Hôm nay,  

Ghi Thêm Về Chuyện: Trí Thức Miền Nam Nhập Cuộc

26/07/201000:00:00(Xem: 7858)

Ghi Thêm Về Chuyện: Trí Thức  Miền Nam Nhập Cuộc

Đoàn Thanh Liêm 
(Bài viết nhân đọc sách “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955 - 1975” của tác giả Nguyễn Văn Lục.)
Tác giả Nguyễn Văn Lục là một cây bút quen thuộc trong mấy năm gần đây trên các diễn đàn báo giấy, cũng như báo điện tử. Vốn là một giáo sư dậy môn Triết học tại các trường trung học ở miền Nam trong nhiều năm, nên ông có thói quen đọc rất nhiều tài liệu sách báo, ghi chép, suy tư nghiền ngẫm, và lại còn đi gặp gỡ phỏng vấn với nhiều nhân chứng ở hải ngoại, cũng như ở trong nước. Nhờ vậy mà tác giả này đã có thể cống hiến cho chúng ta rất nhiều bài viết có giá trị. Tác giả lại sắp cho phổ biến một cuốn sách mới nữa, nhan đề là : “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955 – 1975 “, nhân dịp buổi Ra Mắt Sách được tổ chức tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt ở Nam California vào ngày Chủ nhật 1 Tháng 8 Năm 2010.
Cuốn sách này đã được hai nhà văn Uyên Thao và Trần Phong Vũ của Tủ Sách Tiếng Quê Hương là cơ quan xuất bản, giới thiệu với nhiều thiện cảm rồi, nên tôi chỉ xin góp một phần rất khiêm tốn liên hệ tới một mục nhỏ trong sách thôi. Đó là mục “ Trí thức miền Nam nhập cuộc” được trình bày trong 36 trang (từ trang 80 đến trang 116 ).
Trong mục này, tác giả chỉ đề cập đến khía cạnh chính trị của sự nhập cuộc của giới trí thức trong sinh họat chung của miền Nam Việt nam, mà không nói gì đến khía cạnh văn hóa xã hội, đặc biệt là không đề cập đến phong trào sinh họat thanh niên của giới trẻ, mà điển hình như của Hội Hướng Đạo, Hội Thanh Niên Thiện Chí, các Nhóm Sinh viên Công giáo, Sinh viên Phật tử v.v… Mặc dầu trước đây, tác giả cũng đã có viết một số bài về họat động của giới thanh niên trong lãnh vực công tác xã hội, mà tác giả đặt tên cho là “những họat động Lên Đường” để phân biệt với các “ họat động Xuống Đường “ đi biểu tình nhằm gây xáo trộn xã hội, tạo thêm khó khăn bối rối cho chánh quyền, lọai họat động này thường do các phần tử “thiên cộng sản” gây ra. Nhưng trong cuốn sách này, tác giả đã không hề đả động gì đến phong trào sinh họat rất là phong phú đa dạng và tích cực của giới thanh niên tại miền Nam trong giai đọan trước năm 1975.
Là người đã từng tham gia nhiều trong lãnh vực công tác xã hội với giới thanh niên, ngay từ những bước đầu còn là một sinh viên Đại học, cho đến khi say mê dấn thân nhập cuộc vào với Chương trình Phát triển Cộng đồng tại các Quận 6, 7 và 8 Saigon từ năm 1965, tôi xin đóng góp một số nhận định nhằm bổ túc cho mục “ Trí thức miền Nam nhập cuộc” mà được xếp đặt trong Phần I : “ Sinh Hoạt Chính Trị Miền Nam”, cả phần này được dàn trải khá dài trong 232 trang ( từ trang 31 đến trang 263 ) của cuốn sách.
1 – Miền Nam đã tạo môi trường rất thuân lợi cho công cuộc Phát triển của Xã hội Dân sự.
Nếu ta so sánh với xã hôi miền Bắc cũng vào thời kỳ 1955 – 1975, thì ta sẽ thấy có sự khác biệt thật rõ rệt trong lối sống cởi mở, phóng khóang của người dân miền Nam, điều này khác hẳn với chế độ cộng sản kềm kẹp, kiểm soát khắc nghiệt đối với người dân miền Bắc. Thí dụ điển hình nhất là chánh quyền nhà nước ở trong Nam hầu như không can thiệp vào sinh họat có tính cách tự nguyên của các tổ chức tư nhân, như các hội từ thiện, các hiệp hội của thanh thiếu niên, của giới phụ nữ hay của các tôn giáo, của các nhà văn nhà báo v.v…
Dĩ nhiên là vì lý do phải đối phó với sự xâm nhập và lũng đoạn rất tinh vi của các cán bộ cộng sản nằm vùng, nên chánh quyền đã có nhiều biện pháp kiểm soát an ninh chặt chẽ đến độ đi ngược với tiêu chuẩn sinh hoạt dân chủ bình thường như tại các nước Âu Mỹ. Nhưng nói chung, thì người dân bình thường, đặc biệt là giới thanh niên ở các đô thị vẫn còn có một không gian xã hội tương đối thông thoáng mở rộng, để cho họ có thể thường xuyên tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể, sinh hoạt cộng đồng, mà xét ra cũng không thua kém bao nhiêu so với tại các quốc gia dân chủ khác.


Ta có thể thấy là các hiệp hội cổ truyền như Hội Cúng Đình vẫn còn có thể sinh hoạt bình thường tại vùng nông thôn hay ven biên đô thị. Các hội bác ái từ thiện của các tôn giáo, cũng như Hội Hướng Đạo, các Câu lạc bộ thể dục thể thao… vẫn hoạt đông bình thường. Mà có khi lại còn được cơ quan nhà nước như Bô Giáo Dục, Bộ Thanh Niên Thể Thao nâng đỡ yểm trợ khuyến khích nữa.
Kể từ cuối thập niên 1950, thì do sự giao lưu dễ dàng với thế giới bên ngoài, nên tại miền Nam giới thanh niên đã có thể tiếp thu được kinh nghiệm sinh hoạt của các bạn trẻ trên thế giới, cụ thể như của phong trào Thanh niên Thiện chí – Trại Công tác và Nghị luận (Voluntary Youth – Work Camp & Seminar). Rồi thì các hiệp hội như Rotary Club, Lion Club v.v… cũng lần lượt được thành lập, lôi cuốn được nhiều thành phần chọn lọc trong giới doanh gia cũng như viên chức của nhà nước, để cùng sát cánh sinh hoạt chung với nhau. Vắn tắt lại là tại miền Nam đã có sự nổ rộ của các tổ chức tư nhân hoạt động bất vụ lợi (non-profit), và đôc lập (phi chánh phủ = non-governmental organizations) trong lãnh vực văn hóa giáo dục, cũng như xã hội từ thiện nhân đạo.
2 – Nhu cầu phải ghi chép lại sự Phát triển của khu vực Xã hội Dân sự tại miền Nam trong giai đoạn 1955 – 1975.
Có thể nói vào đầu năm 1975, dù cuộc chiến đã leo thang kéo dài từ lâu với bao nhiêu tàn phá tang thương chết chóc kinh hoàng, thì trong xã hội miền Nam vẫn có đến hàng ngàn những đoàn thể hiệp hội tư nhân, hoạt động độc lạp trong mọi lãnh vực văn hóa xã hội, thể thao nghệ thuật, cũng như về tâm linh tôn giáo. Nhưng khi người cộng sản chiến thắng và thiết lập một chế độ độc tài toàn trị tại miền Nam rồi, thì mọi tổ chức tư nhân đó đã bị vô hiệu hóa, không còn được tự do sinh hoạt như trước nữa. Do đó mà khu vực Xã hội Dân sự ở miền Nam đã hoàn toàn bị tê liệt tan rã, để dành chỗ cho các tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản như Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nhà Văn, Liên Hiệp các Hội Khoa Học Kỹ Thuật v.v… được độc quyền hoạt động. Mà chỉ đến gần đây mới có những cố gắng còn lẻ tẻ, rụt rè để nhằm phục hồi lại khu vực XHDS này. Điển hình như Hội Hướng Đạo, thì vẫn chưa được chính thức cho phép hoạt động trở lại. Chuyện này còn nhiều sự phức tạp nhiêu khê, ta sẽ có dịp tìm hiểu cặn kẽ hơn trong một dịp khác vậy.
Vấn đề chúng ta có thể làm được trong tầm tay của mình hiện nay là : Tìm cách ghi chép lại cái kinh nghiệm tích lũy được trong suốt quá trình hoạt động của hàng ngàn đơn vị đoàn thể hiệp hội, mà đã hiện hữu tại miền Nam trong giai đoạn 1955 – 1975 đó. Việc tổng kết kinh nghiệm này rất là cần thiết, không những vì lợi ích về sử học, mà nhất là vì lợi ích của thế hệ trẻ hiện nay để họ có thể ứng dụng cái kinh nghiệm đó cho việc xây dựng và tái kiến thiết đất nước trong giai đoạn “hậu cộng sản” sắp tới. Nhưng tiếc thay, cho đến nay vào năm 2010, tức là đã 35 năm sau ngày miền Nam bị xụp đổ, thì ta vẫn chưa thấy có được một “bản tổng kết “ đó. Kể cả các đoàn thể, hiệp hội vốn có uy tín từ lâu như Hội Hướng Đạo, Hội Thanh Niên Thiện Chí, Các Hội Bác Ái Từ Thiện của các Tôn giáo v.v…, thì cũng chưa thấy có một tài liệu nào tương đối đày đủ, chính xác ghi lại lịch sử hoạt động và phát triển của riêng đơn vị mình.
Dĩ nhiên đây là một chuyện lớn lao cần phải có sự phối hợp của cả người ở trong nước cũng như với người ở hải ngoại nữa, thì mới có thể thực hiện cho thành công tốt đẹp được. Người viết chỉ xin nêu vấn đề cấp thiết như vậy và xin kêu gọi sự quan tâm chú ý của các bậc huynh trưởng của các đoàn thể hiệp hội mà đã từng có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng văn hóa xã hội tại miền Nam thời kỳ trước năm 1975. Hầu hết quý vị thì nay đã lớn tuổi vào lớp thế hệ 60 – 70 cả rồi. Nhưng với phương pháp khoa học hiện đại và với khả năng tài chánh tương đối phong phú của các cộng đồng ở hải ngoại, thì quý vị vẫn có thể tìm cách tiến hành công việc ghi chép lịch sử này được, mà không đến nỗi phải khó nhọc vất vả gì cho lắm vậy./
Westminster Tháng Bảy 2010
Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một bản tin của Việt Báo đã nhầm lẫn tên của một nhà hoạt động trong khi tường thuật về một sinh hoạt ở San Jose. Việt Baó trân trọng cáo lỗi
Đây là một chương trình phát hình tiếng Việt ở địa phương vùng Hoa Thịnh Đốn, được thực hiện
Mỗi năm, bắt đầu về lúc giao thừa đón năm mới, hàng loạt các luật lệ mới của liên bang
Những dịp dể cho cả một dân tộc cùng nhau hướng về một tình cảm, một tư tưởngđể cùng rung động …thật là hiếm có
Tại nhà hàng Seafood Place #2 vào lúc 7 giờ tối thứ 6 ngày 28 tháng 12 năm 2007, hơn 500 Chư Tôn Đức Tăng Ni
Trung Quốc sẽ vĩnh viễn cắm cờ ở Trường Sa" Một trang web chuyên bán các loại tiền lạ cho người sưu tập toàn cầu
Năm 2007 sắp trôi qua, trong năm 2007 các hoạt động tranh đấu dân chủ nhân quyền cho Việt Nam diễn ra sôi động khắp nơi ở trong nước và trên thế giới
Anh mà giết em, thầy mà giết trò, cái cớ không phải một sớm một chiều, mà do những nguyên nhân sâu xa và tiềm ẩn. Tình nghĩa chỉ là giả nhân giả nghĩa
Trong những ngày tháng qua, có những con người quên ăn quên ngủ nóng lòng hướng về miền Trung
Ai học về chụp hình thường phải qua một bài rất căn bản về nghệ thuật ánh sáng gọi là ánh sáng Rembrandt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.