Hôm nay,  

Nhân Quyền Vấn Đáp

11/02/200800:00:00(Xem: 6481)

Nhân Quyền Vấn Đáp

Bài số 1

Sau đây là bài vấn đáp cung cấp kiến thức cho bạn về nhân quyền.

- Hỏi 1: Nhân quyền và Dân quyền khác nhau ở chỗ nào"

- Đáp 1: Nhân quyền là những quyền làm người căn bản và phổ quát đã được tất cả các quốc gia hội viên của Liên Hiệp Quốc công nhận và đề cao. Theo đó, con người sinh ra, bất kể nam nữ, màu da, tôn giáo, chủng tộc và chế độ chính trị, ai cũng có những nhân quyền như nhau. Trong khi đó, Dân quyền là những quyền công dân của một nước, được quy định bởi hiến pháp và luật lệ của quốc gia, vì thế dân quyền của mỗi nước không nhất thiết phải hoàn toàn giống nhau.

Ngoài ra, một diều quan trọng ta nên nhớ, đó là  Nhân quyền có trước và phổ quát hơn Dân quyền.

- Hỏi 2 : Xin đơn cử một ví dụ cho thấy sự khác biệt giữa Nhân quyền và Dân quyền.

- Đáp 2: Với tư cách công dân, người dân có quyền tham gia bầu cử và ứng cử. Nhưng tùy theo luật lệ của mỗi quốc gia, người dân phải hội đủ một số điều kiện nào đó, ví dụ là 18 tuổi trở lên, đã cư trú tại địa chỉ hiện tại ít nhất là 3 tháng, 6 tháng, v.v. Đó là Dân quyền.

Trái lại, bất cứ ai, dù già hay trẻ thơ, nam hay nữ, sinh sống trong một quốc gia, dù là công dân hay chỉ là thưởng trú cũng đều được hưởng những Nhân quyền căn bản như tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do nghiệp đoàn, v.v.

- Hỏi 3:  Liên Hiệp Quốc đã được ra đời từ năm nào và với mục đích gì"

- Đáp 3: Vào mùa Xuân năm 1945, trước khi đệ nhị thế chiến kết thúc, 50 quốc gia đã tổ chức một Hội Nghị quốc tế tại San Francisco để ký kết Hiến Chương thành lập Liên Hiệp Quốc nhằm mục đích duy trì hòa bình thế giới, tránh đại họa của một cuộc chiền thế giới thứ ba với vũ khí nguyên tử có khả năng tiêu diệt loài người trên địa cầu nầy.

- Hỏi 4: Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được ra đời từ khi nào"

- Đáp 4: Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được Đại Hội Đồng LHQ họp tại Paris thông qua ngày 10-12-1948 với 48 phiếu thuận, 6 phiếu trắng và không có phiếu chống.

- Hỏi 5: Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Luật Quốc Tế Nhân Quyền khác nhau ở những chỗ nào"

- Đáp 5: Tuyên Ngôn là một văn kiện nói lên lý tưởng đề cao Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Nó chỉ là một bản tuyên bố ý định chứ không có hiệu lực pháp lý.

Trái lại, Luật Quốc Tế Nhân Quyền bao gồm ba văn kiện: Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị và Công Ước Quốc Tế về Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa.

Mọi quốc gia thành viên của LHQ đương nhiên chấp nhận Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, nhưng muốn gia nhập các Công Ước Nhân Quyền, phải được Quốc Hội của nước đó phê chuẩn mới có hiệu lực.

Vì thế Luật Quốc Tế Nhân Quyền có giá trị cưỡng hành và cao hơn giá trị Hiến Pháp và Luật Pháp quốc gia.

- Hỏi 6: Hai Công Ước Quốc Tế về Nhân Quyền đã được thành lập từ năm nào"

- Đáp 6: Hai Công Ước Quốc Tế về Nhân Quyền đã được thong qua từ năm 1966, nhưng phải đợi đến 10 năm sau, hai Công Ước nầy mới được đa số các quốc gia hội viên LHQ phê chuẩn, và vì thế năm 1976 LHQ mới chính thức công bố.

- Hỏi 7: Việt Nam gia nhập LHQ từ năm nào" Và đến khi nào thì Quốc Hội CSVN phê chuẩn hai Công Ước Quốc Tế về Nhân Quyền"

- Đáp 7: Việt Nam gia nhập LHQ năm 1977 và phê chuẩn hai Công Ước về Nhân Quyền năm 1982.

- Hỏi 8: Có người cho rằng tranh đấu Nhân Quyền và đòi hỏi Dân Chủ đều có mục tiêu tối hậu là đem lại Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho mọi người. Như thế tranh đấu vì Nhân Quyền và tranh đấu cho Dân Chủ khác nhau ở chỗ nào"

- Đáp 8: Như chúng ta đã thấy, các điểu khoản 18, 19, 20 và 21 của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng như các điều khoản 18, 19, 20 và 21 trong Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị đều ghi rõ các quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tham gia nghiệp đoàn và đảng phái chính trị, tự do ứng cử và bầu cử. Như thế, trong Nhân Quyền đương nhiên có Dân Chủ. 

Trong thực tế, tại các quốc gia cộng sản độc tài hoặc quân phiệt chuyên chế, Nhân Quyền của người dân bị chà đạp, không có tự do báo chí, tự do tư tưởng, tự do lập hội, lập đảng. Chỉ tại các nước có dân chủ thực sự thì Nhân Quyền mới được tôn trọng.  Do đó, muốn có Nhân Quyền, người dân phải tranh đấu đòi hỏi nhà nước phải thực thi Dân Chủ.

Cũng chính vì thế, người ta thường nói rằng Nhân Quyền và Dân Chủ là hai mặt của một đồng tiền.

(Mạng Lưới Nhân Quyền VN: http://www.vnhrnet.org/)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa năm 1986 trở đi, vấn đề nhập cảng các phế liệu từ nước ngoài để tái sử dụng, biến chế thành nguyên vật liệu
Hiện tượng Obama và Chân tướng Obama là bài toán mà Nghị sĩ Hillary Clinton phải sớm giải - trong vòng ba tuần - trước khi tình hình đã thành quá trễ…
Cách đây khoảng một tháng, tác giả, cựu tù nhân “Cải Tạo” Đỗ Văn Phúc, ngỏ ý muốn tôi viết lời tựa cho quyển hồi ký đời tù nhan đề Cuối Tầng Địa Ngục
Khi bị áp bức, bóc lột, con người đương nhiên phải đối kháng. Đấu tranh là hình thức đối kháng dứt khoát và triệt để nhất vì nhắm tới mục tiêu
Trong một bài viết trước đây về Nghị Viên Madison Nguyễn và quyết định của Hội Đồng Thành Phố San Jose
Đó là trường hợp của cố Giáo sư Hoàng Minh Chính, người đã cống hiến trọn cuộc đời cho các lý tưởng của ông. Trong 72 năm dấn thân tranh đấu vì sự độc lập
Sau vòng đầu phiếu sơ bộ ngày Thứ Ba Trọng Đại (mùng năm tháng Hai) với kết quả ngang ngửa, Nghị sĩ Hillary Clinton bị choáng váng vì ngày Thứ Ba Trọng Đại
Người Việt Nam có truyền thống “Vui Xuân Không Quên Chiến Sĩ”, trước năm 1975 vào dịp Tết Nguyên Đán
Trong những tháng vừa qua, cả thế giới đều ưu lo về tình hình kinh tế Hoa Kỳ, vì sợ rằng kinh tế Mỹ mà bị suy trầm thì mình cũng bị ảnh hưởng
Sau khi Charles Darwin xuất bản cuốn "On The Origin of Species" (Về Nguồn gốc  các chủng loại) vào năm 1859, các cuộc tranh luận về nội dung cuốn sách
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.