Hôm nay,  

Các Ứng Cử Viên Và Vấn Đề Của Họ

05/03/200800:00:00(Xem: 7823)

Nếu thứ ba ngày  5 tháng 2 vừa qua là Super Tuesday thì thứ ba ngày 4 tháng 3 tới đây sẽ là Mega Tuesday.  Bốn tiểu bang Texas, Ohio, Rhode Island và Vermont sẽ bầu sơ bộ cho đảng Dân Chủ (ĐDC).  Với số đại biểu (ĐB) quá suýt soát, cả hai ứng cử viên (UCV) Dân Chủ đều phải thắng, ít nhất là Texas và Ohio, để còn có thể có cơ hội được tiến cử vào tháng 8 tới đây ở Denver, Colorado.

Bên đảng Cộng Hoà thì mọi chuyện gần như đã rõ ràng.  Thượng Nghị Sĩ (TNS) John McCain rất có nhiều phần sẽ được tiến cử, nếu từ đây đến tháng 9, báo New York Times không đào bới thêm được gì nữa về sự việc mà người ta cho là lem nhem với bà Vicki Isiman, một vận động viên hành lang (lobbyist).

Như vây thì các cử tri nên chọn ai để nhận lãnh chức vụ tổng thống (TT) Hoa Kỳ"  Cả ba người: TNS Obama, TNS Clinton và TNS McCain, không ai là người mà cử tri có thể chỉ đích danh và bảo rằng đây chính là người sẽ là TT nhiệm kỳ tới, người có đủ khả năng và bản lãnh để đối diện với một Hoa Kỳ không mấy gì khả quan.

TNS Obama có tài ăn nói thu hút nhiều người, nhất là giới trẻ nhưng lại còn quá trẻ-cả tuổi đời lẫn tuổi trong chính trường.  Nên nhớ ông ta mới có 47 tuổi đời.  Thời gian tham gia chính trường của ông ta cũng không dài: chỉ có 6 năm ở quốc hội tiểu bang và 3 năm ở quốc hội liên bang.  Liệu một người với số vốn chính trị ít ỏi như thế có thể gánh vác một Hoa Kỳ trong tình trạng hiện tại" 

Về vấn đề Iraq, ông ta chủ trương rút lui vô điều kiện trong vòng 16 tháng.  Đây là một kế hoạch mà nhiều nhà phê bình cho là không sáng suốt.  Liệu trong vòng 16 tháng Hoa Kỳ có thể thiết lập một chính phủ như Hoa Kỳ hằng mong muốn không"  Nếu trong thời gian ngắn ngủi đó, Iraq không dựng được chính quyền thì sao"  Viễn ảnh đen tối của một 30 tháng 4 lại sắp tái diễn.  Hoa Kỳ cũng đã gia hạn một thời gian để rút quân tương tự như thế ở Việt Nam vào năm 1973.  Giả thử, nếu trong lúc Hoa Kỳ đang tiến hành, và có nhiều phần sẽ xảy ra, Iran hoặc Turkey tiến chiếm lãnh thổ Iraq, ông Obama sẽ có hành động gì"  Iran lúc nào cũng muốn ảnh hưởng lên Iraq.  Dưới thời Sadam, họ đã cưu mang những người Shiite chạy trốn khỏi Iraq vì sự đàn áp của Sadam.  Trong cuộc chính 9 năm với Iraq, họ đã bị thảm bại nặng nề, và đây là mối hận họ không bao giờ quên.  Họ lại có kỹ thuật nguyên tử do Nga Sô bán.  Một Iraq sau chiến tranh đang tái thiết, liệu có thể đứng vững dưới áp lực của Iran"  Turkey phía bắc đang tiến quân vào Iraq viện cớ đánh các lực lượng Kurd.  Chánh quyền Bush chưa thấy có giải pháp thỏa đáng nào về sự kiện này.  TNS Obama sẽ làm gì để đối phó vơi Turkey"  Với chính sách rút quân như thế, chắc chắn sẽ có nhiều chuyện không hay xảy ra.  Đây là một hành động thiếu trách nhiệm và có phần vô nhân đạo.

Trong lần tranh luận với TNS Clinton ở đại học Austin, Texas ngày thứ ba 19 tháng 2, TNS Obama có kể chuyện về một toán lính ở Afganistan đã bị cắt giảm quân số từ 39 xuống còn 24 vì 15 người kia bị chuyển qua Iraq.  Ông còn nói rằng toán lính này đã không được trang bị đầy đủ súng ống đạn dược đến nỗi họ phải bắt và tịch thu súng đạn của tàn quân Taliban.  Họ bảo rằng cách đó còn dễ vũ trang cho họ hơn là chờ đợi từ bộ quốc phòng phân phát.  Mới nghe qua thì thật là cảm động.  Nhưng nghĩ cho kỹ lại thì hình như có vài diều hơi khôi hài.  Thứ nhất, quân đội Hoa Kỳ chưa hề thiếu vũ khí và đạn dược.  Ai đã từng chiến đấu với họ ở Việt Nam rồi đều hiểu sự trang bị và tiếp tế của họ tinh vi và chu đáo như thế nào.  Không có chuyện gởi lính ra chiến trường mà không có súng.  Như vậy họ đã được võ trang bằng những thứ gì"  Dao găm và cuốc xẻng chăng"  Thứ nhì, nếu như toán 24 người lính đó thiếu vũ khí thì làm sao họ có thể tấn công quân địch"  Theo một vài nhà bình luận thì chuyện này không có thật.  Quân đội Mỹ có thể thiếu chiến xa Humvey, chứ không bao giờ thiếu súng đạn.

Trong một lần nói chuyện khác TNS Obama lại tuyên bố rằng ông ta sẽ dội bom tàn quân Taliban ở dông bắc Pakistan.  TNS McCain đã khuyến cáo rằng đây là một điều hết sức nghiêm trọng, liên hệ đến quốc phòng,  không thể tuyên bố ẩu tả như vậy được.  Pakistan là một quốc gia có chủ quyền, có chính phủ hẳn hoi, lại là một dồng minh quan trọng trong cuộc chiến Afganistan.  Không thể nào dội bom nước người ta mà không thông qua chính phủ của họ gì cả.  Tưởng rằng TNS Obama đã chừa cái tật khoác lác.  Mới đêm hôm qua, thứ ba 26 tháng 2, trong cuộc tranh luận ở đại học Cleveland, Ohio, TNS Clinton lại mang vấn đề này ra tấn công TNS Obama.  Ông ta lại khẳng định rằng ông sẽ vẫn dội bom Pakistan và còn nói rằng chính phủ Bush thật ra đã làm như vậy rồi.  Quả thật TNS Obama này vẫn còn quá ngây thơ trong vấn đề an ninh quốc phòng.  Cho dù là chính phủ Bush có làm như vậy đi nữa, ông ta-với tư cách là TNS-cũng không thể nào đem kế hoạch quốc phòng ra công khai tuyên bố bậy bạ như vậy.  Cho thấy rằng ông ta chẳng hiểu gì là an ninh quốc gia cả.

Về vấn đề bảo hiểm sức khoẻ, cả hai UCV ĐDC: TNS Obama và TNS Clinton đều đề xướng một chương trình bảo hộ sức khoẻ cho mọi người.  Thoạt đầu cuộc đua, TNS Obama chỉ tuyên bố là ông ta sẽ có một chương trình để cho mọi người đều có bảo hiểm.  Về sau dường như ông ta thấy người ta ủng hộ chương trình mà TNS Clinton đã từng đề xướng từ năm 1993 là Universal Healthcare, ông ta cũng bèn trộm luôn chữ đó để gọi chương trình của mình.  Bây giờ khi nói đến Universal Healthcare, có nhiều người sẽ hỏi rằng chương trình nào, do ai đề xướng.  Nếu có bản lãnh và sáng kiến, sao TNS Obama không đặt cho chương trình của mình một cái tên khác"  Global Healthcare chẳng hạn.  Thật ra thì cả một bộ máy tranh cử đồ sộ của TNS Obama chắc cũng đã từng bàn qua chuyện này, nhưng có lẽ họ thấy chữ Universal Healthcare ăn khách hơn.

Theo chương trình sức khoẻ của TNS Obama, phụ huynh phải mua bảo hiểm cho con cái.  Nếu họ không mua, khi cần đến các cơ sở y tế họ sẽ bị phạt nặng.  Đây là một biện pháp để bắt mọi người phải tuân theo.  Nhược điểm của chương trình chính là ở chỗ này.  Giả thử một người không có tiền để mua bảo hiểm cho con em họ.  Nếu con em họ có chuyện cần cứu cấp, liệu họ có mang con em họ vô bệnh viện hay không"  Nếu mang vô bệnh viện thì sẽ bị phạt.  Mà khoan đã.  Họ đã không có tiền mà còn bị phạt, thì nghĩa là làm sao"  Như vậy rất có thể, họ sẽ không mang con họ vô bệnh viện mà sẽ đi đến nơi lang băm nào đó chữa tạm, nếu số tiền chữa bệnh ít hơn số tiền phạt.  Vấn đề này có vẻ không ổn cho TNS Obama.  Trong các cuộc tranh luận, ông ta luôn bị TNS Clinton tấn công về điểm này.

Một vấn đề nho nhỏ khác về cuộc vận động của TNS Obama: ít khi nào ông ta nhắc đến cuộc khủng hoảng địa ốc.  Dường như ông ta không cho là quan trọng.  Chẳng bao giờ thấy ông ta tuyên bố một biện pháp gì rõ ràng để giải quyết vần đề này.  Cũng như nhiều vần đề khác-ngoại trừ Iraq và healthcare-ông ta đều nói bâng quơ.  Chiêu bài của ông ta là "Yes, we can" (Vâng, chúng ta có thể).  Chiêu bài này rất có hiệu quả.  Nhưng điều quan trọng là những vế nào sẽ nối theo sau câu đó.  "Yes, we can …" (Vâng, chúng ta có thể …)  Hãy thử dùng một vế đặc trưng cho chủ trương của ông ta ráp thêm vào câu hô hào trên xem sao.  "Yes, we can withdraw from Iraq." (Vâng, chúng ta có thể rút lui khỏi Iraq).  Câu này nghe khá vô duyên.

Về phía TNS Clinton.  Bà ta đầy kinh nghiệm trong chính trường.  Khỏi cần nhắc lại, ai cũng biết bà đã từng ở trong Bạch Cung 8 năm.  Đã là TNS cho  bang New York từ năm 2000.  Từng tranh đấu cho phụ nữ quyền ở nhiều nơi; từ Trung Quốc cho đến tận rừng sâu núi thẳm Thái Lan nhằm ngăn chận tệ nạn buôn gái.  Đã từng đi nhiều quốc gia, gặp gỡ nhiều lãnh tụ.  Đã là người đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ đề xướng chương trình Universal Healthcare.  Về những ưu điểm này, không ai có thể phủ nhận.

Nhưng bà cũng có khuyết điểm.  Khuyết điểm của bà là NAFTA (North America Fre Trade Agreement) do chồng bà là TT Bill Clinton đề xướng.  Đây là một thỏa thuận giữa ba nước bắc Mỹ: Hoa Kỳ, Mễ Tây Cơ và Gia Nã Đại.  Theo ký kết này cả ba nước sẽ thông thương giao dịch hàng hóa.  Chương trình này đã bắt đầu cho các kế hoạch gọi chung là outsourcing (xuất khẩu lao động).  Các ngành nghề lao động chân tay như may mặc, đóng giầy, chế tạo đồ chơi trẻ con, v.v. đều đã bị mang qua Trung Quốc.  Bao nhiều người mất việc làm và phải thay đổi ngành nghề.  Một số tiểu bang bị mất nhiều việc làm, trong đó có Ohio.  Nhưng cũng có nhiều tiểu bang được lợi, trong đó có Texas và New York.  Trong những lúc vận động tranh cử, đôi khi bà mang NAFTA ra để tuyên dương chồng bà.  Nhưng bây giờ thì bà đang bị tấn công nặng về chuyện này.  Theo David Gergen, một nhà phê bình chính trị lão luyện, từng làm cố vấn chính trị cho những TT Nixon, Ford, Reagan, Bush (41) và Clinton, thì thật ra bà Hillary Clinton không bao giờ đồng ý NAFTA.  Lúc TT Bill Clinton đề xướng NAFTA, bà đã không bằng lòng, nhưng lúc đó bà không giữ một chức vụ gì trong chính phủ cả nên bà không thể làm gì được.

Chương trình Universal Healthcare là tâm huyết của cuộc tranh cử này của TNS Clinton.  Nhưng bà đã thất bại khi hô hào chương trình này năm 1993.  Một mặt người ta cho rằng vì bà đã thất bại trước kia, không chắc gì bà sẽ thành công kỳ này.  Mặt khác họ lại cho rằng bà đã kinh qua một lần rồi, bã sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn.  Đừng quên một điều là lúc bà đề xướng Universal Healthcar năm 1993 bà chỉ là một đệ nhất phu nhân, không có quyền hạn gì trong chính phủ cả.  Nếu bà đắc cử kỳ này, dĩ nhiên cục diện sẽ khác.

TNS John McCain tuy đã nắm chắc phần thắng, nhưng vụ bà Vicki Isiman này cũng khiến ông phải có nhiều điều đính chính, và xem ra ông cũng có phần lúng túng.  Từ phía cử tri, người ta chưa rõ thật hư.  Nếu báo New York Times vẫn không đăng tải thêm gì nữa-mà có phần họ sẽ không-thì thật ra rất có lợi cho TNS McCain.  Ông không được phía bảo thủ ủng hộ, nay có thể nhân cơ hội này, họ lại chú ý và bảo vệ ông hơn.  Dầu sao thì uy tín của TNS McCain cũng không phải là nhỏ trong ĐCH.

Nếu TNS Obama thắng cuộc bầu cử sơ bộ và trở thành UCV ĐDC, khối cử tri bảo thủ sẽ dồn phiếu cho TNS McCain.  TNS Obama vốn được xem là liberal đối với họ.  ĐCH rất có thể lại chiếm bạch cung một lần nữa.  Còn nếu TNS Clinton thắng bầu cử sơ bộ bên ĐDC, giới bảo thủ có thể ủng hộ bà phần nào.  Dầu sao đi nữa, qua cách bà đối phó với biến cố trong gia đình, bà đã được lòng nhiều người bảo thủ.

À, cũng đừng quên nhà tranh đấu cho giới tiêu dùng Ralph Nader.  Ông này mới tuyên bố sẽ tham gia ứng cử kỳ này.  Ông là người đã bị đổ thừa là đã phá đám cuộc bầu cử năm 2000 khiến Al Gore thất cử.

Chỉ có những kẻ điên mới hâm mộ các chính khách, còn nếu không thì hắn đang có những toan tính âm mưu gì đó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau cuộc bầu cử sơ bộ tại bốn bang Vermont, Rhode Island, Texas và Ohio hôm Thứ Ba 3/3/08, Thượng nghị sĩ John McCain đã đạt được hơn 1191 phiếu đại biểu
Ưu tiên bảo vệ ích lợi phe nhóm của các đại gia! Bộ Tài chánh và Ngân hàng Nhà nước chống phá nhau! Nguyễn Tấn Dũng hay Nguyễn Sinh Hùng ai cầm đầu
Bài hát Mộ Phần Thế Kỷ đang vẳng vẳng đâu đây với lời ca ghi mốc một thời chết chóc.
Hằng năm, vào cuối tháng ba dương lịch Phật tử các nơi (Âu Châu, Úc Châu và Canada) quy tụ về Trung Tâm Phật Giáo Chùa Việt Nam
Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Bão tố, nóng lạnh, núi lở, biển dâng, động đất v.v… đều ngoài tầm tay của con người, do một Mẹ Thiên nhiên. Hội Địa Lý quốc gia Hoa Kỳ, xuất bản tập sách
Trong phiên họp Hội Đồng Thành Phố San Jose ngày 20 tháng 11, 2007, trên một nghìn người Việt đã đến dự.
Đảng Cộng sản Việt Nam đang làm cuộc kiểm điểm nội bộ xem đảng và cán bộ, đảng viên có còn gắn bó với nhau hay đã mỗi người một ngả"
Sinh năm 1936 tại Leipzig của Đức, Uwe Siemon-Netto là nhà báo đã từng làm việc tại Việt Nam trong năm năm. Và có mặt tại chiến trường Huế
Nhân đầu năm mới, nhân ngày thành lập đảng CSVN lần thứ 78, chúng tôi những người đại diện cho dân oan cả nước hiện đang có mặt tại Hà Nội để chờ nghe
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.