Hôm nay,  

Tình Ca Giáo Viên Miền Núi (2)

17/09/200600:00:00(Xem: 5874)

Đang loay hoay với một vài kế hoạch cho những ngày tháng tới, thì anh Đáng, một giáo viên làng Ea Blang, xã B 10 về , không phải làng Ea Blang, xã B 8 nơi anh Phú dạy . Anh Đáng ra trường Trung Học cùng một năm với tôi, người dong dỏng cao, nói năng nhỏ nhẹ, nhưng cố một tật cố hữu khó thích hợp trong đời sống gian khổ ở thôn làng là công tử bột và lười vô cùng . Anh nhìn tôi khẩn khoản,

-- "Quang ơi, ông phải đổi tôi đi nơi khác rồi . Dân chúng đếch chịu học với tôi . Họ chẳng cho tôi ở trong làng ."

Tôi ngạc nhiên hết sức vì chính tôi là người đưa thầy Đáng lên làng mở lớp dạy học . Làng đó có nhiều trẻ em, không lẽ có chuyện gì lớn xảy ra . Tôi mời anh Đáng ngồi và hỏi chuyện, "Anh Đáng à, kể cho tôi nghe nguyên nhân vì sao lại có chuyện này".

Anh Đáng chậm rãi nói: "Chuyện dài dòng, nhưng tóm tắt là tuần rồi, tôi hết thức ăn, nên xin gia đình nơi tôi ở ít thịt . Họ đưa cho tôi ít thịt trâu trong ống tre, thối bỏ mẹ, và tôi lỡ miệng nói, thịt trâu thối tôi không ăn được . Họ nổi giận nói với nhau là tôi khinh dân thượng, đuổi tôi ra khỏi nhà . Tôi sang nhà khác họ cũng đối xử với tôi như thế . Ban ngày, buổi tối, chẳng có ma nào tới lớp học . Tôi phải ra ngoài lớp mắc võng ngủ và đi kiếm củi tự nấu ăn ở lớp, ăn cơm với muối thôi chứ chẳng có ai mua bán hay cho cái gì cả ."

Tôi nói chuyện với anh Đáng một hồi về kinh nghiệm của những người đã sống ở làng Thượng trước kia, và khuyết điểm của anh khi anh lỡ miệng chê thịt trâu thối . Lẽ ra anh nên xin thứ khác, viện cớ rằng anh không quen ăn thịt trâu, anh nhằm món ăn qúi của người ta mà chê thối thì mất lòng là phải . Tôi nói với anh Đáng ở lại ngủ một đêm tại Phòng Giáo Dục rồi ngày hôm sau tôi và anh sẽ trở lại làng để xem tôi có giúp tình hình bớt căng thẳng không . Tôi cũng dự định sẵn với anh Nhật, trưởng Phòng Giáo Dục, là nếu cần tôi sẽ đổi anh Đáng với anh Nhân, giáo viên ở làng kế bên .

Hôm tôi lên Ea Blang cùng với anh Đáng, tôi mới vỡ lẽ là anh Đáng không thể tiếp tục sống ở đây, vì ngoài lý do chê thịt trâu thối, anh còn sai các em đi gùi nước từ dưới suối về cho anh . Dân làng cho rằng anh lười, không chịu tự làm việc mà anh có thể làm được . Tôi cố bào chữa cho anh, nói rằng, đôi khi thầy giáo mắc bận thì có thể nhờ học trò giúp, nhưng dân làng nhất định không muốn thầy Đáng ở lại . Tôi làm như miễn cưỡng bằng lòng với họ và yêu cầu họ phải học hành chăm chỉ khi tôi đưa một giáo viên khác về . Sau khi họ hứa, tôi cùng anh Đáng qua làng kế bên, làng Ea Drang, gặp anh Nhân trình bày trường hợp của anh Đáng và nhờ anh qua làng Ea Blang dạy, còn anh Đáng sẽ dạy tại làng này .

Tôi kể cho anh Nhân trên đường đi tới làng Ea Blang câu chuyện mà tôi nghe bô lão trong làng đó kể trước đây . Làng Ea Blang hồi xưa có một tên khác mà ngay cả những bô lão trong làng cũng quên rồi . Làng đó nằm gần một con suối, chi nhánh của sông Krong Poco . Mỗi làng thượng thường lấy tên của con suối, hay ngọn núi gần đó chứ chẳng cần tìm tên hoa hoè hoa sói gì để đặt . Làng Ea Blang đặc biệt hơn vì lấy tên một người con gái trong làng để đặt tên cho con suối và tên làng .

Nàng Blang là một người con gái thông minh và đẹp, được nhiều người thương mến . Các trai làng kế bên nghe tiếng và tới xin hỏi nàng làm vợ . Thực sự thì theo phong tục người thượng, người con gái đi cưới chồng, chọn chồng, chứ không phải con trai đi hỏi vợ . Các chàng trai các nơi đều muốn được sống bên nàng nên cứ tranh giành lẫn nhau để đi đến chỗ xung đột . Một hôm, nàng nghiêm nghị nói đám thanh niên phải ngưng ngay các cuộc đánh nhau vì nàng, nàng sẽ không chọn bất cứ ai vì Giàng (Yang), tức là thần linh, đã báo mộng cho nàng là nàng chính là sứ giả hoà bình, là con chim bông trắng của bộ tộc Jrai trong vùng Tây nguyên . Từ đó, không còn các cuộc xung đột ẩu đả, nhưng nàng Blang có vẻ ưu tư sầu muộn thường vào rừng lang thang một mình . Một hôm tới tối không thấy nàng về, người ta nhốn nháo đốt đuốc đi tìm nhưng vô vọng . Mãi sáng hôm sau, khi người ta đi tìm lại, thì mọi bầy chim bông trắng gào kêu ầm ỉ, dân làng thấy lạ kỳ, lại gần thì thấy xác nàng Blang nằm chết trong giòng suối nhỏ, nét mặt bình yên như thiên thần, vẫn đẹp và bình thường chứ xác không sình chương lên như người chết đuối . Huyền thoại cho rằng nàng chính là thần linh, và chim bông trắng, Blang, chính là bạn bè của nàng . Dân làng các nơi từ đó gọi con suối nơi họ tìm ra xác của nàng là con suối Blang, và làng nơi sinh ra nàng cũng được gọi là làng Blang .

Thầy Nhân được dân làng Blang đón tiếp vui vẻ và họ trở lại học bình thường và tôi lại sung sướng trở lại Phòng Giáo Dục, nóng lòng đi gặp lại Du, mà đúng ra tôi đã phải gặp nàng cách đây mấy hôm như đã hẹn, nhưng vì vụ thầy Đáng tôi đã không vào làng của nàng được .

Từ làng Ea Blang, B 10, tới Phòng Giáo Dục huyện Chu Pah mất khoảng 7 tiếng đi bộ . Sau một đêm ở lại làng để giới thiệu thầy Nhân cho dân làng, cũng như chuyện trò với thầy Nhân tới khuya, tôi quyết định đi thăm các giáo viên xã B 10, một là thăm hỏi, động viên, khuyến khích các giáo viên của tôi, hai là xem xét tình hình học hỏi và ý kiến của dân làng để có thể đưa ra những kế hoạch phù hợp với nhu cầu của dân làng . Ở một làng nơi hẻo lánh xa xôi, mỗi giáo viên Kinh trụ trì một làng, rất cô đơn, chẳng có ai để chuyện trò nên chúng tôi rất mừng rỡ khi có ai ghé lại . Đi thăm các giáo viên ở các làng cũng là nhiệm vụ lớn của tôi, vì tôi không thể hoàn thành sứ vụ của mình nếu không có sự cộng tác đắc lực của mọi người .

Đành rằng tôi nhớ và rất muốn ghé lại thăm Du, nhưng làng Du ở cũng gần Phòng Giáo Dục, chỉ đi bộ mất độ vài tiếng . Nếu tôi về liền, khi vòng lại trên xã B 10, sát biên giới Cao Miên, vừa mất giờ vừa mệt sức, nên chắc Du cũng chẳng trách cứ gì . Tôi nghĩ vậy và an tâm đi thăm các giáo viên của tôi để xem xét và lấy ý kiến của mọi người .

Khi hỏi han các thanh niên cũng như người già trong làng họ cười nói với tôi, "Học để làm gì " Người con Thượng biết trồng cái lúa, biết nuôi con heo, biết bắn con hoẵng ... đâu cần phải học nữa! Người cần phải học là đám con nít kia! Chứ chúng tôi đi làm cái nương, đi đốt cái rẫy, phải nghỉ ngơi để có sức làm việc, để làm cách mạng chứ ""

Ban đầu tôi chưa hiểu hẳn nên thấy họ nói làm cách mạng tôi nghĩ họ nhiệt tình với đường lối của nhà nước . Cho đến khi họ kể chuyện con cọp và con thỏ cho tôi nghe, và như có ý thử tôi có nhớ không, họ nói tôi kể lại câu chuyện tôi vừa nghe , tôi ngây thơ vui vẻ kể lại, làm họ cười lăn cười lóc, còn tôi thì rất ngạc nhiên, vì tôi rõ ràng ghi lại các chữ họ nói và tôi biết giọng tôi cũng khá giống giọng của họ nên không lẽ gì mà tức cười đến như vậy . Tôi hỏi vì sao họ cười vui thế . Họ càng cười ha hả . Thú thật, người Thượng có cái cười rất hồn nhiên vô tư mà tôi chưa từng thấy ở bất cứ nơi nào, trừ những nụ cười của các em bé . Họ sống chân thành, chất phác và thật vô tư . Mãi sau họ mới nói với tôi một câu mà tôi phải xét lại những đánh giá ban đầu về những người con của núi rừng này, "Nă Juan Tơpai, Nă Jarai Amông, " Có nghĩa là người Kinh là con thỏ (chuyên môn lừa dối), người Thượng là con cọp ( có sức mà hay bị lừa ).

Tôi nhớ lại những chuyện cổ tích Việt Nam xưa, thường những con vật nhỏ, hay người yếu phải dùng trí khôn để đương đầu với những người khoẻ mạnh hay lớn dữ . Tôi thăm dò xem trong làng có những ai còn có thể viết được tiếng Gia-Rai (Jrai), làng nào cũng chỉ có một hai người có thể viết được tiếng mẹ đẻ của họ được thôi, chứ không nhiều . Một sáng kiến manh nha trong trí tôi và tôi hỏi họ, "Nếu tôi xin cấp trên cho đồng bào học đọc và viết tiếng Gia Rai, đồng bào có thích không ""

Họ cười vui vẻ, trả lời, "Thầy mà làm được chuyện đó, thầy là thần của dân tộc Jrai!"

Tôi nói, "Thật nhé! Tôi không là thần, nhưng chỉ muốn là con Jrai thôi!"

Đồng bào trong các làng cười sung sướng vì thấy tôi hoà đồng với họ . Thật sự tôi rất yêu mến họ, có lẽ vì mối liên hệ của tôi với các linh mục thừa sai và linh mục Vương Đình Tài, họ là những người dấn thân thực sự trong công việc truyền giáo trên Cao Nguyên .

Từ làng cuối cùng ở xã B 10 về tới B 6 nếu đi đường mòn phải mất thêm một ngày vì phải lộn lại các làng tôi đã qua nên tôi quyết định đi ngã tắt xuyên qua rừng và rẫy của đồng bào cho tới xã B 9 thì mới có đường mòn .

Quyết định đi tắt này đã đưa tôi tới một cảnh khó xử và là khúc ngoặt lớn của đời tôi . Không biết đó là rủi ro hay duyên số, nhưng nó đã thay đổi nhiều và làm tôi trưởng thành hơn trong lối nghĩ và hành động trong cuộc sống, chứ không phải chỉ chăm lo hoàn thành nhiệm vụ giáo viên mà thôi .

Đi băng đường rừng cần phải rành rọt điạ hình và địa lý . Người chưa quen khó có thể đi đúng hướng nếu không có bản đồ và địa bàn . Tôi may mắn đã đi săn với đồng bào ở vùng này một vài lần nên không đến nỗi sợ lạc đường. Thú dữ từ những năm chiến tranh dữ dội ở vùng Đức Cơ - Pleime đã tản mát qua Miên, Lào, Thái Lan và Miến Điện, chỉ còn lại quanh đây nai, hoẵng, khỉ và các động vật nhỏ mà thôi .

Đi ngang một khoảng rừng thưa, tôi thấy một đám khói xanh nhỏ . Trí tò mò tôi lại gần, chỉ thấy một bếp lửa mà không thấy bóng người nào . Bếp mới được nhóm lên thôi, vì chưa có chút tro hay than nào . Đồng bào Thượng họ không lơ đễnh như thế này đâu . Tôi bắt đầu ân hận mình đã chọn đường tắt, sợ bắt gặp phải Kháng Chiến Quân hay Fulro (Front Unifié de la Libération des races opprimées, tức là Mặt Trận Thống Nhất Giải Phóng Các Dân Tộc Bị Áp Bức) là lực lượng dân tộc thiểu số từng chống đối chính phủ quốc gia và bây giờ chống Cộng sản để đòi quyền tự trị . Tôi đảo mắt vòng quanh, định tìm cách chuồn cho nhanh, sau khi đã dập tắt cái bếp vừa mới đốt lên này . Có lẽ ai đó đã phát hiện tôi khi tôi tiến lại và bỏ chạy .

Đang loay hoay thì một cô gái từ buị hoa quỳ chui ra làm tôi giật nảy mình, "Phải đó là anh Quang không""

"Phải," tôi trả lời, rồi tiến lại, "Trời, Nhung đây mà! Nhung làm Quang giật mình sợ gần chết! Nhung làm gì ở đâỷ"

Nhung từng học chung với tôi năm cuối ở Trường Trung Học Phổ Thông Pleiku . Ba nàng làm Đại Uý đã bị đưa đi học tập ngay từ khi miền Nam sụp đổ . Tôi từng lên nhà nàng chơi cùng với Hải, người theo đuổi nàng một thời gian . Nhung rất dễ thương, làm trưởng ban văn nghệ lớp, còn tôi làm trưởng lớp, còn Hải là tay đờn hay . Tôi chơi thân với cả hai, nên biết chuyện hai người và thường nói với Nhung là Hải rất thương Nhung . Nhung hay lườm tôi nói, "Sao anh không lo cho anh đi "" Những lúc đó tôi thường lảng qua chuyện khác, vì tôi biết Nhung thích tôi hơn thích Hải, nhưng tôi chẳng thích bồ bịch trai gái khi ước vọng vào đại học chưa thành .


Gần cuối năm học lớp 12, thầy Hiệu Trưởng xuống từng lớp kêu gọi học sinh xung phong gia nhập phong trào xoá nạn mù chữ vừa phát động . Cô giáo viên chủ nhiệm lớp tôi, cô Hồng Quế, giáo viên từ Bắc vào, gọi tôi lên phòng, nói nhỏ với tôi, "Quang à, em phải xung phong vào phong trào này, chứ em đi thi vào Đại Học năm nay, em sẽ không đậu đâu, vì lý lịch gia đình em rất xấu! Này nhé, gia đình em di cư năm 1954, bố em làm việc cho ngụy quyền, anh em làm ngụy quân, đủ rớt ngay! May ra, nếu em tham gia vào phong trào này, đạt thành tích cá nhân, em có thể đậu nếu em đạt điểm cao, mà cô nghĩ em có khả năng để đạt điểm cao!"

Tôi đã phân vân và đi hỏi ý kiến nhiều người . Ai cũng công nhận lời khuyên của cô Hồng Quế có lý nên tôi xung phong ngay ngày hôm sau . Vừa có kết quả khi thi Tốt Nghiệp Phổ Thông xong là tôi học khóa cấp tốc làm giáo viên xoá nạn mù chữ.

Nhung không đi xoá nạn mù chữ, vì nàng là con gái lớn nhất trong nhà, có mấy em còn bé! Bây giờ bất ngờ gặp Nhung ở đây tôi thật hết sức ngạc nhiên . Nhung nhỏ nhẹ giải thích cho tôi biết nàng đang tìm đường vượt biên cùng với 4 người khác . Tôi hỏi, "Họ đâu hết rồỉ"

Nhung chỉ vào chỗ đất trũng sau bụi hoa quỳ lớn, và gọi bạn Nhung, "Ra đây đi, đây là anh Quang, bạn học cũ của Nhung!"

Lù lù, ba anh con trai và một cô con gái, mặt mày đã hốc hác xanh xao, có lẽ vì đói, bò dậy và ra bắt tay chào tôi . Tôi thấy sờ sợ làm sao, như người trộm vào một nhà lạ, sợ ai đó bắt gặp quả tang . Tôi nói với họ đi theo tôi tới một chỗ gần đấy an toàn hơn để nói chuyện . Tôi căn dặn:

--Trong khi đi nếu bắt gặp ai, các anh chị cứ bình tĩnh để tôi đối phó vì đa số người vùng này đều biết mặt tôi .

Tôi đưa họ tới một thác nước. Sau thác nước này có một hang rộng lớn, có thể chứa 400 người, chẳng ai biết trừ những người dân tộc đã từng núp sau thác nước này trong những ngày chiến tranh khốc liệt .

Tôi biết tôi đang làm một việc phạm pháp mà nếu bị phát giác tôi chẳng những bị mất việc mà còn bị tù tội chứ chẳng chơi . Nhưng Nhung là người bạn thân, tôi không thể để nàng bị chết đói hay chết khát hay bị bắt . Trên đời có những việc con người làm theo bản năng không suy nghĩ . Tôi giúp Nhung và bạn Nhung cũng gần như bản năng tự nhiên . Những người đã từng chung số phận, chia vui sẻ buồn, thường có bản năng sinh tồn như thế, "Sống chết vì bạn!"

Khi đã vào sau làn nước, ngồi trong hang, tôi hỏi:

-- Anh chị rời Pleiku từ bao giờ"

Nhung nói:
-- Cả mười ngày rồi!

Tôi sửng sốt nói:
-- Mười ngày, trời đất ơi, nếu rành đường thì giờ này các bạn đã tới biên giới Thái Lan! Bị lạc phải không"

Anh Trung, người lớn nhất trong 5 người, có lẽ cao lắm là 21 tuổi, nói:
-- Bọn mình rời Ninh Đức cả mười hôm nay, sang ngày thứ 3 thì gặp một toán xe bộ đội đi về hướng Tây, tưởng họ thấy bọn mình, cả bọn ù té chạy lấy thân, đồ đạc, ba lô, địa bàn còn để lại hết ở đâu đó . Lúc yên mình vòng trở lại tìm, nhưng chẳng biết đâu ra là đâu, đành cứ hướng mặt trời lặn mà đi!

-- Từ Ninh Đức, xã B 3 mà anh chị lọt qua B 9 là đi hướng Tây Nam rồi đó, nhưng nếu rành đường từ B 3 sang B 9 chỉ hơn một ngày đường thôi .

-- Ừ bọn mình cứ như đi vòng tròn, chẳng biết đâu ra đâu cả . Quang có cách nào dẫn bọn mình tới biên giới không"

Tôi nhìn họ lắc đầu, "Tới biên giới thì dễ, nhưng làm sao các bạn có thể vượt qua sông Krong Poco tháng này, nước còn cao! Cách tốt nhất là các bạn nghe lời Quang trở về . Ở gần biên giới có mấy trạm Công An Biên Phòng mà các bạn không ai rành đường rừng dễ bị bắt lắm! Quang khuyên các bạn nên về, Quang sẽ đưa các bạn về bình yên! Đưa các bạn đi tháng này là đưa các bạn vào tù đó!"

Chúng tôi nói chuyện một hồị Sau khi 5 người họ bàn bạc, Nhung, Tuyết và Hoàng quyết định trở về, còn anh Trung và anh Tâm dứt khoát ra đi .Tôi định chỉ cách hái rau rừng và nấu ăn, nhưng nhìn lại họ chẳng có nồi niêu xoong chảo gì để mà nấu, tôi lấy ra cuộn giây cước và ít lưỡi câu trao cho họ:

-- Hai anh cầm mấy cái này, đi tới chỗ đất ẩm thấp, bới giun làm mồi mà câu cá. Nhớ đốt bếp bằng củi khô thật khô, đừng để khói, dễ bị lộ Từ vùng này tới biên giới chỉ mất hơn một ngày . Các anh không có gì để nấu, tốt nhất là các anh ở lại đây, chờ Quang ít ngày nữa, Quang sẽ mang cà mên để nấu cho các anh . Đi không kiểu các anh mười phần chết mà chỉ có một phần sống thôi . Thành thực mà nói các anh nên về . Quang sẽ dẫn các anh chị về bình yên .

Anh Trung và anh Tâm nhất quyết ra đi, tôi nói họ chờ tại hang 5 ngày, để khi tôi đưa Nhung, Tuyết và Hoàng về thị xã rồi tôi sẽ mua ít lương khô cho họ vì đường bên Miên tôi không rành . Trong vùng này chỉ có lá giang để nấu canh chua, và rau bồ ngót, cũng như rau bột ngọt là ăn được, còn các thứ rau rừng khác như rau mò, càng cua, xà lách soong thì tôi không thấy . Tôi dẫn hai anh đi dọc bờ suối chỉ cho các anh thấy các loại rau đó, và chỗ có thể có giun . Hai anh bới được ít giun, trở lại gần hang thả câu, bắt được 4 con cá hơi to, mừng lắm . Tôi đi lấy ít củi mục khô, nhóm lửa lên trong hang, nướng cá . Năm người ăn cá một cách hí hửng, những con cá sao ngon thơm! Họ mời tôi, tôi cười, "Các anh ăn đi, phần Quang, Nhung, Tuyết và Hoàng để Quang đưa về làng thượng đãi cho các bạn món canh bí !"

Tôi sắp đặt câu chuyện để nói nếu ai hỏi tôi Nhung, Tuyết, Hoàng là ai . Tôi nói với họ:

-- Nếu ai có hỏi tôi sẽ nói Nhung là vợ sắp cưới của tôi lên thăm , Nhung đi một mình không tiện nên kéo theo Tuyết, bạn gái của Nhung, và Hoàng là bạn trai của Tuyết .

Nhung đỏ mặt nhưng bằng lòng: "Quang nói sao cũng được mà! Chỉ mong sao mọi sự an lành là được rồi!"

Chúng tôi từ giã anh Trung và Tâm, hẹn năm ngày nữa tôi sẽ lại đây đưa lương khô và ít vật dụng cần thiết . Trong lòng tôi cầu mong họ giữ lời hẹn, nhưng nhìn họ tôi không khỏi ái ngại là họ sẽ chẳng chờ, vì thấy câu cá ở đây dễ dàng quá, họ có biết đâu đây là chỗ hẻo lánh ít người tới nên cá nhiều, còn ở những con suối khác đâu có dễ dàng như vậy . Nếu tới sông Krong Poco, thì việc câu cá lại thật quá dễ dàng, vì cá rất nhiều, nhưng làm sao họ có thể đóng bè vượt sông nếu không biết bơi giỏi hoặc dao để chặt tre . Tôi đã đi khỏi hang mà phải vòng trở lại căn dặn thêm một lần nữa:

-- Hai anh phải ráng chờ Quang 5 ngày đó. Trong thời gian chờ nên tập bơi cho giỏi và câu cá cho nhiều hong khô để mang theo phòng khi bị lạc . Tới sông Krong Poco, có thể câu cá tươi mà ăn!

Hai anh ôm chầm lấy tôi: "Cậu lo lắng quá! Bọn này tự lo được mà! Thôi làm ơn đưa ba bạn kia về bình yên, mai này tụi mình còn gặp lại!"

Tôi vội vàng đưa Nhung, Tuyết và Hoàng ra khỏi rừng hoang càng sớm càng tốt . Nếu bắt gặp một lúc bốn người trong rừng kiểu này thật khó mà đoán biết hậu quả . Tôi vừa đi vừa nói với ba người những gì họ phải nói phải làm nếu có ai bắt gặp hay hỏi han . Tôi chỉ cầu mong đưa họ về tới thị xã Pleiku an toàn .

Nhung, Tuyết và Hoàng đều còn lại ít tiền trong túi, dư để mua vé xe từ B 6 về thị xã . Tháng này trời đang nắng và đường sá đang sửa sang, bụi bay đầy đường, nên tôi cảm thấy dễ nói hơn nếu có ai bắt gặp là Nhung bạn gái tôi lên thăm cùng với hai người bạn .

Cuối cùng chúng tôi cũng ra đường mòn xã B 9, từ đây về tới B 6 cũng mất ba bốn tiếng đồng hồ . May quá trên đường về B 6 chúng tôi chẳng gặp ai . Chúng tôi đến gần trạm xe đò B 6 thì cũng là lúc xe rời bánh về lại thị xã Pleiku, có chạy bám theo cũng không kịp . Tôi nói với Nhung, Tuyết và Hoàng:

-- Quang đưa các bạn vào thẳng Phòng Giáo Dục không tiện . Quang sẽ dẫn các bạn vào làng Kơ Mông để các bạn tắm rửa, nghỉ ngơi và trưa mai Quang sẽ đi xe đò cùng các bạn về thị xã.

Hoàng nói:

-- Quang tính sao cũng được . Mạng sống của bọn này giao cho Quang hết!

Tôi nhìn Nhung, Tuyết mà thấy tội nghiệp, đã 10 hôm lặn lội rừng sâu, chân tay sưng vù, bây giờ lại phải về, thực là buồn . Nhưng tôi biết chắc hai nàng sẽ không đủ sức làm một cuộc vạn lý trường hành, đi vượt qua biên giới Thái-Miên với tình trạng này . Đó là chưa kể đến những chạm trán với công an biên phòng hoặc du kích xã người Thượng mà chưa chắc họ bắt sống giam tù hay vẫn cứ theo luật rừng bắn trước trình sau khi mọi chuyện đã rồi . Mạng sống con người nơi rừng sâu nước độc mất còn một cách dễ dàng do việc xa xôi kiểm trở, chỉ cần uống nước không đun sôi cũng đủ bị độc hoặc sốt rét cấp tính . Bị những bệnh này mà không kịp đưa về bệnh xá hay nhà thương thì chỉ có nước theo tử thần về bên kia thế giới . Các giáo viên đi công tác vùng này bao giờ cũng phải mang thuốc chống sốt rét mà đôi khi vẫn bị bệnh sốt như thường . Lúc đó, dù lên sơn sốt dầu mồ hôi nhễ nhại thân thể nóng rần rần nhưng hai hàm răng cứ run lên cầm cập vì lạnh . Có lần tôi phải theo lời người Thượng vò lá cúc quỳ bỏ vào miệng nuốt,và có phản ứng cơ thể ngay lập tức: người nóng ran như đang xông lửa và hết lạnh .

Đang đi dọc theo đường làng Kờ Mông thì chúng tôi gặp thầy Phong . Vừa thấy chúng tôi, thầy Phong đã hỏi:

-- Anh Quang, giáo viên mới hả "

Tôi vội vàng giới thiệu:

-- Không anh, đây là Nhung, người yêu của Quang, đây là Tuyết và Hoàng là hai bạn của Nhung lên thăm, sáng mai về lại thị xã . Quang dẫn họ vào làng cho biết .

-- Anh Quang đào hoa quá ha " Vậy mà cô giáo Du cứ nhắc hoài!

Nhung nhìn tôi như dò hỏi, tôi cười, nói cô Du là giáo viên cùng làng với thầy Phong . Tôi không muốn đứng lại lâu với thầy Phong sợ lôi thôi nhiều chuyện nên vội vàng từ giã .

-- Quang cần dẫn Nhung, Tuyết, Hoàng đi xem một số nơi trước khi tối, thôi để lúc khác, nói chuyện với anh nhé!

Chúng tôi từ giã nhau, thầy Phong vui hẳn ra mặt . Thế là từ nay, có lẽ thầy đang nghĩ, tôi sẽ không còn là kỳ đà cản mũi trong việc thầy tán tỉnh Du . Lòng tôi bỗng nhói đau, đâm ra phân vân tự hỏi, không biết rồi tôi sẽ nói với Du sao đây . Tôi biết tôi rất thân với Nhung thuở còn đi học, thực sự là tôi mới ra trường có bốn năm tháng mà tôi tưởng chừng như cả mười năm sau những lặn lội trong cuộc sống giữa núi rừng buôn bản . Tôi cũng rất mến Du, mặc dù mới quen biết . Giữa Du và tôi dường như có mối thân thiết đặc biệt khó tả, dù chúng tôi chưa hề có quan hệ trai gái .

"Lại rắc rối rồi đây!" Tôi nhủ thầm, nhìn Nhung, Tuyết, và Hoàng . "Thôi kệ, việc tới đâu hay tới đó! Việc trước tiên là phải đưa ba người này về thị xã an toàn cái đã!" Tôi quyết định sẽ đóng màn kịch bất đắc dĩ này tới cùng .

Tôi đưa Du, Tuyết và Hoàng tới nhà Liễu, một giáo viên dưới quyền tôi, ở làng Kờ Mông . Tôi giới thiệu ba người với cô Liễu, người nho nhỏ, gốc Huế, nói chuyện rất có duyên . Ba người theo như tôi dặn trước đóng kịch cũng tài, quá tài nữa vì khi tôi từ giã để trở lại Phòng Giáo Dục thì Nhung lại gần ôm lấy tôi hôn và nói: "Mai anh trở lại đón tụi em nhé!"

Mặt tôi đỏ như gấc vì đây là lần đầu tiên một người con gái hôn tôi . Cô Liễu nhìn chúng tôi làm tôi càng mắc cở . Hy vọng cô nghĩ là tôi ngượng vì sự biểu lộ tình cảm của chúng tôi trước mặt mọi người, chứ không phải tôi đỏ mặt vì Nhung hôn tôi .

(xem tiếp trang 3)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.