Hôm nay,  

Châu Á Há Mồm

22/11/200700:00:00(Xem: 7442)

Sau khi ASEAN tự vả vào miệng...

Kỷ niệm 40 năm thành lập, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN vừa chứng minh rằng tổ chức này vẫn chưa trưởng thành vào tuổi bốn mươi.

Thiếu trưởng thành là trạng thái tâm lý của đứa trẻ bất chấp thực tế mà ham muốn cùng lúc nhiều điều mâu thuẫn. Và nếu không toại ý thì giận hờn đổ lỗi cho ai khác.

Thành hình từ nhu cầu an ninh của thời Chiến tranh lạnh, để lập ra liên minh chống cộng khi miền Nam Việt Nam bị đe dọa, hiệp hội ASEAN núp dưới cây dù bảo vệ của Mỹ. Và nhiều nước đã trục lợi kinh tế nhờ cuộc chiến Việt Nam.

Nhưng, mặc cảm nhược tiểu Á châu - của một chuỗi quốc gia từng cúi đầu dưới ách thực dân Âu châu - khiến các nước muốn tìm cho mình một định mệnh châu Á riêng biệt. Giải pháp dễ dãi nhất là đi tìm sự phồn thịnh của kinh tế thị trường, và an toàn dưới ách cai trị độc tài. Cái gọi là "định mệnh Á châu" ấy chỉ là một nỗ lực thực dụng và lý tài, và ASEAN biến thành một câu lạc bộ các tài phú, hợp tác với nhau để kiếm ăn. An ninh là vấn đề của ai khác, của "người lớn", của Hoa Kỳ hay Nhật Bản, hay Úc Đại Lợi.

Mâu thuẫn giữa mục tiêu kinh tế và an ninh cho chế độ dẫn tới một nguyên tắc hành xử: là hãy cùng lo kiếm ăn mà đừng xiá vào chuyện nội bộ của các thành viên trong câu lạc bộ. Thực tế là nhắm mắt trước một chuỗi hậu quả của hình thái kinh tế tự do kết hợp với chính trị chuyên chế, như là ách độc tài, nạn hủy hoại môi sinh, lạm thác, cháy rừng, và những bất ổn xã hội chính trị tiềm ẩn bên dưới.

Khi Chiến tranh lạnh kết thúc và cùng với việc Trung Quốc rồi Ấn Độ tiến hành cải cách, hiệp hội ASEAN đã có lúc ham muốn thêm chuyện viển vông, là trở thành một lực đối trọng với Trung Quốc hay Ấn Độ. Mục tiêu là để các nước Đông Nam Á Cộng sản hoàn lương khỏi bị rơi vào vùng ảnh hưởng của hai cường quốc Á châu kia. Vì vậy, ASEAN đón nhận Việt Nam, Lào, Cambốt và Miến Điện làm hội viên. Lý luận lý tài là nhờ quan hệ kinh tế, ASEAN sẽ kéo bốn xứ độc tài ấy ra khỏi vùng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Đây là sự viển vông không thực tế, vì cả 10 hội viên kết hợp vẫn không đủ trọng lượng trước sức nặng Trung Quốc. Ngược lại, ASEAN còn bị Bắc Kinh đánh tỉa, mỗi hội viên lại được nhử vào một kế hoạch hợp tác riêng lẻ, để hiệp hội hết có nổi một đối sách thống nhất. Cụ thể là việc khai thác sông Mekong - hầu mua chuộc bốn nước Thái, Miến, Mên, Lào - hay thăm dò năng lượng ngoài Đông hải, trên các vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa - nhằm tranh thủ riêng từng nước như Việt Nam, Malaysia, Philippines...

Mặt khác, nguyên tắc không xen lấn vào nội bộ hội viên khiến ASEAN nhắm mắt trước nạn chà đạp nhân quyền và đàn áp dân chủ còn nghiêm trọng hơn thời thuộc địa. Hai thí dụ chói lọi nhất là Việt Nam và Miến Điện.

Bốn mươi năm sau, ASEAN tiến được một bước để... trở về chốn cũ. Đó là chuyện Hội nghị Thượng đỉnh tuần qua tại Singapore.

Hiệp hội bất lực này tiến được một bước khi thu hết can đảm Á châu để soạn thảo ra một văn kiện lịch sử. Bản Hiến chương về Nhân quyền.

Đây là bước tiến vì những bậc đại trí được trao phó nhiệm vụ nghiên cứu và soạn thảo văn kiện ấy là những lãnh tụ năm xưa vẫn đề cao giá trị của mô thức Á châu và nguyên tắc không xen lấn vào nội bộ xứ khác. Họ là nguyên Tổng thống Fidel Ramos của Philippines, nguyên Ngoại trưởng Alias Alatas của Indonesia, hay nguyên Phó Thủ tướng Musa Hitam của Malaysia. ASEAN nhúc nhích ra khỏi sự bất động cũ mà đề cập tới vấn đề nhạy cảm là nhân quyền trong các nước hội viên.

Ít ra cũng là một cách rửa mặt cho Á châu.

Như chuồn chuồn rửa đít. Rồi lại bay sà vào chốn cũ. Nghĩa là nói gì thì nói, nạn chà đạp nhân quyền tại Miến Điện vẫn là vấn đề nội bộ của Miến Điện. Chủ trì Thượng đỉnh ASEAN là Thủ tướng Lý Hiển Long đã đứng trên chiều cao thước tám của mình để bác bỏ lời kêu gọi của Hoa Kỳ, rằng ASEAN phải làm áp lực với Yangoon về việc chế độ quân phiệt đàn áp dân chủ, đánh đập và cầm tù tăng ni. Nói nôm na là nước Mỹ không nên xía vào chuyện nội bộ của ASEAN.

Chẳng những vậy, ASEAN còn đột ngột hủy bỏ một quyết định quan trọng về ngoại giao: Đặc sứ Liên hiệp quốc về hồ sơ Miến Điện là ông Ibrahim Gambari sẽ không được phát biểu trước Hội nghị như ASEAN đã trù tính.

Hùng dũng biết bao!

Và hèn hạ chừng nào, khi ta biết được rằng ba trong bốn nước xuất cảng nhiều nhất vào xứ Miến là Singapore, Thái Lan và Malaysia. Xứ kia là Trung Quốc. Động lực lý tài đã soi sáng cái lý trí bần tiện của châu Á.

Thành thử việc ASEAN ký kết Hiến chương Nhân quyền và lập ra một cơ quan chuyên theo dõi vấn đề nhân quyền trong nội bộ chỉ là trò hề. Cơ quan này là viên thái giám bất lực vì không có khả năng cưỡng hành: không thể làm gì mà không có sự thỏa thuận của tất cả các hội viên. Và tôn chỉ của Hiến chương, như "củng cố dân chủ, cải tiến hệ thống cai trị, phát huy pháp quyền, đề cao và bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do căn bản, trong tinh thần tôn trọng quyền hạn và trách nhiệm của các quốc gia hội viên"... chỉ là khẩu hiệu nhảm.

Cũng vì vậy mà trong 10 hội viên, có một quốc gia không bước vào trò chơi đó. Tổng thống Glorial Macapagal-Arroyo của Philippines từ chối không phê chuẩn tờ giấy lộn này. Ít ra cũng khá hơn người Hà Nội!

ASEAN núp sau khẩu hiệu "phải giao kết với các chế độ độc tài" để giúp họ chuyển hoá một cách hoà bình. Dưới khẩu hiệu đó, họ hợp tác với các lãnh tụ hung đồ để trục lợi và ngậm miệng khi nạn chà đạp nhân quyền xảy ra. Chuyện ấy, tháng trước cả thế giới đều thấy rõ khi bọn quân phiệt Miến Điện biến nhà chùa thành nhà tù mà Thượng đỉnh ASEAN vẫn chỉ kêu gọi vu vơ. Và không muốn ai nói tới vấn đề này trong Thượng đỉnh năm nay.

Tinh thần "giao kết để chuyển hoá" của ASEAN khiến người ta nhớ tới lý luận tương tự của những người đang muốn chuyển hoá chế độ Hà Nội để kiếm ăn, và bất chấp thực tế bi thảm ở chung quanh. Họ tự xưng là "Việt kiều Yêu nước", một định nghĩa khác của "bọn ngu xuẩn hữu ích" theo lý luận của Lenin. Từng cá nhân có thể tối mắt như vậy. Nhưng khi cả một hiệp hội 10 quốc gia lại mắc dịch đớn hèn tập thể, thì khái niệm về "giá trị Á châu" chỉ là hài kịch. ASEAN đã há mồm và tự nhổ vào mặt trong dịp ăn mừng 40 năm thành lập. Rõ khéo!

Á châu vốn có nhiều biệt tài hơn thiên hạ. Người ta cứ hay nghĩ như vậy!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bà Ngô Thị Hiền, chủ tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV) vừa cho biết rằng báo nhà nứơc đã quy chụp sai trái về các việc làm đầy chánh nghĩa
Hội  Đồng Đại Diện của CDD/HTDD, D.C., MD &VA  đã họp để  tu chính Hiến Chương, vào lúc 1 giờ trưa ngày 25 Tháng 11
Con người đôi khi cần phải khóc. Không ai cần phải học cách khóc, bởi vì ngay từ lúc được sinh ra ở cuộc đời này con người đã biết khóc
Năm 2007 sắp kết thúc đánh dấu 200 năm của một biến cố đáng chú ý, là đạo luật bãi bỏ chế độ buôn bán nô lệ của nước Anh
Quan niệm đầu tiên là không thể không viết quyển “Từ Điển Chiến Tranh Việt Nam”. Chúng ta là một trong 4 lực lượng quân sự tham chiến, 3 lực lượng kia
Sau 5 ngày im lặng, kể từ khi bắt giữ 3 đảng viên Việt Tân và một số người Việt Nam khác vào cuối tuần trước, Hà Nội mới lên tiếng xác nhận việc bắt giam
Người dân Việt Nam không chỉ sẵn sàng phá bỏ công trình nhà Quốc Hội, một di tích lịch sử đặc biệt quan trọng, là công trình kiến trúc tiêu biểu
Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ ngày càng hấp dẫn qua các màn tố khổ lẫn nhau ngày càng nặng nề giữa các ứng viên cả hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa.
Bản Tin Tiếp Theo Về Trường Hợp Nhà Báo Đối Lập Nguyễn Khắc Toàn Đang Bị Công An CSVN Bao Vây Ngặt Nghèo Tại Hà Nội.
Hiện có 161 đồng bào VN tỵ nạn kém may mắn, còn lưu lạc gần  hai mươi năm ở Phi Luật Tàn
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.