Hôm nay,  

Việt Nam: Càng Tuyên Truyền, Càng Bất Cập

03/03/200700:00:00(Xem: 9567)

Việt Nam: Càng Tuyên Truyền, Càng Bất Cập, Ban Tuyên giáo Trung Ương Có Khác Chi “Bình Cũ Rượu Mới”"

  Nhiều người vẫn tưởng đảng Cộng sản Việt Nam càng ngày càng vững tiến lên Xã hội Chủ nghĩa,  ai ngờ đảng viên, báo chí  lại đang có khuynh hướng xa đảng  giữa phiên chợ chiều.

Tình trạng  này đã được  phản ảnh tại Hội nghị Tổng kết công tác tư tưởng – văn hóa toàn quốc năm 2006 và triển khai nhiệm vụ năm 2007, do Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương tổ chức tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, trong hai  ngày 26-27/ 2-07.

Hội nghị không tiết lộ nội dung các Báo cáo của Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương  và của nhiều Cán bộ trách nhiệm khác, nhưng căn cứ vào  tin tường thuật về  cuộc thảo luận cho thấy  nhiều cán bộ ngành này đã mắc phải chứng bệnh chểnh mảng học tập kiên định Xã hội Chủ nghĩa theo Mác-Lênin và Hồ Chí Minh; thờ ơ hay làm chưa  đến nơi đến chốn công tác tuyên truyền  đến nhân dân các chủ trương, chính sách của đảng; hoặc hoang mang, dao động  cao về mục tiêu được gọi là “cách mạng” trong thời đổi mới, hội nhập của đảng.

Riêng trong lĩnh vực Văn nghệ, Báo chí thì đội ngũ những người làm công tác Văn hóa, truyền thông đã bị lên án còn “lúng túng, hữu khuynh” hay chưa tạo ra được những Tác phẩm có gía trị đỉnh cao, phản ảnh rõ nét  những “thành tích” của đảng và công cuộc  “chiến đấu”, “giải phóng”  hào hùng của toàn dân.

Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đảng phát biều  trước Hội nghị: “Như ý kiến phát biểu của các đồng chí, chúng ta chưa thể hài lòng với những kết quả đã đạt được. Trong nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề do cuộc sống đặt ra chưa có câu trả lời đầy đủ, kịp thời và có sức thuyết phục. Chất lượng giáo dục lý luận chính trị, đạo đức, phong cách, lối sống trong Đảng và trong nhân dân chưa cao. Hiệu quả công tác tuyên truyền còn thấp. Hoạt động văn hoá, văn nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu của đời sống xã hội đang thay đổi rất nhanh, chưa có những tác phẩm văn học tương xứng với thành quả và lịch sử vĩ đại của dân tộc. Công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động báo chí, xuất bản còn lúng túng, hữu khuynh. Những hạn chế đó đã làm giảm vai trò và tác dụng của công tác tư tưởng đến đời sống xã hội và sự thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân.”

“Tôi đồng tình với cách đặt câu hỏi của các đồng chí là: tại sao trong những năm qua nước ta kinh tế phát triển nhanh, đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt và không ngừng tăng lên; thế và lực của đất nước ngày càng mạnh; uy tín, vị thế của đất nước trên thế giới ngày càng cao, nhưng trong tư tưởng xã hội vẫn còn nhiều băn khoăn, lo lắng; tâm trạng xã hội có mặt còn nặng nề; những bức xúc xã hội chưa được giải toả..."”

“Thực trạng đó không hoàn toàn do những yếu kém của công tác tư tưởng tạo ra, nhưng công tác tư tưởng cũng có một phần trách nhiệm không nhỏ, cần sớm tìm được câu trả lời bằng hành động thiết thực và cụ thể.”

 “Nhưng trước hết các đồng chí cần chủ động thực hiện tốt chức năng tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tác chiến trên mặt trận tư tưởng - văn hoá, nhất là trên lĩnh vực nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, chỉ đạo hoạt động giáo dục lý luận trong hệ thống chính trị và giáo dục quốc dân; chỉ đạo báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ; nắm bắt và xử lý kịp thời các tình huống phức tạp nảy sinh trong lĩnh vực tư tưởng - văn hoá...”

Tuyên bố của Mạnh phản ảnh tình trạng ngổn ngang, mất định hướng, xuống cấp, suy đồi đạo đức  và hoang mang trong cán bộ về  định hướng của  đảng  nên không lạ gì  khi  nhân dân tiếp tục phải đối diện với  tình trạng “ tư tưởng xã hội vẫn còn nhiều băn khoăn, lo lắng; tâm trạng xã hội có mặt còn nặng nề”.

Tại sao vậy" Bởi vì, tuy Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng, nói nhiều đến quyết tâm chống tham nhũng, cải tổ hành chính, sắp xếp lại tổ chức, bộ máy cai trị trong đảng và Nhà nước nhưng gần tới Đệ nhất Chu niên  của khoá X  và  Chính phủ của Dũng  rồi mà mọi chuyện vẫn nặng nề, trì trệ  tại chỗ.  Cán bộ, đảng viên có chức có quyền  thì vẫn ngang nhiên ngồi lên  đầu người dân, vẫn cứ tha hồ tham nhũng, lãng phí của mồ hôi nước mắt nhân dân đóng thuế cho nhà nước, vẫn cứ chà đạp lên pháp luật và  hành dân  gay gắt hơn trước thời WTO. Tám vụ tham nhũng lớn, nhức nhối nhất  là vụ PMU 18, vẫn  được Công an thủng thẳng điều tra.

Liên hệ giữa nhân dân và cán bộ, vì vậy, không còn là “máu thịt” nữa mà đã tắt ngúm như bếp mùa đông.

Vậy mà, trong bài phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác tư tưởng – văn hóa,  Mạnh  không đưa ra hình phạt nào cho số cán bộ mất phẩm chất, làm hỏng việc mà chỉ kêu gọi  cán bộ “phải nâng cao hơn nữa tinh thần chiến đấu trong công tác tư tưởng, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, mơ hồ” và “đấu tranh phê phán những quan điểm sai trá, bác bỏ những luận điện xuyên tạc, thù địch, kiên quyết làm thất bại âm mưu diễn biến hoà bình trong lĩnh vực tư tưởng.”

Nhưng “đấu tranh” là “đấu tranh” với ai"  “Diễn biến hòa bình” là cái gì mà khiến đảng sợ hãi đến độ phải hợp nhất Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương thành Ban Tuyên giáo Trung ương  để đối phó"

Hay là  ngày nay, tình trạng thoái trào, chao đảo tinh thần, hoang mang, mất định hướng của đội ngũ làm công tác tư tưởng đã  xuống cấp đến mức đảng phải cần có một cơ quan mới để động viên  quần chúng"

Mạnh khoe: “Đây là một chủ trương lớn của Đảng và khi thực hiện sẽ góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực tuyên giáo và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong lĩnh vực này.”

Tô Huy Rưá, Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương cũng nói với cán bộ trong ngành rằng: “Công tác tư tưởng – văn hóa phải nỗ lực đổi mới không ngừng, giữ vững vai trò là ngọn cờ đi đầu, định hướng dư luận xã hội, bảo vệ vững chắc đường lối, quan điểm của Đảng, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa.”

VIỆC MỚI MÀ CHUYỆN CŨ

Rứa còn kêu gọi Hội nghị “đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX)  về tư tưởng, lý luận, báo chí trong tình hình hiện nay”.  Nhưng tại sao Nghị quyết này, đã nói những điều xẩy ra 5 năm trước  mà nay vẫn còn cần phải làm lại từ đầu"

 Hồi đó  Nghị quyết  số 16-NQ/TW  ngày 18-3-2002 đã viết những điều  thiếu sót, bất cập của cán bộ, đảng viên: “ Sự suy thoái về nhận thức, tư tưởng chính trị trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn. Hiện tượng phai nhạt lý tưởng cách mạng, sa sút phẩm chất đạo đức, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng có chiều hướng phát triển. Tính chiến đấu của nhiều tổ chức đảng và đảng viên sút kém. Tình trạng không coi trọng nguyên tắc đổi mới, dập khuôn mô hình nước ngoài, chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần... diễn ra ở nhiều lĩnh vực. Tệ mê tín có chiều hướng tăng lên...”

 “…Những hạn chế, mơ hồ về tư tưởng, nhận thức và tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống cũng khá phổ biến. Nỗi bức xúc của nhân dân hiện nay là còn những bất công xã hội, sự làm giàu phi pháp, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn có hiệu quả…”

“Nhìn chung, tình hình tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân hiện nay là : mặt tích cực và tiêu cực đan xen nhau, trong đó mặt tích cực là cơ bản, đã và đang quyết định chiều hướng phát triển của xã hội, là nhân tố quan trọng tạo nên thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước; tuy vậy, mặt tiêu cực có lúc, có nơi cũng rất nghiêm trọng, thực sự là nguy cơ tiềm ẩn, liên quan đến sự mất còn của Đảng, của chế độ...”

“…Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mới dừng lại ở những nét khái quát chung, còn không ít vấn đề cụ thể đặt ra từ thực tiễn chưa có lời giải đáp hoặc giải đáp chưa đủ sức thuyết phục; nhiều cán bộ, đảng viên nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn giản đơn; hiểu biết về chủ nghĩa tư bản hiện đại chưa sâu sắc, có mặt còn lệch lạc; phương pháp tư duy chưa vươn tới tầm biện chứng, còn dừng lại ở trình độ cảm tính, ở chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc thực dụng….”

“…..Mặt yếu kém, bất cập của công tác tư tưởng là còn thiếu sắc bén, tính chiến đấu chưa cao, phương pháp chưa linh hoạt, chưa tạo được nhận thức thống nhất cao và thông suốt đối với một số vấn đề trong đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng. Chưa thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; chưa phê phán mạnh và đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, những quan điểm mơ hồ, sai trái, khuynh hướng "thương mại hóa", lai căng, chạy theo thị hiếu tầm thường trong hoạt động báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ. Công tác lý luận chưa theo kịp sự phát triển và yêu cầu của cách mạng. Công tác tư tưởng chưa gắn với công tác tổ chức, xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. ….”

Hồi đầu năm nay (2007),  tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Thông báo kết luận 162-TB/TƯ của Bộ Chính trị về công tác lãnh đạo và quản lý báo chí (trong 3 ngày 8,9 và 10-01-07, tại Quảng Ninh), Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cũng đã  phê bình đội ngũ người làm báo:

“Hoạt động báo chí của ta cũng còn những yếu kém, khuyết điểm, chậm được khắc phục. Một số cơ quan báo chí chưa tự giác chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, có biểu hiện coi nhẹ chức năng chính trị, tư tưởng của báo chí cách mạng, xa rời tôn chỉ, mục đích; thiếu nhạy bén chính trị, bị khuynh hướng “thương mại hóa” chi phối, chạy theo thị hiếu tầm thường, nặng thông tin về những hiện tượng tiêu cực, yếu kém, mặt trái của xã hội, thổi phồng, khoét sâu vào các thiếu sót, khuyết điểm, làm "nóng" lên một số vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, của các ngành, địa phương một cách thiếu ý thức; đăng cả những thông tin mật của Nhà nước, những bí mật kinh tế liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khai thác đời tư cá nhân, vi phạm Luật Báo chí; ít chú ý việc phát hiện, cổ vũ, biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt, những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một số tờ báo đăng những thông tin sai sự thật, suy diễn chủ quan, khi biết sai không cải chính hoặc cải chính không nghiêm túc; khai thác và sử dụng thông tin của báo chí bên ngoài thiếu chọn lọc, trái với quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, truyền thống văn hóa của dân tộc…”

“Những yếu kém, khuyết điểm này tuy chỉ diễn ra ở một số báo, đài, nhưng tác hại và hậu quả của nó thì lớn, gây thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, lợi ích kinh tế của đất nước, gây khó khăn cho sự chỉ đạo, điều hành của Nhà nước, gây lo lắng, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới; để các thế lực thù địch lợi dụng bôi nhọ, đả kích, chống phá Đảng ta, chế độ ta; làm xấu đi hình ảnh đất nước ta trong con mắt bạn bè quốc tế. Những yếu kém này nếu không được khắc phục kịp thời thì sẽ là những nguy cơ tiềm ẩn gây mất ổn định chính trị - xã hội của đất nước, không thể xem thường.

Trong khi đó, một số tờ báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương chậm đổi mới, nội dung và hình thức chưa đủ hấp dẫn, chưa thuyết phục, do đó, chất lượng và hiệu quả tuyên truyền, giáo dục chưa cao, chưa làm tốt vai trò là lực lượng chủ lực, định hướng thông tin và dư luận xã hội.”

Như vậy thì báo chí, thành phần quan trọng nhất của đội ngũ làm công tác tuyên truyền cho đảng mà không muốn bị đảng kiểm soát, không chịu tâng bốc đảng, không muốn che giấu những khuyết tật cho đảng  là phản tuyên truyền rồi còn gì"

Chẳng nhẽ, báo chí nhà nước cũng đã bị các “thế lực thù địch” hay “diễn biến hòa bình” xâm nhập hay những người làm báo đã nhìn ra sự thật đằng sau tấm  mặt  nạ của chế độ"

Phạm Trần

(03/07)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta chưa biết là họ sẽ xoay theo hướng nào, nhưng chắc chắn là họ có cái thế rất mạnh và thế giới cần tự chuẩn bị cho việc đó...
Tôi hân hạnh được gặp LS Nguyễn Văn Đài 2 lần; lần thứ nhất tại tư gia BS Phạm Hồng Sơn vào chiều ngày 23 tháng 10
Họ kỷ niệm ngày nổi dậy của dân Tây Tạng tại thủ đô Lhasa - mùng 10 tháng Ba năm 1959 - khi Trung Quốc đưa quân từ các tỉnh miền Đông
Đâu phải tự nhiên mà người Cộng sản Việt Nam rộ lên “phong trào” bàn về “hòa hợp dân tộc” sau 3 năm thi hành Nghị quyết 36
Khoa học tân tiến nhất của loài người ngày nay đã tìm đến Nguyệt cầu, Hoả tinh, và đã có các phi hành gia bay bổng ra ngoài tầng khí quyển
Khóa giảng hàng năm của đức Đạt Lai Lạt Ma là ngày hội cho Dharamsala... Hàng năm, cứ sau Tết Âm lịch
Khi một xã hội chỉ tìm thấy mẫu mực để bắt chước hay học hỏi từ ở bên ngoài thì rất dễ đánh mất bản sắc của mình vì thần tượng của họ
Trong đoàn quân Pháp sang đô hộ VN có một số quân nhân gốc Phi Châu ưa phá làng phá xóm khiến dân chúng Việt Nam căm ghét
Tình hình ở trong nước các tuần gần đây trước cuộc bầu Quốc hội (QH) vào 20.5.07 đã cho thấy hai chiều hướng phát triển
Trở về Việt Nam sau ba mươi năm lià xa, tôi đã đi không ngừng, Saigon ra Trung, Hà Nôi vô Nam; và mong sẽ quên chuyện non nước mình
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.