Hôm nay,  

Tiếng Khóc Chung

21/07/200900:00:00(Xem: 4924)
TIẾNG KHÓC CHUNG     
Hạnh Chi
Thưa Thầy,
Bốn câu thơ Thầy viết tự thuở nào mà bỗng òa vỡ lòng con, trong một đêm tháng bẩy không trăng thế này"
“Sinh ở đâu, mà dạt bốn phương
Trăm con, cười nói tiếng trăm dòng
Ngày mai nếu trở về quê cũ
Hy vọng ta còn tiếng khóc chung!”(*)
Con tưởng như có thể nghe tiếng Thầy khóc khi ngòi bút hằn xuống những nét mực nghẹn ngào này!
Đêm tháng bẩy không trăng. Đèn trong am không bật. Con ngồi im lìm đã lâu trên bồ đoàn, trước tôn tượng Phật Di Đà và bức họa Đức Quan Thế Âm lồng trong khung kính.
Con biết chắc quanh con đang rất tĩnh lặng, vậy mà, thẳm sâu từ cõi nào, tiếng Thầy khóc cho Hồn Dân Tộc vọng tới, xô dạt âm ba thủy triều của đại dương mênh mông! Mỗi câu thơ là từng tiếng nấc, mỗi nét chữ là giọt lệ rơi!
May mắn cho con biết bao, con đang được khóc cùng Thầy!
Thầy ơi,
Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ sinh con trăm trứng, tưởng là năm mươi con theo Cha lên núi, năm mươi con theo Mẹ xuống biển đã là quá tan tác phân ly! Ngờ đâu đàn con Rồng cháu Tiên đó, chẳng những nay trôi “dạt bốn phương” mà “trăm con” còn “cười nói tiếng trăm dòng” nữa, thì Hồn Dân Tộc biết còn lại là bao! 
Đã hết đâu, giữa mưa xứ lạ, nắng xứ người, tiếng cười tiếng nói nổi trôi theo không gian, thời gian mịt mù Đất Mẹ, có “ngày mai” nào đủ duyên “trở về quê cũ” nữa không"
Thưa Thầy, con biết lòng Thầy quặn thắt khi nét bút u uất viết lên giòng chữ này! Vâng, con biết Thầy đau đớn! Có thể lệ Thầy đã rơi xuống tách trà sớm mai ấy khi viết câu “Ngày mai nếu trở về quê cũ”.
Trở về thế nào mới là trở về quê cũ" Chắc chắn, không phải chỉ là tấm thân tứ đại, tới một miền đất như kẻ du lịch tò mò. Về như thế không phải là trở về, mà là đi, là đến. Ta chỉ cảm thấy ta trở về đâu, khi nơi ấy có tiếng gọi  thầm thì của sự thân thương tiềm ẩn, của hồn thiêng sông núi, của ân nghĩa tổ tiên, của những ký ức đã cho ta vào đời …

Thầy thường lặng thinh trước tách trà, với những đến rồi đi. Thầy lặng thinh chờ đợi sự trở về hiếm hoi. Đợi, mà thực chẳng đợi vì:
“Đường lịch sử bốn nghìn năm dợn sóng
Để người đi không hẹn bến bờ” (*) 
Thế nên, dù trà đã nguội, hương đã nhạt, Thầy vẫn điềm nhiên một mình nâng tách. Sớm mai có giọt sương mỉm cười cùng Thầy, xế trưa có vệt nắng ghé thăm, giấc chiều có ngọn gió hỏi han, rồi đêm xuống, ánh trăng chẳng quên tình tri kỷ, vào thư phòng cùng Thầy thiền tọa an nhiên. Đợi mà chẳng đợi là thế, khi:
“Khuya sớm sáng chong Đèn bát Nhã
Hôm mai rửa sạch nước Ma-Ha” (**)
Mỗi khi con ngu si, khởi thắc mắc những điều chẳng đáng thắc mắc Thầy lại nhẹ nhàng nhắc con một câu Đức Phật từng nói “Kẻ nào không thấy Pháp, kẻ ấy không thấy ta, dù đang nắm viền áo Tăng Già Lê, theo ta từng bước. Kẻ nào thấy Pháp, kẻ ấy thấy ta, dù đang cách xa ta vạn dặm.”
Đêm nay, con cảm nhận trọn vẹn nghĩa ân sư khi con được khóc cùng Thầy. Con cũng biết, chẳng phải riêng con, mà trong “Trăm con, cười nói tiếng trăm dòng” kia, chúng con từng đủ duyên nhìn thấy nhau để được cùng khóc với Thầy, cùng chia xẻ với nhau tấm lòng Thầy: “Hy vọng ta còn tiếng khóc chung”.
Hy vọng đó chẳng là có. Tuyệt vọng kia cũng chẳng là không vì lịch sử không ngừng chảy theo dòng Thành Hoại Trụ Diệt. Có thể chế nào không tận, có quyền uy nào không tàn, nên việc vun bồi trí tuệ cho thế hệ con em để chuyển hóa những khổ đau hiện tại là thiện sự.
Thầy đã, và đang lặng lẽ làm điều đó bằng chính bản thân và tim óc mình cho hàng hậu học.
Phàm phu đã, và đang vô minh bóp méo để bôi bẩn điều đó với trục lợi huyễn hoặc vô thường.
Đêm tháng bẩy không trăng chợt sáng lên trong con lời Đức Phật nói trong kinh Kokàliya:
“Cái gì trống thì cái ấy kêu to
Cái gì đầy thì cái ấy im lặng”
Thầy ơi! Nhờ ơn Thầy, con đã biết mỉm cười trong tiếng khóc chung.
NAM MÔ VÔ BIÊN THÂN BỒ TÁT.   
Hạnh Chi
(Cuối mùa Trăng tháng bẩy, 2009)
(*)TT Tuệ Sỹ
(**)Thiền sư Huyền Quang, đời Trần
  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.