ trong khi ở Pháp nghi can còn được che mặt để tránh các hậu quả xã hội bất lợi khi người bị cáo buộc được Tòa tuyên bố vô tội .

Ở Mỹ, nếu vi phạm luật pháp, cảnh sát can thiệp là còng tay người vi phạm, đưa vào tù chờ ngày xét xử . Phải chăng do ảnh hưởng của thời băng đảng hoành hành ở Chicago còn để lại ấn tượng nguy hiểm cho người thi hành luật pháp " Lúc bị bắt trên máy bay, DSK không hề bị còng . Ông ta chỉ bị còng sau khi một quan tòa đã nghe cả hai bên nguyên / bị, và kết luận rằng đã có đủ lý do để chính thức truy tố. Và nền tư pháp Mỹ không có lý do gì phải thay đổi một thủ tục từng được áp dụng cho mọi nghi can từ những thứ gọi là VIP như Michael Jackson chẳng hạn . Có khác là lần này nghi can là Strauss-Kahn, một VIP Tây gốc Do thái ! Hơn nữa, nếu nhìn lại cảnh sát Pháp khi hành nghề thì sẽ không ngạc nhiên thấy họ cũng rất nhuần nhuyễn trong nghề múa dùi cui và còng số 8, ngay ở giai đoạn bắt bớ nghi can . Mặt khác, việc che mặt có cần thiết không đối với trường hợp DSK vì chỉ cái tên DSK đủ cho mọi người biết đó là ai rồi " Và nếu cho rằng DSK bị «treo cổ» trước khi Tòa tuyên bố có tội thì phải thấy ông ta đã thật sự bị « treo cổ » bởi chính dư luận Pháp : những "tiết lộ" hay " bỏ nhỏ » về tư cách của DSK đầy rẩy trên báo Pháp trong những ngày qua hơn là trên báo chí huê kỳ . 

Ngoài thủ tục pháp lý khác nhau, những vấn đề khác có thể được xem là thuộc lãnh vực văn hoá xã hội . Đầu tiên là sự tôn trọng quyền con người và địa vị xã hội . Về lý thuyết, cả Mỹ lẫn Pháp đều là quốc gia hàng đầu về sự tôn trọng nhân quyền . Nhưng trên thực tế, cả hai đều vẫn gặp không ít vướng mắc khi áp dụng .Tất nhiên, Pháp không thể bị nghi ngờ là công lý bị thiên vị . Nên nhớ Pháp là cái nôi nhơn quyền của thế giới vì Pháp đã làm cách mạng giết vua, triệt quý tộc, để đòi " tự do, bình đẳng, hữu nghị " cho mọi người mà ! Nước Pháp trở thành một nước Cộng Hòa . Nhưng oái ăm thay ngày nay người ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy xuất hiện và trở thành quen thuộc như một công ước những cái tên viết tắt như DSK, JJSS, BHL. Tên người được trang trọng viết tắt, mà đây là những tên gốc do thái, ngầm nói lên ý nghĩa đó là dấu hiệu của " tầng lớp quí tộc " mới, không cần tên phải được gắn liền với đất như trong lịch sự quí tộc pháp . Trong lúc đó ông De Gaulle, ông Mitterrand, ông Chirac, đều viết tên nguyên vẹn của mình . Nếu những người quí tộc mới này chẳng may bị vấn đề với pháp luật thì lập tức sẽ được khối kẻ nhảy ra bênh vực . Như triết gia BHL ( Bernard Henry-Levy ), trước đã động lòng trắc ẩn vì nhà làm điện ảnh Roman Polansky bi luật pháp huê kỳ truy tố về tội liện hệ tình dục với vị thành niên, giờ lại thấy BHL bất nhẫn vì DSKbị cùng một tội danh tuy không phải với trẻ nít ! Báo Guardian cho rằng Hội đồng Thính Thị Tối cao Pháp (CSA) muốn ngăn phổ biến cảnh DSK bị còng, dưới cớ tội danh này chưa được Tòa án xác nhận trong khi hình ảnh này đã bay khắp thế giới, là bằng chứng hiển nhiên cho thấy sự thiên vị của truyền thông Pháp đối với một VIP Pháp có tầm vóc quốc tế, mà không ngó ngàng gì đến cô bồi phòng nạn nhân da đen và nghèo .

Điều hay và đáng quí trọng ở đây là Ls Gisèle Halimi chuyên binh vực nữ quyền lại lớn tiếng cho rằng vụ bê bối này phải là cơ hội xác định lại phẩm giá của người phụ nữ và bảo vệ kẻ yếu thế . Bà dám quả quyết rằng nếu một vụ tương tự xảy ra trên đất Pháp, thì nó đã chìm xuồng ! Như vậy là phía Mỹ, người ta không hề thiên vị tầng lớp « cao quyền » chăng " Có thể đúng lắm chứ ! 

Còn "quyền được biết" của dân chúng và " luật im lặng " mang tính giang hồ băng đảng " Ở vào thời đại mà thông tin đã biến cả thế giới chỉ còn là một cái "làng toàn cầu" thì " quyền được biết " là thử thách lớn về giá trị của thứ dân chủ đích thực . Trong sự thực thi quyền đó, người ta như cảm thấy có cái gì lấn cấn, nó bàng bạc hình ảnh của thời Trung cổ khi « giới trí thức mới » của Pháp chỉ trích truyền hình Mỹ đã đưa hình ảnh DSK bị còng trước Tòa , họ không cần hiểu đây chỉ là một thủ tục hợp pháp, vừa dân chủ vì áp dụng đồng đều cho mọi người, từ thường dân tới tổng thống, vừa thể hiện rốt ráo "quyền được biết".

Thật ra, Pháp khó lòng cạnh tranh với Mỹ trong việc thi hành quyền này . Khoan nói đến những vụ việc phải phanh phui dân mới biết như tài sản của kẻ lãnh đạo, ngay cả chuyện ai cũng thấy như bộ mặt sưng húp của Tổng thống Pompidou khi bị bệnh trong nhiệm kỳ 1969-1974, Tổng thống Mitterrand bị bịnh ung thư prostate từ lúc vừa đắc cử, dân Pháp cũng không được thông tin, hoặc phải đọc phiếu sức khỏe của Tổng thống vẫn « bình thường » . Nhưng điều này không có nghĩa là phía Mỹ, mọi việc hệ trọng, người dân đều được Chánh quyền phổ biến . Ai giết Tổng thống Kennedy " Tại sao Mỹ cho tới nay vẫn không công bố hình và nơi vất xác Bin Laden "

« Quyền được biết của dân chúng» được tôn trọng chỉ khi nào quyền ấy không đụng chạm tới quyền lợi của phe cánh cầm quyền . Riêng ở xứ Việt nam, «quyền không được biết » của dân chúng trở thành thứ quyền phô quát !

Vấn đề trở thành khá phức tạp hơn khi phải phân biệt đời sống công và đời sống tư trong giới chính trị, nhứt là ở kẻ cầm quyền và trong vấn đề tính dục .

Ở Mỹ, do truyền thống thanh giáo (puritain) nên muốn nắm giữ các chức vụ lớn, ứng cử viên phải tỏ ra mẫu mực, không thể bị chê trách trong cả hai. Vì vậy, trong mọi cuộc tranh cử, hình ảnh gia đình sum vầy hạnh phúc là một điểm son. Khi đã nhậm chức, áp lực về đạo đức của người cầm quyền còn tăng thêm . Vụ Bill Clinton - Monica Lewinski làm cho dân chúng phản ứng mạnh, đã đòi hỏi ông Clinton phải từ chức . Trái lại, hình như chỉ có một ngoại lệ là cũng chính dân chúng Mỹ đó chẳng những không phản đối, lại có vẻ như ngưởng mộ tài hoa của Cựu Tổng thống Kennedy bắt bồ được với cô đào điện ảnh Marilyn Monroe .

Pháp có truyền thống trái ngược. Ngay cả dân chúng chứ không riêng gì chánh giới có thói quen cho rằng " phần từ thắt lưng trở xuống không thuộc về chính trị ", và luật chơi ở đây duờng như được hiểu ngầm là cứ " làm gì thì làm, miễn đừng để bị đổ nợ thôi ". Cựu Tổng thống Mitterrand, ông Dumas, Cựu Tổng trưởng Ngoại Giao của ông Mitterrand,Tổng thống Sarkozy, đều nổi tiếng là những tay «chạy theo gái nhà nghề». Ông Mitterrand còn có con riêng . DSK nổi tiếng là dân chơi nhưng người ta phải thừa nhận là DSK dở hơn đàn anh ở chỗ vừa bị truy tố phạm luật hình của Mỹ, vừa phạm luật chơi của chính giới Pháp. Tuy DSK được nhiều người cho rằng ông là người tài hoa có thể lên làm Tổng thống cánh Tả của Pháp trong năm tới .

Nhìn lại kỷ, người ta thấy bộ máy tư pháp của Mỹ còn thực sự độc lập và mạnh ngang với bộ máy chính trị và bộ máy kinh tế . Ý nghĩa phân quyền rất minh bạch .

Để hiểu đặc tính của hai nền dân chủ Mỹ và Pháp, có lẽ nên nhắc lại lời của một nhà báo: « trong lịch sử Pháp, Tòa án được dựng lên nhằm bảo vệ tài sản và con người, chứ không phải để làm cột trụ của chế độ dân chủ » . Cho nên hầu hết dân Pháp đều không ngần ngại thú nhận nếu xảy ra ở Pháp, vụ Watergate không thể nào dẫn đến cùng một kết quả như ở Mỹ. Sau nhiều vụ bê bối khác, như vụ đưa ông Chirac ra Tòa vì đã trả lương giả định cho nhân viên Thị xã Paris lúc ông làm Thị trưởng, vụ Woerthe-Bettencourt tài trợ đảng UMP, nên vừa mới đây, Ls Gisèle Halimi lại quả quyết rằng, nếu vụ Sofitelgate xảy ra ở Pháp, thì dân chúng sẽ không ai biết ! Thật là không mấy danh giá cho con Gà trống Gaulois ! 

Nguyên tắc phân quyền là con đẻ của Montesquieu và mang quốc tịch Pháp trong sách vở . Nhưng không biết bao giờ Pháp mới thật sự tiến tới nền dân chủ pháp trị như Huê kỳ ngày nay" ¨Phải vượt qua được Đại Tây dương " 

Nguyễn thị Cỏ May

Ý kiến bạn đọc
05/06/201122:52:35
Khách
Dear Cỏ May, bài gõ rất hay, không có gì sai trái. Nhưng hãy thông cảm cho mấy ông xếp, có rất nhiều em xử dụng cái nhan sắc để được tăng lương, thăng quan tiến chức, lợi dụng quyền hành( đàn bà VN cũng có, Đại Hàn thì nhiều), đã là đàn ông, mà tình cho không biếu không mà không xơi thì uổng quá. Xơi riết rồi quen, thấy em nào cười cười, chớp chớp, ỏn ẻn tưởng rằng em chịu, nhào tới, bể, hóa ra em chỉ sô-sô-lây mà thôi, tức. Nói chung ở hảng xưởng, quí bà HOT quá HOT, may mắn TOA không được làm xếp lớn, chứ không thì TOA cũng chả chừa.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.