Hôm nay,  

Chữ Việt Từ Thời Hùng Vương Bị Tq Ép Bỏ Để Học Chữ Hoa

11/02/200800:00:00(Xem: 8497)

"Thầy, trò thời Hùng Vương dạy học bằng chữ gì" là nhan đề một bản tin trên báo Tiền Phong hôm Thứ Sáu 8-2-2008, nêu ra một cuộc nghiên cứu ngữ học đã dẫn tới một khám phá ngạc nhiên: chữ Việt cổ nguyên đã hiện diện từ thời các vua Hùng Vương.

Điều mới lạ nữa trong khám phá này là ngôn ngữ Việt cổ thời đó, vốn có trước thời kỳ Bắc thuộc và sau đó đã bị Sĩ Nhiếp ép buộc  dân Việt phải bỏ để học tiếng Trung Quốc, và sau đó là cội gốc hình thành ra chữ Nôm và sau đó được giáo sĩ Pháp chế biến thành chữ Quốc Ngữ hiện nay.

Khám phá ngữ học này nếu được chứng minh là xác thật hiển nhiên sẽ củng cố thêm khám phá trước kia của Giáo Sư Lê Mạnh Thát (Thượng Tọa Thích Trí Siêu) rằng các bản kinh Phật Giáo từ An Độ vào Việt Nam trước và một số đã chuyển sang tiếng Việt cổ và rồi sau đó truyền giáo lên phương Bắc để vào Trung Quốc.

Bản tin   "Thầy, trò thời Hùng Vương dạy học bằng chữ gì" của nhà báo Đinh Anh Tuấn trích các đoạn quan trọng như sau:

"Trước Tết Mậu Tý, thầy giáo đã nghỉ hưu Đỗ Văn Xuyền bước đầu công bố công trình "giải mã chữ Việt cổ" tại Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi Việt Nam, gây được sự chú ý của giới khoa học.

Từ câu chuyện về Thiên Cổ miếu...

Gần ba mươi năm dạy học, thầy giáo Xuyền luôn gắn bó với vùng đất thiêng được bồi đắp bởi phù sa của cả ba con sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Nhưng ông không phải người gốc ở đây, chỉ là chàng rể của cố đô xưa nhất nước Việt.

Đầu đường vào làng Hương Lan có ngôi miếu nhỏ. Trước cửa miếu sừng sững hai cây táu đại thụ hơn ngàn tuổi, gốc năm sáu vòng tay người ôm không xuể. Thầy giáo Xuyền nghe ông từ kể: "Miếu đây có tên Thiên Cổ, thờ hai vợ chồng thầy giáo thời Hùng Vương, dạy học ở làng này".

Ngọc phả của miếu ghi rõ: Thiên Cổ miếu thờ vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang, ông quê Hải Dương, bà quê Bắc Ninh, đến kinh đô Văn Lang mở trường dạy học thời Hùng Vương thứ 18.

Thầy giáo Lang tài đức vẹn toàn, đông người làng và quanh vùng theo học, danh tiếng vang xa. Vua Hùng nghe tin, gửi hai con gái đến thụ giáo, đấy là công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa.

Về sau cả ông và bà cùng mất một ngày, ngôi miếu nhỏ chính là nơi song táng hai vợ chồng thầy giáo của làng...

Câu chuyện về thầy giáo Vũ Thê Lang thời Hùng Vương, chứng tích còn đó những ngôi miếu và phong tục thờ cúng, đã có sức cuốn hút đặc biệt với thầy giáo Xuyền.

Phải chăng trước khi chìm đắm vào đêm dài Bắc thuộc, nước Văn Lang đã có một nền văn hiến rực rỡ"

Không chỉ để lại cho hôm nay những chiếc trống đồng Đông Sơn tuyệt hảo, cha ông ta còn để lại (đâu đó, trong những di tích như Thiên Cổ miếu) bằng chứng về một nền giáo dục, một thể chế kén chọn người tài phát triển ngay từ thời dựng nước"

Nhiều năm ròng rã, thầy Xuyền dày công sưu tầm trong các thư viện Hán - Nôm, trong ngọc phả đình miếu, và các câu chuyện dân gian, về sự học sự thi thời kỳ trước khi chữ Hán thâm nhập vào nước ta - gọi tắt là thời trước Hán.

Công sức bỏ ra dần cho kết quả hết sức đáng tự hào: Hầu khắp các tỉnh lưu vực sông Đà, sông Lô, sông Hồng, xa hơn nữa mạn Thanh Hóa, Nghệ An, đều có các bằng chứng về các thầy giáo danh tiếng và các học trò giỏi thời Hai Bà Trưng, An Dương Vương, Hùng Vương!

Thầy Xuyền bước đầu sưu tầm được 18 thầy giáo, và một con số nhiều hơn các học trò giỏi, còn ghi danh qua truyền thuyết và ngọc phả các đền miếu ngàn đời nay vẫn được nhân dân hương khói thờ phụng.

Những sưu tầm còn cho thấy từ thời Hùng Vương, việc kén tìm người giúp nước trị dân thường được tuyển chọn trong những học trò giỏi, hoặc qua việc thi cử mà khẳng định, hoặc lập được chiến công chống ngoại xâm.

Qua những kết quả trên, một câu hỏi logic lại thôi thúc thầy giáo Xuyền phải tìm câu trả lời: Thầy, trò thời Hùng Vương dạy và học bằng thứ chữ gì" Cha ông ta đã có chữ viết của riêng mình, từ thời trước Hán"

Thế là thầy giáo Xuyền lại tiếp tục dấn thân vào một đề tài mà nhiều nhà nghiên cứu đi trước đã tốn bao công sức, song kết quả chưa được như mong muốn..."

Bản tin trên báo Tiền Phong đã dẫn ra nhiều sách cổ - trong đó có sách Tân Lĩnh Nam Chích Quái, Thông Giám Cương Mục, Thông Chí, Thanh Hóa Quan Phong… -- nói về lối chữ Việt cổ, trông như con nòng nọc…

Bản tin dẫn lời Vương Duy Trinh, Tổng đốc Thanh Hóa, viết rằng Thái Thú Sĩ Nhiếp ép buộc dân Việt từ bỏ chữ Việt cổ để phải học chữ Trung Quốc, nhưng "Vì Thập Châu là nơi biên viễn nên dân ta còn lưu giữ thứ chữ ấy."

Điều lý thú là bản tin cho biết, dấu vết ký tự chữ Việt cổ đã dò ra ở nhiều tỉnh, trích:

"Năm này qua năm khác, nghe đâu có ký tự lạ lưu giữ  qua các cổ vật, hang động, vách đá, thầy Xuyền bất chấp đường xa, không ngại tốn kém, lập tức tìm đến. Nhưng tất cả chỉ là những ký hiệu chưa giải mã được.

Mươi năm gần đây, thầy Xuyền chuyển hướng đi mới - nghiên cứu những ký hiệu đã mang hình hài của ký tự, được phát hiện rải rác từ Hà Giang, qua Bắc Ninh, Hòa Bình, vào tới Thanh Nghệ Tĩnh..."

Đặc biệt, bài viết nêu lên điều hết sức bất ngờ:

"… thầy Xuyền đã đưa ra một giả thuyết: Chữ Quốc ngữ có lẽ không phải là một công trình hoàn toàn mới của Alexandre de Rodes. Nhà truyền giáo người Bồ đã tiếp thu bộ chữ cổ của người Việt, và có công La tinh hóa nó, để ra được chữ Quốc ngữ" Giả thuyết của thầy Xuyền không phải không có căn cứ. Bởi chữ Quốc ngữ và chữ Việt cổ do thầy Xuyền giải mã có cùng cấu trúc ghép vần tương tự nhau, chỉ khác nhau về hình dạng mà thôi!"

Nhà báo Đinh Anh Tuấn kết thúc bản tin bằng một trích dẫn cũng đầy tính thuyết phục:

"Chính trong cuốn "Từ điển Việt Bồ La", Alexandre de Rodes đã viết: "Đối với tôi, người dạy tài tình nhất là một thiếu niên bản xứ. Trong vòng 3 tuần, nó đã hướng dẫn cho tôi tất cả các thanh của ngôn ngữ ấy và cách đọc các từ". Theo thầy Xuyền thì "cách đọc các từ" đó nhiều khả năng là thứ chữ Việt cổ!""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu muốn nói về sức mạnh và hiệu quả đấu tranh dân chủ, làm tan băng chánh trị VN, làm sáng sủa con đường đi tới cũng như lẽ đúng sai
Việt Nam đã và đang làm hết sức để cải tiến quan hệ với Hoa Kỳ. Nhưng chỉ mới tám tháng trước
Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2007 (DLNQ), đã thông qua Hạ Viện ngày 18/9/2007 với đa số áp đảo 414/3, tố cáo mạnh mẽ CSVN đã vi phạm nhân quyền
Hai cuộc thử nghiệm  lòng  dân cùng xẩy ra một ngày, ở hai lục địa khác nhau nhưng có cùng một bài học về dân chủ  cho đảng Cộng sản Việt Nam.
Trên các báo mạng ra ngày 27-11-2007, và cả báo truyền khẩu quán cóc vỉa hè, xe ôm, hớt tóc dạo... tất cả đều luân lưu những bản tin
Hội Đồng Giám Sát Quận Cam đã vinh danh ông Nguyễn Nam Lộc vì đã hoạt động liên tục 32 năm qua
Trong dịp ra mắt CD "Lá Rơi Bên Thềm” của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn ở Paris, Tuyết Mai được dịp gặp gỡ một số nghệ sĩ tài danh ở đây
Vào giữa tháng 11, 2007, báo chí loan tin: Mới đây, 20.000 công dân của Hiệp hội Những người ăn chay ở Pháp
Tôi đã quan sát sự tương quan giữa nền kinh tế của Việt Nam và vấn đề tham nhũng tại đó trong nhiều năm qua. Chính tôi nhìn thấy nhà nước cộng sản
Vào đầu năm tới, một hội nghị quốc tế sẽ được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề "Việt Nam, một ngôi sao đang lên". Hội nghị do tạp chí chuyên đề nổi tiếng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.